Trình bày cảm nhận về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Văn mẫu lớp 9 tuyển chọn


Đề bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là đoạn trích đặc sắc trong tác phẩm Lục Vân Tiên. Đoạn trích thể hiện con người ngay thẳng,  chính nghĩa của Lục Vân Tiên. Dựa vào đoạn trích đã được học, em hãy trình bày cảm nhận về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Văn mẫu lớp 9 tuyển chọn

I. Dàn ý chi tiết cho đê phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

+ Tác giả:

  • Nguyễn Đình Chiểu được coi là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam, các sáng tác của ông đều chứa đựng tình yêu nước thương dân sâu sắc.
  • Văn chương của Nguyễn Đình Chiểu là văn trở đạo, với nghệ thuật mộc mạc, giản dị nhưng dễ làm rung động lòng người bởi sự chân thành.
  • Ông đã để lại cho đời sau rất nhiều tác phẩm với các thể loại đa dạng và phong phú: văn tế, thơ, truyện…

+ Tác phẩm:

  • Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là một trích đoạn của “Truyện Lục Vân Tiên”.
  • Qua đó chúng ta có thể thấy được tinh thần nhân nghĩa, phẩm chất đáng quý của nhân vật.

2. Thân bài

-Khoảnh khắc Vân Tiên phá tan vòng vây cứu Nguyệt Nga

-Bốn câu thơ đầu:

  • Lột tả hành động cũng như phẩm chất của Lục Vân Tiên, chàng đã bẻ cây làm gậy và xông lên như một vị anh hùng.
  • Chỉ bốn câu thơ đầu, người đọc đã thấy được phẩm chất và nghĩa khí cao cả của Lục Vân Tiên.

-Đoạn thơ tiếp theo từ “Vân Tiên tả đột hữu xông” cho đến “Bị tiên một gậy thác dày thân vong”:

  • Vân Tiên với những động tác nhanh, dứt khoát đã đột phá vòng vây, đánh bại bọn hung đồ khiến chúng phải bỏ chạy.
  • Đối với những kẻ hung đồ như Phong Lai thì không thể khoan nhượng được và kết quả là hắn đã phải “thác dày thân vong”.

-Hành động hỏi thăm ân cần của Vân Tiên đối với Nguyệt Nga

  • Sau khi trừ khử bọn hung đồ, Vân Tiên đã có hành động hỏi han vô cùng dịu dàng và lễ phép đối với người ngồi trong kiệu.
  • Vân Tiên là người coi trọng đạo lí, tuân thủ các khuôn phép trong xã hội xưa và luôn nghĩ cho người khác, duy trì khoảng cách đối với Nguyệt Nga để đảm bảo phẩm hạnh cho nàng.
>> Xem thêm:  Cảm nhận của em về nhân vật Robinson

-Hành động muốn trả ơn của Nguyệt Nga

  • Với những cử chỉ nhỏ như: mời Vân Tiên ngồi, lạy rồi sẽ thưa, ý muốn đền ơn cho Vân Tiên… đã cho ta thấy một tiểu thư khuê các dịu dàng, thấu hiểu đạo lí.
  • Nàng đã cố gắng mời Vân Tiên theo mình về để có cơ hội đền ân cho chàng.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về đoạn trích:

+ Qua bài thơ, chúng ta đã thấy được hình ảnh của người anh hùng Lục Vân Tiên ra tay cứu giúp người bị nạn.

+ Hình ảnh Lục Vân Tiên có gì đó rất giống với cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu: không cần phải đao to búa lớn, vẫn có thể giúp ích cho dân chúng.

+ Qua đó ta mới thấy được tấm lòng yêu nước thương dân, sự gắn bó với nhân dân lao động của tác giả.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

    Nguyễn Đình Chiểu được coi là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Trong mỗi tác phẩm của ông đều chan chứa tình đời, tình người và tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Văn chương của Nguyễn Đình Chiểu là văn trở đạo, với nghệ thuật mộc mạc, giản dị nhưng dễ làm rung động lòng người bởi sự chân thành. Ông đã để lại cho đời sau rất nhiều tác phẩm với các thể loại đa dạng và phong phú. Bên cạnh những bài văn tế, những bài thơ chứa chan tình yêu nước thương dân trong cảnh loạn lạc, Ông còn có những truyện thơ nêu cao nhân nghĩa và đạo lí làm người. Trong số các sáng tác ấy thì “Truyện Lục Vân Tiên” là tác phẩm đã làm nên tên tuổi của cụ Đồ Chiểu.

    Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là một trích đoạn của “Truyện Lục Vân Tiên” kể về hành động nhân nghĩa của Lục Vân Tiên khi gặp chuyện bất bình giữa đường. Qua đó chúng ta có thể thấy được tinh thần nhân nghĩa, phẩm chất đáng quý của nhân vật.

    Mở đầu đoạn trích, tác giả đã miêu tả lại một cách chân thực, sống động về những hành động của Lục Vân Tiên ra tay cứu giúp Nguyệt nga. Bốn câu thơ đầu đã lột tả hành động cũng như phẩm chất của Lục Vân Tiên, chàng đã bẻ cây làm gậy và xông lên như một vị anh hùng. Chỉ bốn câu thơ đầu, người đọc đã thấy được phẩm chất và nghĩa khí cao cả của Lục Vân Tiên. Chàng là người khinh thường bọn cường hào ác bá, những kẻ hại nước hại dân, sẵn sàng ra tay cứu người gặp nạn.

trinh bay cam nhan ve doan trich luc van tien cuu kieu nguyet nga – van mau l - Trình bày cảm nhận về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Văn mẫu lớp 9 tuyển chọn
Trình bày cảm nhận về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Văn mẫu lớp 9 tuyển chọn

    Đoạn thơ tiếp theo từ “Vân Tiên tả đột hữu xông” cho đến “Bị tiên một gậy thác dày thân vong” đã nói lên bản lĩnh cũng như khả năng phi thường của Vân Tiên. Chàng với những động tác nhanh, dứt khoát đã đột phá vòng vây, đánh bại bọn hung đồ khiến chúng phải bỏ chạy. Đối với những kẻ hung đồ như Phong Lai thì không thể khoan nhượng được và kết quả là hắn đã phải “thác dày thân vong”.

    Sau khi trừ khử bọn hung đồ, Vân Tiên đã có hành động hỏi han vô cùng dịu dàng và lễ phép đối với người ngồi trong kiệu:

“Dẹp rồi lũ kiến chòm ong

Hỏi: Ai than khóc ở trong xe này”

Chàng Vân Tiên là một người coi trọng lễ nghĩa, chàng không những hỏi han ân cần người bị nạn mà khi Nguyệt Nga định ra ngoài để tạ ơn thì chàng đã vội đáp “khoan khoan ngồi đó chớ ra – nàng là phận gái ta là phận trai”. Câu thơ đã cho ta thấy Vân Tiên là người coi trọng đạo lí, tuân thủ các khuôn phép trong xã hội xưa và luôn nghĩ cho người khác. Chàng sợ rằng sẽ ảnh hưởng đến phẩm tiết của Nguyệt Nga, như vậy sẽ không hay cho nàng. Chàng là một người có học thức, chàng hiểu rõ quy tắc “nam nữ thụ thụ bất thân” trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

>> Xem thêm:  Cảm nhận vẻ đẹp người lính Tây Tiến trong khổ thơ 3

    Nếu như Vân Tiên là một chàng thư sinh am hiểu đạo lí, phép tắc thì Nguyệt Nga cũng là tiểu thư khuê các được dạy bảo tử tế. Khi được ân nhân ra tay cứu giúp, Nguyệt Nga đã tỏ ý muốn đền đáp Vân Tiên, muốn trả ơn cứu mạng cho chàng:

“Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
………….
Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.

   Với những cử chỉ nhỏ như: mời Vân Tiên ngồi, lạy rồi sẽ thưa, ý muốn đền ơn cho Vân Tiên… đã cho ta thấy một tiểu thư khuê các vô cùng dịu dàng, thấu hiểu đạo lí có ân phải đền ân. Nàng đã cố gắng mời Vân Tiên theo mình về để có cơ hội đền ân cho chàng. Tuy nhiên, Vân Tiên là một người anh hùng hành nghiệp trượng nghĩa, tuyệt đối cứu người không phải vì để chờ chả ơn.

Vân Tiên nghe nói liền cười:
Làm ơn há dễ trông người trả ơn?
……………..
Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

    Vân Tiên quan niệm rằng, việc nhân nghĩa là tất yếu, làm ơn mà trông ngóng người trả ơn thì đó không phải là người anh hùng.

    Qua bài thơ, chúng ta đã thấy được hình ảnh của người anh hùng Lục Vân Tiên ra tay cứu giúp người bị nạn. Hình ảnh ấy thật đẹp, lối sống này thật cao thượng. Hình ảnh người anh hùng Lục Vân Tiên có gì đó rất giống với cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, không cần phải đao to búa lớn, không cần quyền thế cao sang vẫn có thể giúp ích cho dân chúng. Qua đó ta mới thấy được tấm lòng yêu nước thương dân, sự gắn bó với nhân dân lao động của tác giả.

Bài viết liên quan