Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng


Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Tóm tắt truyện

Ông Phạm Bân có nghề gia truyền, giữ chức Thái y lệnh phụng sự Trần Anh Vương. Ông đem của cải mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo chữa trị cho người nghèo. Năm đói kém ồng cứu sống hơn ngàn người, được mọi người quý trọng.

Một hôm có người dân đến xin ông chữa gấp. Đang lúc đó thì sứ giả của Trần Anh Vương triệu ông vào cung khám cho một quý nhân bị sốt. Ông đã đi chữa cho người đàn bà nguy kịch. Sau khi cứu sống người đó, ông đến bày tỏ lòng thành với Vương. Vương từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông “là bậc lương y chân chính đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức”.

Con cháu của ông sau đều làm quan lương y, được người đời khen ngợi.

2. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng là một truyện trung đại ghi chép chuyện thật, ca ngợi phẩm chất cao quý của vị – Thái y lệnh họ Phạm, người thầy thuốc có tấm lòng thương yêu người bệnh nghèo, quyết tâm cứu sống người bênh, không sợ quyền uy, không sợ nguy hiểm cho bản thân mình.

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN

1. – Các chi tiết về Thái y lệnh:

+ Đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo, chữa trị, cấp cơm cháo cho kẻ cơ khổ.

>> Xem thêm:  Sọ Dừa (truyện cổ tích)

+ Dựng nhà cho những người đói khát và bệnh tật, cứu sống hơn nghìn người.

+ Đi chữa cho người đàn bà bệnh nặng trước, cho quý nhân ở trong cung sau, không ngại mắc tội với Trần Anh Vương.

+ Được Trần Anh Vương khen ngợi.

– Qua các chi tiết đó, ta thấy Thái y lệnh là người đức độ, có tấm lòng yêu thương người bệnh nghèo, quyết tâm cứu giúp bệnh nhân nguy kịch, không ngại nguy hiểm đến tính mạng của mình.

– Chi tiết về việc Thái y lệnh từ chối vào cung, đi khám và chữa cho người bệnh nặng trước, bất chấp lời đe doạ của quan Trung sứ: “Ông định cứu tính mạng người ta mà không định cứu tính mạng mình chăng?” làm cho ta cảm phục nhất. Ở đây việc cứu cho người bệnh nặng được đặt lèn hàng đầu. Còn sự nguy hiểm cho bản thân, Thái y lệnh tự chịu trách nhiệm, nhưng ông hi vọng là Vương sẽ hiểu và tha thứ. Ông đã nhận phần nguy hiểm về mình để cứu người bệnh, chứ không vin cớ “trọn đạo làm tôi” để bỏ mặc người bệnh.

2. Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương thay đổi. Từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: “Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi”.

>> Xem thêm:  Phân tích hai anh em Thành Thủy Cuộc chia tay của những con búp bê

Như vậy Trần Anh Vương là một người sáng suốt, rộng lượng, đã không hẹp hòi vì chuyện Thái y lệnh không làm theo ngay ý mình, lại còn khen ngợi ông là thầy thuốc chân chính.

3. Có thể rút ra cho người làm nghề y hôm nay và mai sau các bài học:

– Thương yêu, giúp đỡ người bệnh nghèo,

– Người bệnh nặng cần chữa trị ưu tiên, bất kể địa vị của họ như thế nào.

– Người thầy thuốc hết lòng vì người bệnh, sẽ được mọi người tôn trọng và quý mến.

4. Nội dung y đức ở truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng và truyện về Tuệ Tĩnh có điểm giống nhau và điểm khác biệt:

– Người nào bệnh nặng cần giúp thì được ưu tiên chữa trước, mặc dù người đó có thể đến sau (truyện về Tuệ Tĩnh) hay đến trước {Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng).

– Cứu giúp người bệnh không mong trả ơn (cả hai truyện).

– Dù nguy hiểm đến tính mạng, nhưng vẫn đặt nhiệm vụ cứu sống người bệnh lên trên hết (Thầy thuốc giỏi cốt nhất ớ tấm lòng).

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người giỏi về nghề nghiệp, đồng thời có lòng nhân đức, thương xót dân nghèo.

Lòng nhân đức của Thái y lệnh không chỉ thể hiện trong việc cứu người đàn bà nguy kịch, mà còn thể hiện ở việc ông cấp cơm cháo, chữa trị cho người cơ khổ, cứu sống hơn ngàn người trong năm đói kém, dịch bệnh.

>> Xem thêm:  Phân tích giá trị hiện thực được thể hiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Nội dung đó cũng có phần giống như trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát ở việc sãn sóc miễn phí cho người nghèo, nhưng có nhấn mạnh hơn đến yếu tố giỏi nghề nghiệp.

2. Có hai cách dịch và có sự khác nhau ở hai cách dịch đó. Một bên chỉ nói tấm lòng, còn bên kia nhấn mạnh thêm hai chữ cốt nhất. Em có thể lựa chọn và nêu lên lí do sự lựa chọn của mình.

Mai Thu

Bài viết liên quan