Tuần 27: Câu khiến (luyện từ và câu 4)


Tuần 27: Câu khiến (luyện từ và câu 4)

Hướng dẫn

Câu 1: Chuyển các câu kể sau thành câu khiến

-Nam đi học

-Thanh đi lao động

-Ngân chăm chỉ

-Giang phấn đấu học giỏi

Gợi ý: Dựa vào phần ghi nhớ đã học, em chỉ cần thêm các từ hãy, đừng, chớ, nên, phải… vào trước động từ hoặc thêm các từ lên, đi, thôi, nào… vào cuối câu. Và cũng có thể thêm các từ đề nghị, xin, mong vào đầu câu, em sẽ có được những câu cầu khiến.

-Nam hãy đi học!

-Thanh đi lao động đi!

-Đề nghị Ngân hãy chăm chỉ hơn!

-Mong Giang phấn đấu học giỏi!

Câu 2: Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 93).

Gợi ý: Em có thể đặt câu như sau:

a)Với bạn: – Phương thông cảm cho mình mượn cái bút với!

-Phương ơi, bút của mình bị hỏng, cậu cho mình mượn cái bút kia đi!

b)Với bố của bạn: – Dạ, bác làm ơn cho cháu được nói chuyện với Hoàng ạ!

-Nhờ bác chuyển máy cho Hoàng, cháu xin phép được nói chuyện cùng Hoàng ạ!

c)Với một người lớn: – Chú ơi, nhờ chú chỉ giúp nhà bạn Hà ở đâu ạ!

-Chú làm ơn chỉ nhà bạn Hà cho cháu với ạ!

Câu 3: Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu khiến có:

a.Hãy ở trước động từ

>> Xem thêm:  Tục ngữ xưa có câu: "Đất rắn trồng cây khẳng khiu, Những người thô tục nói điều phàm phu". Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở thanh thiếu niên xây dựng phong cách sống văn minh của thời đại ngày nay

b.Đi, thôi, nào ở sau động từ

c.Xin, mong ở trước chủ ngữ

Gợi ý: Dựa vào cách thức tạo ra câu khiến đã học, căn cứ vào nội dung đã cho, em đặt vào câu khiến theo yêu cầu câu hỏi. Em có thể đặt như sau:

a.- Em hãy ở nhà, bữa khác chị sẽ cho đi!

-Con hãy học bài đi!

b.- Chúng minh ra bờ hồ dạo mát đi!

-Chúng mình cùng học bài đi nào!

c.- Mong cậu giữ đúng lời hứa!

-Xin bố cho con được học thêm môn võ thuật ở nhà văn hóa thiếu nhi!

Bài viết liên quan