Tả con đường từ nhà tới trường


Tả con đường từ nhà tới trường

Hướng dẫn

Đề bài: Em hãy miêu tả con đường từ nhà tới trường mà em vẫn thường đi qua.

***

Top 5 bài văn tả con đường từ nhà đến trường hay nhất

Bài số 1:

Mỗi ngày mới đến là một niềm háo hức lạ kì của riêng em, háo hức gặp thầy cô, gặp bạn bè, gặp mái trường thân yêu và háo hức đi trên con đường quen thuộc…

Nhà khá gần trường nên bố mua em một chiếc xe đạp để tự đi học. Trên chiếc xe đạp ấy, em đã băng qua bao dãy phố, bao cảnh vật, bao dòng người đông đúc và tấp nập. Con đường khá rộng, được rải nhựa láng mịn, đen đúa. Dòng xe đi lại nhiều càng khiến mặt đường láng bóng hơn. Đường uốn lượn theo bờ hồ bởi đây là con phố Nguyễn Đình Thi ven hồ Tây rộng lớn. Nhìn từ xa, con đường chẳng khác nào dải lụa đen mềm mại đang khẽ bay trên làn nước. Ven đường, một bên là dãy nhà cao tầng, một bên là hàng cây xanh. Những dãy nhà mọc san sát nhau, nhà cao, nhà thấp chen chúc. Mỗi ngôi nhà khoác một màu áo riêng tạo thành khủng cảnh đầy sắc màu tựa bức tranh sơn dầu về hè phố. Đối diện với dãy nhà là hàng cây quanh năm ngả nghiêng theo gió. Hàng hoa sữa sừng sững như những vệ sĩ canh gác đường phố và lòng hồ. Hàng liễu thướt tha buông tấm mành mỏng manh xuống ven hồ. Mặt hồ buổi sớm lăn tăn những đợt sóng nhẹ.

Xa xa, ông mặt trời thức giấc sau đám mây trắng bạc, tỏa những tia nắng sớm xuống khắp con phố. Vườn hoa ven đường lúc một đông người, mấy cụ già tập dưỡng sinh, mấy anh thanh niên chạy bộ, một vài em bé cười ngô nghê nằm trong chiếc xe đẩy của bà,… Từng vòng xe của em cứ lăn đều lăn đều. Thấp thoáng ngọn đa cổ thụ trường em đã xuất hiện. Em rẽ phải, hòa vào con phố Thụy Khuê tấp nập xe cộ. Người đi làm, người đi học.

Bao năm tháng qua, con đường vẫn miệt mài chịu nắng chịu mưa, âm thầm đồng hành với cuộc sống người dân nơi đây. Và có lẽ, con đường cũng âm thầm đồng hành với những tháng ngày đến trường, đến lớp của em.

Bài số 2: Bài văn đạt điểm cao của học sinh lớp 3 miêu tả con đường đến trường

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.

Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm…

>> Xem thêm:  Nhà thơ Xuân Diệu viết: "Nguyễn Khuyến mặc dầu không cầm gươm chiến đấu dưới lá cờ phản nghĩa Cần Vương, vẫn đáng được xếp vào hàng những nhà thơ yêu nước" (Thơ văn Nguyễn Khuyến - NXB Văn học, 1974). Hãy giải thích và chứng minh

Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít… Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.

Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Bài số 3: Tả con đường từ nhà tới trường ở thành phố

Ngày nào cũng vậy, tôi đi học trên con đường thân thiết này. Từng gốc cây, từng số nhà, từng ngõ ngách đã in đậm trong tâm trí tôi lúc nào mà tôi chẳng hay biết. Con đường phố tôi nhỏ và không đẹp, tuy nhiên nó trở nên gợi cảm hơn trong những ngày đầu đông này.

Hà Nội trong những ngày đầu đông se se lạnh tuy không rét căm căm, lạnh thấu tận xương nhưng cũng làm mọi người phải áo khoác, mũ len. Khu phố tôi thì không như vậy. Mặc cho gió bão, mưa dông, quanh năm ngày tháng, những ngôi nhà trên phố chỉ mặc một màu áo mà thôi. Con đường, nhìn từ xa như một dài lụa mềm mại uốn lượn dọc dãy phố. Nhà hai bên đường chẳng cái nào giống cái nào, cái cao, cái thấp, cái to, cái nhỏ, cái rộng, cái hẹp thật vui mắt. Vì đất chật người đông nên phố tôi chẳng có cái cây nào gọi là to vì mưa bão dễ đổ, dễ vướng vào dây điện. Cho nên, mỗi năm, tôi cứ lớn hẳn lên mà các cây trong phố tôi vẫn nhỏ bé, xinh xắn thế thôi. Trên cao có cả một khoảng trời rộng mở như cái ô nhiều màu sắc. Những ngày mưa gió bão bùng thì khoảng trời trên phố tôi đen kịt mây, sấm chớp ì ùng, sét rạch ngang trời. Khi ấy, những vũng bùn xuất hiện mà tôi thì chẳng thích đi lên bùn một chút nào cả.

