Tả cái trống của trường em
Tả cái trống của trường em – Dàn ý
a) Mở bài
– Giới thiệu về cái trống em định tả: Cái trống đó là của trường em hay em đã quan sát được ở đâu? (cái trống của trường em).
b) Thân bài
– Tả hình dáng cửa cái trống:
+ Hình dáng của cái trống: tròn như cái chum. Mình được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn. Trống to ở giữa, khum lại ở hai đầu. Quanh lưng quấn ba vành đai to bằng con rắn cạp nong. Hai đầu bịt bằng da trâu, căng rất phẳng.
– Âm thanh của tiếng trống:
. Tiếng trống Ồm Ồm giục giã khi báo hiệu vào lớp.
. Tiếng trống “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” để học sinh tập thể dục.
. Tiếng trống xả một hồi dài báo hiệu hết giờ học, học sinh ra về.
– Công dụng của cái trống: báo ngày em tựu trường, đến trường đúng giờ, cầm càng cho các em tập thể dục, báo hiệu giờ em được nghỉ.
c) Kết bài
– Tình cảm của em đối với cái trống. Trống là vật gần gũi thân quen với học sinh nói chung, với em nói riêng.
– Lên học các lớp trên, em vẫn không bao giờ quên được hình dáng đặc biệt, không bao giờ quên được những âm thanh của nó.
Tả cái trống của trường em – Bài làm
Kỉ niệm của những ngày đầu đi học là kỉ niệm mà mỗi người không bao giờ quên. Kỉ niệm ấy luôn gắn với những con người và đồ vật. Một trong những đồ vật làm em luôn nhớ là chiếc trống trường. Đó là chiếc trống được thầy hiệu trưởng đánh vào ngày khai trường.
Cái trống tròn như cái chum. Mình được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn. Trống to ở giữa, khum lại ở hai đầu. Quanh lưng quấn ba vành đai to bằng con rắn cạp nong. Hai đầu bịt bằng da trâu, căng rất phẳng.
Âm thanh của tiếng trống cũng rất đặc biệt. Trong những hoạt động khác nhau của thầy trò, tiếng trống lại vang lên khác nhau. Tiếng trống Ồm Ồm giục giã khi báo hiệu chúng em vào lớp. Nghe tiếng trống giục giã, chúng em xếp hàng ngay ngắn vào lớp. Tiếng trống “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” cầm càng để chúng em tập thể dục. Động tác của chúng em đều hơn theo nhịp của trống. Tiếng trống xả một hồi dài báo hiệu hết giờ học. Từ các lớp, chúng em ùa ra như đàn ong vỡ tổ.
Trống có tác dụng với mỗi chúng em. Trống nhắc chúng em xếp hàng vào lớp. Trống cầm càng cho chúng em tập thể dục giữa giờ. Trống báo cho chúng em hết giờ học về nhà…
Trống là đồ vật gần gũi thân quen với học sinh nói chung, với em nói riêng. Sau này, khi học lên các lớp trên, em vẫn không bao giờ quên được hình dáng đặc biệt, không bao giờ quên được những âm thanh của trống trường, một thời gần gũi, thân quen và gắn bó.