Thuyết minh về đàn bầu


Đề bài: Giới thiệu thuyết minh về nhạc cụ dân tộc độc đáo – đàn bầu

Dân tộc ta không những nổi tiếng về các danh lam thắng cảnh đẹp, với nhiều bản sắc dân tộc đa dạng của các dân tộc trong cả nước, còn được biết đến là một đất nước có nhiều nhạc cụ độc đáo, trong đó phải kể đến đàn bầu.

Một loại nhạc cụ rất đặc trưng của Việt Nam trong nền âm nhạc dân tộc nước nhà, âm thanh tiếng đàn phát ra rất du dương đi vào lòng người, khiến cho ta cảm thấy thật sự chân chất thôn quê của quê hương mình. Mỗi loại nhạc cụ có đặc trưng riêng, khi nghe đàn bầu ta lại có một cảm giác, nghe là lạ mà thân thuộc đến thế.

Đàn bầu còn có tên gọi khác là độc quyền cầm, một loại nhạc cụ khá phổ biến trong dàn nhạc dân tộc của Việt Nam, ngay tên gọi “độc quyền” đã hiểu rằng chiếc đàn này chỉ gồm có một dây, và một hộp cộng hưởng của đàn bầu được làm từ thân tre hoặc gỗ, thân đàn cũng làm từ tre hoặc gỗ, khi chơi đàn, người nghệ sĩ dùng một thanh tre nhỏ hoặc một mảnh gảy để tạo ra âm thanh, giai điệu rất trầm bổng, lúc vội vàng, lên cao rồi lại xuống, cứ như vậy đàn ra một khúc nhạc đung đưa làm say đắm lòng người. Do từ ngày xưa điều kiện không được như bây giờ nên hầu như các nhạc cụ đều được làm từ những nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm và không mất quá nhiều chi phí.

>> Xem thêm:  Phân tích giá trị nhân văn trong “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn

Theo thời gian, đàn bầu cũng được cải tiến nhưng vẫn giữ được những nét cổ điển, đàn hộp gỗ là loại được cải tiến lên, được gia công và chế tác tinh tế, tỉ mỉ, chi tiết hơn so với nhạc cụ ban đầu. Còn đàn bầu thì thường được dùng cho các ca khúc trữ tình, sâu lắng, và nhẹ nhàng. Đôi khi đàn bầu cũng dùng hòa âm để tạo ra những giai điệu vui tươi, sôi động và có phần mới mẻ.

Ngày nay khi đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước các nhạc cụ dân tộc đang dần bị phai mờ theo năm tháng nên đàn bầu được dùng để hòa âm, phối khí kết hợp với các loại nhạc cụ hiện đại khác để tạo ra những bản nhạc vừa có chút cổ điển vừa có chút hiện đại, hòa hợp với nhau một cách tự nhiên và nghe rất vui tai, không những vậy nó còn phù hợp với xu thế thịnh hành, duy trì được bản sắc văn hóa dân tộc riêng, các nhạc cụ dân tộc như được thức tỉnh và lột xác mình để vươn lên.

Trong các dàn hợp xướng của các dàn nhạc cụ dân tộc, đàn bầu còn kết hợp với các loại đàn dân tộc khác như đàn nguyệt, đàn tì bà hay đàn tam… tạo nên một dàn nhạc hay, nổi bật và mang một nét độc đáo cho nền âm nhạc Việt Nam, tăng thêm ấn tượng mạnh đối với người nghe và người xem, sự mới mẻ được khai phá trong từng tiết mục, từng khúc nhạc khi được cất lên.

>> Xem thêm:  Soạn bài bàn về phép học

Để tạo ra một chiếc đàn bầu cũng cần đến những nghệ nhân có đôi bàn tay điêu luyện, tạo ra những âm thanh có giá trị về văn hóa, cũng có giá trị về tinh thần, hình ảnh đàn bầu càng xuất hiện nhiều lại càng làm cho cuộc sống con người có nhiều giá trị và ý nghĩa.

Âm thanh đàn bầu phát ra tạo ra những giá trị sâu sắc đối với nghệ nhân, người nghệ sĩ và cả với người nghe, khiến cho lòng ta thêm xao xuyến, thêm trân trọng và yêu thương hơn loại nhạc cụ này mang lại. Mỗi khi đàn bầu cất lên âm thanh lại cho mỗi người có những cảm xúc khác nhau. Lúc thì trữ tình, sâu lắng, lúc thì mạnh mẽ, tươi vui, nhộn nhịp. Khiến cho ta đã nghe rồi lại càng muốn nghe nhiều hơn nữa, giúp con người thư thái đầu óc, mang một giá trị tinh thần đặc biệt đến với mỗi con người Việt Nam.

Vì vậy, đặc biệt là trong thời kỳ hiện đại như ngày nay, đàn bầu một loại nhạc cụ dân tộc cần được lưu giữ và phát huy, trân trọng nó cũng như là đang gìn giữ nét truyền thống văn hóa của dân tộc mình, đem lại những ý nghĩa sâu sắc đến mỗi con người Việt Nam.

Bài viết liên quan