[Văn mẫu học trò] Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Theo anh chị truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?


[Văn mẫu học trò] Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Theo anh chị truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

Dàn ý chi tiết 

1. Mở bài:

– Giới thiệu về truyển thống “Tôn sư trọng đạo”, sự tiếp nối của truyền  thống đó ngày nay.

2. Thân bài:

2.1. Giải thích khái niệm:

– “ Tôn sư trọng đạo” có nghĩa chúng đề cao, tôn vinh, kính trọng, lễ phép, ghi nhớ công ơn của người làm thầy mọi lúc mọi nơi.

2.2. Phân tích chứng minh truyền thống tốt đẹp “ Tôn sư trọng đạo”.

–  Trải qua thời gian, qua các giai đoạn lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước chúng ta có hàng trăm những con người hiền tài, hiếu học.

– Nền giáo dục Việt Nam đã để lại cho chúng ta nhiều tấm gương sáng về thầy và  trò, nhân cách cao cả như Chu Văn An, Lê Quát,…

– Chỉ có việc học, biết chữ mới khiến ta vượt qua được sự khốn khổ, nghèo đói. Có tri thức mới giúp được cho đất nước.

2.3. Truyền thống tốt dẹpđược nối tiếp qua các thế hệ.

–  Trên khắp cả nước, đi đâu ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp những ngôi trường.

– Nhưng hoạt động về ngày nhà giáo Việt Nam hằng năm vẫn luôn được tổ chức và ngày 20-11 đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân .

– Những đóa hoa, bài thơ do chính những cô cậu học trò nhỏ viết dành tặng cho người thầy, người cô kính trọng.

– Không gì có thể thay thế được vị trí của người thầy.

2.4. Phê phán những hành vi tiêu cực và phát huy truyền thống Tôn Sư Trọng đạo

a) phê phán

– Những hiện tượng xấu đã xuất hiện như cãi thầy cô cha mẹ.

– Lười học hay bỏ bài và tụ tập chơi bời.

b) Phát huy

– Tích cực tuyên truyền những tấm gương “Người tốt việc tốt” trong đội ngũ giáo viên, để các em học sinh có tình cảm tốt đẹp với những người thầy.

-Xây dựng một môi trường học đường lành mạnh.

3. Kết bài:

>> Xem thêm:  Tuần 27 - Người trong bao

Cảm nghĩ về truyền thống “ tôn sư trọng đạo”.

nghi luan truyen thong ton su trong dai - [Văn mẫu học trò] Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Theo anh chị truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo

Bài làm chi tiết

Kho tàng tục ngữ cũng đã từng có câu:

“Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Trong mỗi con người chúng ta, những ai đã và đang ngồi trên ghế nhà trường đều luôn tự nhắc nhở mình về công lao dạy dỗ của thầy cô. Cha mẹ cho ta cuộc, niềm tin vũng bước trên đường đời thì thầy cô chính là những người truyền kiến thức tiếp lửa cho con ngường ấy. Vì vậy từ xưa truyền thống “ tôn sư trọng đạo” vẫn luôn được gìn giữ qua các thế hệ. Và đến ngày nay nó lại càng được nhắc nhở và phát huy truyền thống ấy hơn nữa.

Trong xã hội xưa, thầy giáo được coi là biểu tượng thiêng liêng cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức, nhân cách để học trò học, noi theo thầy mà trở thành người có đức, có nhân, có tài. “ Tôn sư trọng đạo” có nghĩa chúng đề cao, tôn vinh, kính trọng, lễ phép, ghi nhớ công ơn của người làm thầy mọi lúc mọi nơi. Biết trọng nghề dạy học và những người đã đem lại cái chữ cho chúng ta. Nghề nhà giáo chính là nghề cao quý nhất trong tất cả những nghề cao quý .Mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích có thể tham gia vào quá trình giáo dục con người nhưng có lẽ không gì có thể thay thế được vị trí của người thầy.