Phố tôi lúc nào cũng tấp nập tàu xe. Mới sáng sớm đã bắt đầu ngày mới bằng tiếng bin bin của ô tô, tin tin của xe máy và tu tu của tàu hoả vọng lại từ đầu phố. Lại cả tiếng gọi í ới, cười đùa, mời mọc ầm ĩ cả một góc phố của học sinh trường Văn Chương trong cái ngõ đối diện nhà tôi. Bởi vậy, cứ khoảng bảy giờ sáng là tôi bị đánh thức bởi những tiếng ồn ã bên ngoài, mặc dù đã cố tình đóng hết các ô cửa sổ. Đôi khi, lúc học sinh đã vào lớp, tiếng ồn ào giảm bớt, tôi cố nằm lì chưa được bao lâu thì lại bị phá bởi tiếng chạy thình thịch của các “chàng” và “nường” đi học muộn. Những ngày đầu mới về ở đây, tôi tức muốn xịt khói lỗ tai. Lâu dần rồi cũng thành quen, tôi bắt đầu cảm thấy dễ chịu và thân thuộc với con đường này. Vỉa hè phố tôi bị các nhà dân lấn chiếm nên rất hẹp. Vỉa hè chỗ thụt vào, chỗ nhô ra trông chẳng đẹp chút nào! Mặt đường nhựa thì sứt sẹo, lồi lên, lõm xuống, nhấp nha nhấp nhô. Ai mà vừa đi vừa mải nhìn trời, nhìn mây thì thế nào cũng bị ngã vì các chỗ lồi lõm khó ưa ấy. Tôi cũng vì nó mà mấy lần bị ngã xuống cạnh đường, mấy vết sẹo đó cũng như là vết kỉ niệm của tôi. Mỗi lần đi qua chỗ này, tôi cũng lại quay nhìn xem nó ở đâu để mà tránh. Mặt đường nhiều màu sắc đậm nhạt khác nhau, sau vài lần được sửa, đường trông như chiếc áo vá chằng vá đụp. Phố tôi bao nhiêu là ổ gà. Vừa qua được một ổ gà, đi một quãng lại ổ gà khác! Và nó chính là đặc trưng của phố Khâm Thiên giai đoạn này. Nhà hai bên đường cũng rất đa dạng, có cái cao ba bốn tầng sơn nửa xanh nửa trắng rồi cái vàng, cái xanh, cái trắng,… Hàng quán bên đường là chỗ tụ họp ăn uống của lũ học trò nhất quỳ nhì ma. Mỗi sáng dậy nào là mùi phở thơm ngào ngạt, thoang thoảng trong gió mùi trứng vịt lộn, bún riêu cua, mùi xôi và các thức ăn khác. Các cửa hàng vãn phòng phẩm, quần áo,… cũng chẳng chịu lép vế. Thế là bao nhiêu áo quần, tất, khăn,… được tung ra bày ngoài cửa lung lẳng… Phố tôi còn giữ được một số ngòi nhà có kiến trúc từ thời nào chẳng rõ. Trên mái và cửa của những ngôi nhà ấy có khác những con rồng màu sắc sặc sỡ nhưng vì cổ quá rồi nên sơn vôi đã bạc và phai màu. Vì bị lao vào vòng xoáy của công việc nên người dân phố tôi rất ít khi nói chuyện với nhau. Những ngôi nhà cổ mang lại vẻ đẹp cổ kính cho phố tôi, trông nhà nghiêm thế nhưng tiếng cười đùa vẫn vọng ra. Phố tôi có một di tích lịch sử. Đó là đài tưởng niệm Khâm Thiên được xây dựng sau khi cả phố bị Mĩ ném bom B52 tiêu huỷ. Bao nhiêu ngôi nhà bị sập, bao nhiêu người dân phải bỏ mạng trong đợt B52 ấy. Đài tưởng niệm được xây dựng với mục đích tưởng nhớ những con người đã ra đi trong đợt Mĩ thả bom ấy. Hình tượng người đàn bà bế đứa con bé bỏng đã chết là biểu tượng cho nỗi đau khổ và căm hờn.

>> Xem thêm:  Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài Thương vợ (Tế Xương)

Con đường từ lâu đã là người bạn thân thiết, gần gũi, chia sẻ với tôi mọi nỗi vui buồn. Những ngày tôi bị điểm kém, con đường dỗ dành tôi. Nhiều lần, vì tức tối, tôi co cẳng đá bay hòn sỏi trên đường. Lúc ấy, nó vẫn không nói gì, chỉ an ủi bàn chân tôi. Những ngày tôi được điểm cao, là học sinh giỏi, nó cũng chúc mừng tôi.

Con đường đã gắn bó với tôi từ những ngày tôi còn nhỏ. Bày giờ, tôi đã lớn khôn, nhà tôi sắp chuyển đi nơi khác. Tuy sẽ không còn ở nơi đây nữa nhưng tôi vẫn mãi mãi nhớ con đường này – con đường ngày nào cũng bị tắc đường mà tôi đã quen.

