Tập làm thơ tám chữ


Tập làm thơ tám chữ

Hướng dẫn

I – NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

– Thể thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng có tám chữ (tiếng).

– Thơ tám chữ có cách ngắt nhịp không cố định:

+ Nhịp 3/ 5:

Xuân đương tới,/ nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non,/ nghĩa là xuân sẽ già.

(Xuân Diệu, Vội vàng)

+ Nhịp 4/ 4:

Cháu ở cùng bà,/ bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm,/ bà chăm cháu học.

(Bằng Việt, Bếp lửa)

+ Ngắt nhịp 5/ 3:

Chợ tưng bừng như thế/ đến gần đêm.

Khi chuông tối bên chùa/ văng văng đánh,

(Đoàn Văn Cừ, Chợ Tết)

Cách ngắt nhịp thay đổi có khi ngay trong một khổ, một đoạn:

Đi theo bà/ váy lĩnh,/ dép quai cong.

Một chị sen/ đầu đội chiếc khăn hồng

Đặt trên cái hòm/ da đen bóng lộng.

Người cô dâu/ hôm nay coi choáng lộn,

Vành khuyên vàng,/ áo mớ,/nón quai thao.

(Đoàn Văn Cừ, Đám cưới mùa xuân)

– Gieo vần chân (gieo vần ở tiếng cuối cùng), vần liền hoặc gián cách:

+ Vần liền:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất;

Lòng tôi rộng, nhưng lượng ười cứ chật.

(Xuân Diệu, Vội vàng)

+ Vần gián cách:

Mưa đổ bụi êm êm bên bến vắng,

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

(Anh Thơ, Chiều xuân)

II – HƯỚNG DẨN TÌM HIỂU BÀI

1. Nhận diện thể thơ tám chữ

Câu hỏi (b)

Đoạn thơ của Thế Lữ gieo vần chân, liên tiếp : tan – ngàn, mới – gội, bừng – rừng, gắt – mật ; đoạn thơ của Bằng Việt gieo vần chân, liên tiếp: về – nghe, học – nhọc, bà – xa ; đoạn thơ của Tố Hữu gieo vần chân, gián cách (cách một câu mới vần với nhau): ngát – hát, non – son, đứng – dựng, tiên – nhiên.

Câu hỏi (c)

Cách ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt. Ví dụ, đoạn thơ thứ nhất:

>> Xem thêm:  Soạn bài: Ôn tập phần Tiếng Việt

Nào đâu/ những đêm vàng/ bên bờ suối

Ta say mồi/ đứng uống/ ánh trăng tan?

Đâu những ngày/ mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm/ giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh/ cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca/ giấc ngủ ta/ tưng bừng

Đâu những chiều/ lênh láng máu sau rừng

Ta đợi/ chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy/ riêng phần bí mật?

– Than ôi!/ Thời oanh liệt/ nay còn đâu?

(Thế Lữ, Nhớ rừng)

2. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ

Bài tập 1. Căn cứ vào sự phù hợp về nghĩa, vần và nhịp, ta điền vào chỗ trống như sau:

Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát

Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua

Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát

Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa.

(Tố Hữu, Tháp đổ)

Bài tập 2. Cũng làm theo cách trên, các từ ngữ còn thiếu trong các câu thơ của Xuân Diệu là:

– Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất;

– Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

– Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Bài tập 3

Đầu tiên ta loại trừ khả năng tác giả gieo vần gián cách, vì ở đây cặp 2 – 4 cũng không vần với nhau. Vậy chỉ còn khả năng gieo vần liền, khi đó câu 2 phải vần với câu 3. Nhưng câu 3 bị mất vần (tiếng cuối cùng phải vần với “gương” ở cầu 2) và mất nhịp (tiếng cuối cùng phải thanh bằng).

>> Xem thêm:  Trong bài Đây mùa thu tới, Xuân Diệu dùng hình ảnh liễu để chỉ mùa thu có gì khác với thơ ca truyền thống?: "Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng". Sự sáng tạo đó đã đem lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào cho bài thơ?

Ghép đúng câu thơ thứ ba là:

Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường

Bài tập 4

Nếu chưa quen với thể thơ này, trước hết em chưa cần làm hay, mà hãy làm cho “xuôi nghĩa” (thông về nghĩa, không gượng ép đến nỗi mất cả nghĩa) và “xuôi tai” (đảm bảo đúng số chữ, có vần, có nhịp).

3. Thực hành làm thơ tám chữ

Bài tập 1

Đọc toàn bộ khổ thơ để thấy khổ thơ này gieo vần gián cách: Tiếng “trắng” (câu 1) vần với tiếng “nắng” (câu 3). Vậy tiếng cuối cùng của câu 4 phải mang thanh bằng và chứa vần “a” để vần với “xa” ở câu 2. Tiếng thứ sáu câu 3 phải là thanh bằng để giữ nhịp (đổi thanh điệu so với câu 2).

Khổ thơ chép đầy đủ là:

Trời trong biếc không qua mây gợn trắng

Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa.

Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng,

Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.

(Anh Thơ, Trưa hè)

Bài tập 2

Em tự sáng tác câu thơ thứ tư. Gợi ý: Với 3 câu đã cho, ta thây khổ thơ gieo vần gián cách: tiếng “lạ” (câu 1) vần với “rã” (câu 3). Vậy tiếng cuối cùng câu 4 phải vần với “trường” (câu 2). Ngoài ra còn phải tính đến sự phù hợp về nghĩa.

Bải tập 3

Làm theo hướng dẫn của SGK.

Chú ý: Ngoài nhận xét về vần, nhịp đã đạt chưa, nếu có bài thơ hay, câu thơ hay nên “bình” (làm sáng rõ cái hay, cái đẹp của bài thơ, câu thơ).

>> Xem thêm:  So sánh

Mai Thu

Bài viết liên quan