Truyền thống này hính là một trong những văn hóa làm lên phẩm chất tốt đẹp, ăn sâu vào tiềm thức của con người Việt Nam. Tinh thần học tập hiếu học luôn luôn được dân ta coi trọng và đặt lên hàng đầu. Đặc biệt, trong công cuộc bảo vệ đất nước việc trọng dụng người tài lại càng được đề cao hơn nữa. Trải qua thời gian, qua các giai đoạn lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước chúng ta có hàng trăm những con người hiền tài, hiếu học. Họ đều là những người biết kính trọng những người truyền đạt kiến thức cho bản thân mình. Nền giáo dục Việt Nam đã để lại cho chúng ta nhiều tấm gương sáng về thầy và  trò, nhân cách cao cả, tinh thần học tập của họ luôn là bài học cho hậu thế: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Khuyến, những học trò xuất sắc như Vua Hiến Tông, Lê Quát, Phan Chu Trinh, Nguyễn Tất Thành, Ca Văn Thỉnh…

>> Xem thêm:  Kể về một loài chim

Xưa kia, nạn đói và nạn dốt hoành hành dân tộc ta. Giác ngộ được điều đó đã có rất nhiều lớp học bình dân được mở ra. Dân tộc ta nhận ra rằng chỉ có việc học, biết chữ mới khiến ta vượt qua được sự khốn khổ, nghèo đói. Có tri thức mới giúp được cho đất nước. Cho đến ngày nay nhận thức và truyền thống ấy lại càng được vận dụng một cách tốt nhất. Vì vậy, nhà nước ta luôn tập trung cho giáo dục với nhiều hình  thức khác nhau, như xây dựng trường học  với phương châm “100% người dân biết chữ”. Dù có khó khăn đến đâu, từ đồng bằng đến miền núi, đều phải xây được trường học trẻ em phải được đến trường và học chữ.

Ngày nay, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong xã hội không khác xưa là mấy, vẫn còn nguyên giá trị về sự kính trọng người thầy. Trên khắp cả nước, đi đâu ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp những ngôi trường. Không chỉ gói gọn trong khuôn khổ thầy trò trong những bài giảng, tiết học, học trò có nghĩa vụ kính yêu thầy cô mà ngay cả trong những nếp sinh hoạt thường nhật, truyền thống ấy cũng được bộc lộ. Nhưng hoạt động về ngày nhà giáo Việt Nam hằng năm vẫn luôn được tổ chức và ngày 20-11 đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân . Những đóa hoa, bài thơ do chính những cô cậu học trò nhỏ viết dành tặng cho người thầy, người cô kính trọng. Thầy cô là người truyền lửa ham học cho học trò, khơi lên trong các em những ước mơ, hoài bão để thổi bùng lên những khát vọng cao đẹp trong tương lai.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Ngày nay, hàng loạt các trang mạng thông tin quần chúng, những dịch vụ tiện ích giúp đỡ được rất nhiều trong việc tra nguồn kiến thức nhưng có lẽ không gì có thể thay thế được vị trí của người thầy.  Dù các phương tiện trong quá trình giáo dục có hiện đại, tối tân đến đâu cũng chỉ là phương tiện mang tính hỗ trợ cho bài giảng của thầy còn vai trò quan trọng vẫn là người thầy trên bục giảng, là phấn trắng, bảng đen. Về lễ nghĩa, việc kính trọng thầy cô, biết ơn công lao được thể hiện bằng nhiều cách không bó buộc như xã hội xưa kia. Dù đi nơi đâu, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào truyền thống tốt đẹp đó luôn được nhân dân ta gìn giữ, kế thừa và phát huy.

Nhưng mặt trái của sự phát triển ngày nay, truyền thống “ tôn sư trọng đạo” cũng đã bị chi phối một phần bởi một số cá nhân học sinh. Những hiện tượng xấu đã xuất hiện như cãi thầy cô cha mẹ. Lười học hay bỏ bài và tụ tập chơi bời. Tệ nạn này xuất hiện nguyên nhân bởi nhiều phía. Về phía gia đình, thiếu sự quan tâm dạy dỗ con em mình. Về phía người thầy, có không ít thầy cô có năng lực chuyên môn nghiệp vụ yếu nên chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới, có không ít thầy cô vi phạm đạo đức nhà giáo. Vậy nên những hành động này cần được giáo dục và ngăn chặn một cách triệt để. Tích cực tuyên truyền những tấm gương “Người tốt việc tốt” trong đội ngũ giáo viên, để các em học sinh có tình cảm tốt đẹp với những người thầy. Xây dựng một môi trường học đường lành mạnh.

Dù là xã hội xư hay ngày nay, truyền thống “ tôn sư trọng đạo” mãi mãi vẫn luôn là một nét đẹp không gì có thể thay thế được của dân tộc Việt Nam. Chúng ta cần phải kính trọng thầy cô và phát triển truyền thống tốt đẹp này qua các thế hệ.

Bùi Thị Chung

Bài viết liên quan