Bài số 4: Con đường tấp nập đưa em đến trường hàng ngày

Nhà em cách trường không xa mấy, chỉ vượt qua một đoạn của con đường Điện Biên Phủ, Cao Thắng, Nguyễn Đình Chiểu là tới. Đoạn đường này đối với em thật là quen thuộc. Nhưng thân thiết nhất vẫn là đoạn đường Cao Thắng.

Lòng đường khá rộng, trải nhựa phẳng phiu, thật thích mắt. Xe chạy ngược xuôi tấp nập, nhưng không bao giờ có cảnh kẹt xe, vì ở mỗi ngã tư đều có hệ thống đèn báo hiệu hướng dẫn xe cộ lưu thông. Chúng em đi học rấi thoải mái trên lề đường tráng xi măng. Dọc theo lề đường co'những hàng cây sao cao vút, tỏa bóng râm mát cho đường phố ngay cả vào những trưa nắng gắt. Mỗi khi cơn gió thôi qua, lá cây xào xạc nghe như tiếng hát ru, thật vui tai.

>> Xem thêm:  Tả con gà trống

Nhà cửa bên đường hầu hết là cửa hiệu buôn bán, thi thoảng lạc lõng chen vào một ngôi nhà biệt thự. Cửa hiệu thì đủ loại: cổ tiệm may, có cửa hàng bán vật liệu xây dựng, có tiệm ăn, khách sạn. Lại có củ phòng khám bệnh, phòng chữa răng…Ngoài ra còn có cả một ngôi chùa và một rạp hát. Mỗi buổi đến trường, em thường ghé rạp hát. Chẳng phải đế coi hát, xem phim mà chỉ để nghiêng ngó, ngắm nghía các biểu ngữ, các hình quảng cáo phim mới thật vui mắt. Tạt qua rạp hát, em còn được hòa mình vào cái náo nhiệt của các bài ca, điệu nhạc từ các loa phóng thanh đưa ra. Và đôi khi, còn để mua quà bánh từ những hàng bán nhan nhản quanh rạp hát.

Trên đoạn đường Cao Thắng, xe cộ qua lại tấp nập như mắc cửi, nhất là giờ đi làm, đi học buổi sáng, hoặc giờ tan sở, tan trường buổi chiều. Các xe hai bánh, bốn bánh nối đuôi nhau, chen chúc nhau chạy. Tiếng cời xin đường inh ỏi. Các kạn học sinh mặc đồng phục tung tăng đi từng nhóm trẽn hè đường. Các bạn dừng lại trước nhà bãỉ điện Băn Cờ xem các bưu thiếp bày trong tủ kính.

Ngày tháng trôi qua, con đường đến trường đã trở nên thân thuộc với em ở từng góc nhỏ, từng ngôi nhà cho đến từng chỗ mấp mô dưới lòng đường và trên lề đường. Con đường đã gắn liền với ngôi trường Lương Định Của thân yêu của em. Em yêu trường, và em cũng yêu con đường đã dẫn em đến với ngôi trường của em.

Bài số 5:Con đường đi học gắn bó với em suốt 4 năm

Hằng ngày em được bố chở đi học. Cũng con đường đó, những cảnh vật ấy, tất cả đều gắn bó với em suốt bốn năm trời.

Không khí mát dịu, ánh nắng trong sáng chiếu qua tấm áo của em. Phố xá hai bên nhộn nhịp hắn lên. Hàng quán hoạt động khá sỏi nổi, đông đúc khách hàng. Nào là học sinh, công nhân, nào là những cô chú đi tập thể dục về. Đắt khách nhất vẫn là hai quầy bán sữa đậu nành bên lề. Vỉa hè và mặt đường sạch bóng nhờ đôi tay của các cô chú công nhân, họ đã cùng chiếc chổi tre thức suốt đêm.

Xe cộ tấp nập, ồn ào. Nhịp chuyển động cua các phương tiện giao thông chậm dần do mật độ xe ngày một dày. Tại các giao lộ, hỗ trợ cho tín hiệu đèn giao thông, còn có các anh chị áo xanh trong đội tình nguyện đang làm nhiệm vụ với lá cờ tam giác đỏ trên tay. Đoạn đường trước trường em thường xuyên bị ùn tắc giao thông. Cao điểm là giờ vào học và giờ ra về. Phụ huynh cho con vào học, phụ huynh mua thức ăn trước cổng trường, người buôn kẻ bán lấp kín cả cổng. Xe buýt, xe ô tô, gắn máy bóp kèn inh ỏi. May nhờ các anh trong đội dân phòng dưới sự điều động của chú công an phường, đường vào trường em đã thông thoáng lắm rồi.

Mỗi ngày em đều đi trên con đường quen thuộc này, đều sống trong không khí tấp nập, náo nhiệt của thành phố. Em và các bạn không tụ tập trước cổng, ăn quà rong, chạy giờn, nhằm góp phần giữ gìn trật tự giao thông đường phố và làm cho thành phố ngày càng đẹp hơn.

——————————————————————–

»Tham khảo thêm:

Theo Vanbantailieu.com

Bài viết liên quan