Thuyết minh về lễ hội làng Triều Khúc


Đề bài: Anh chị hãy giới thiệu thuyết minh về lễ hội làng Triều Khúc

Hàng năm nước ta có rất nhiều lễ hội, mỗi lễ hội lại có cách tổ chức riêng với mục đích nhằm chào mừng, chúc mừng những thứ mới. Các lễ hội đều rất vui nhộn với các loại hình văn nghệ, trò chơi. Vì vậy, làng Triều Khúc ở Hà Nội cũng vậy, họ cũng tấp nập chuẩn bị lễ hội vào mỗi dịp sau tết nguyên đán, tháng giêng đầu xuân năm mới.

Mỗi khi mùa xuân đến khắp nơi trên cả nước lại nô nức tổ chức các lễ hội với không khí vui tươi, rực rỡ của khí trời. Làng Triều Khúc là một ngôi làng nhỏ ở xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Cũng như bao các làng khác, cứ mỗi dịp xuân đến hàng năm, làng lại tổ chức lễ hội một cách linh đình, nhằm tưởng nhớ công ơn của vị thành hoàng làng là Bố Cái đại vương Phùng Hưng và ông Vũ Đức Ủy. là vị tổ nghề của người dân làng Triều Khúc, cho thấy đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người dân được lưu giữ và phát huy dù trải qua bao nhiêu năm tháng mà nó không bị mai một.

Quy trình làm lễ cũng được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng trước ngày chính thức bắt đầu lễ hội vào ngày mùng mười, lễ rước kiệu được tiến hành ở đình lớn, đầu tiên là lễ rước long bào-triều phuc của Phùng Hưng từ đình Sắc về đình lớn để bắt đầu lễ hoàn cung, việc rước lễ đây là phần thể hiện sự thành kính và sự yêu thương quý trọng biết ơn đối với các vị thần, quá trình diễn ra buổi lễ đều được mọi người trong làng theo dõi không chỉ có người dân làng Triều Khúc mà người dân thủ đô cũng như khách thập phương trên cả nước kéo về tham dự lễ hội, hành hương rất đông đúc và tấp nập, những chủ tọa trong buổi lễ đều rất cẩn thận, tránh sai sót để buổi lễ diễn ra một cách tốt đẹp.

>> Xem thêm:  Cảm nhận bài thơ Đi đường lớp 8 hay đầy đủ

Ngoài các giai đoạn trong buổi lễ thì còn có các trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc như điệu múa đĩ đánh bồng hay còn gọi là trống bồng, do hai chàng trai giả gái múa, đây là một điệu múa khi xưa dùng để động viên tướng sĩ trước khi đi đánh trận, chỉ cần nghe thôi cũng cho người xem cảm giác rất tươi mới và sôi động rồi. Bên cạnh trống bồng còn có múa rồng, điệu múa này lại có ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, nhân dân có cuộc sống an bình,…khác với trống bồng, điệu múa cần sự phối hợp của nhiều người, có các động tác như rồng chào, rồng trực, rồng trầu, rồng ngậm ngọc… đòi hỏi những người múa cần có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý, và cần có sức khỏe tốt để tạo ra các tư thế rồng thật đẹp.

Ngoài ra, trong lễ hội của làng Triều Khúc còn có rất nhiều trò chơi dân gian khác như: múa lân hí cầu, đấu vật, hát chèo…sau tất cả quá trình lễ hội đã diễn ra hoàn tất thì khi kết thúc còn có điệu múa cờ vô cùng ấn tượng và đẹp mắt cho những người tham gia buổi lễ.Điệu múa còn được thực hiện trong tiếng trống phách, tiếng hò reo khí thế như khi những đoàn quân ra trận rất hùng hồn và khí thế rực lửa.

>> Xem thêm:  Kể về kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi: con mèo Mon, chó bông

Lễ hội làng Triều Khúc thể hiện cho thấy họ vẫn giữ được những nét văn hóa của truyền thống dân tộc, mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với người dân làng Triều Khúc nói riêng, và con người Việt Nam nói chung. Đó là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt tín ngưỡng góp phần to lớn vào trong việc duy trì bản sắc văn hóa của dân tộc, được truyền từ đời này sang đời khác để thấy được công ơn mà ông cha ta đã để lại cho con cháu.

Qua lễ hội thể hiện đạo lý sâu sắc và những truyền thống dân tộc được mọi người gìn giữ và phát huy, nhất là trong thời kỳ hội nhập như ngày nay, thì các lễ càng cần được bảo vệ, ôn lại những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Bài viết liên quan