[Văn mẫu học trò] Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương


[Văn mẫu học trò] Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

-Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

-Nêu vấn đề cần nghị luận: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua 2 bài thơ Tự tình II và Thương vợ

2. Thân bài

-Những người phụ nữ có số phận hẩm hiu, nghiệt ngã

+ Bà Tú phải lo gồng gánh cả gia đình, là trụ cột chính của cả nhà

+ Người phụ nữ trong bài thơ cuả Hồ Xuân Hương thì thất bại trong tình yêu, sống trong cô đơn, đau đớn tủi cực.

-Đều là những người phụ nữ tài hoa, nhưng phải chịu đựng một cuộc sống ràng buộc không như ý muốn.

+ Bà Tú xinh đẹp, tháo vát nhanh nhẹn trong công việc, nhưng không được nương nhờ chồng con

+ Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương là người có nhan sắc, nhưng lại phải chấp nhận vị trí thấp kém trong tình yêu

-Những người phụ nữ chịu sự bó buộc của lễ giáo phong kiến không được sống đúng theo cá tính, tính cách của mình, mà luôn phải gồng mình lên sống theo sự áp đặt của xã hội phong kiến xưa

+ Bà Tú phải nuôi một ông chồng vô công rồi nghề, cũng đàn con thơ dại

+ Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương tài sắc vẹn toàn nhưng phải sống cuộc đời gó bó, bị đè nén, nỗi uất ức cứ đầy dần lên trong cuộc sống khiến đôi lúc chính người phụ nữ cảm thấy như bị giam cầm.

-Những người phụ nữ chịu thương chịu khó

+ Bà Tú dù làm việc có vất vả nhưng vẫn căn răng chịu đựng

+ Người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng vẫn cố ép mình sống trong sự bó buộc của lế giáo phong kiến.

3. Kết bài

– Khẳng định vẻ đẹp của những ngươi phụ nữa phong kiến xưa

– Trân trọng yêu mến tài năng của tác giả, đồng thời thể hiện sự xót thương đối với số phận hẩm hiu của nhưng người phụ nữ trong xã hội xưa.

hinh anh nguoi phu nu Viet Nam xua - [Văn mẫu học trò] Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa

Bài văn tham khảo

Từ bao đời nay người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội, người phụ nữ đã trở thành một phần không thể thiếu, là trụ cột trong gia đình, có rất nhiều tác phẩm viết về những người phụ nữ trong xã hội, nổi bật nhất trong thơ văn trung đại Việt Nam là hai bài thơ Tự tình II của kì nữ kì tài Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương, mỗi bài thơ đã khai thác những góc nhìn những khía cạnh khác nhau về người phụ nữ trong xã hội xưa: Đó là hình ảnh người vợ người mẹ tảo tần, vất vả khó nhọc trong những tháng ngày nuôi con và chồng, đó là hình ảnh người phụ nữ sắc sảo cá tính, không chịu được sự gò ép của lễ giáo phong kiến, sẵn sàng vươn lên để giành lất vị trí của mình trong xã hội, mỗi người phụ nữ đều có một vị trí riêng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc, hơn tất cả hai tác giả đã cố gắng khai thác những góc nhìn khác nhau về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Ta bắt gặp hình ảnh người phụ nữ tài sắc trong bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương:

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ 28 của nhà thơ Tago

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

Chén rượu hương đưa ssay lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây, đã mấy hòn

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con

Bài thơ mang đậm tâm sự của người phụ nữ trong không gián yên tĩnh, vắng lặng. Đó là một đêm khuya khi văng vẳng trống canh dồn, không gian yên tĩnh bị khuấy động bởi tiếng trông vang lại từ đằng xa, và trong cái không gian ấy đã vang lên tâm sự của người phụ nữ. Trơ cái hồng nhan với nước non, hồng nhan chỉ người con gái đẹp, tài sắc, hoàn hảo, nưng người con gái ấy cảm thấy cô đơn, quạnh quẽ không ai chăm sóc. Dường như  sự cô đơn, trống vắng bao trùm khắp không gian làm nổi bật lên hình ảnh người phụ nữ mang đầy tâm sự. Tác giả đã sử dụng từ trơ: có nghĩa là trơ trọi, cô đơn, đơn độc, không điểm tựa không nơi nương nhờ. Hai câu đề đã khai mở cho người đọc số phận hẩm hiu của người phụ nữ. Hai câu thực tiếp theo, mô tả tình trạng cụ thể của nhân vật:

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

 Để khỏa lấp nỗi cô đơn đong dầy trong lòng ấy, người phụ nữ mượn rượu để giải sầu, chén rượu ấy mang nặng tâm tư của người con gái trẻ, đẹp không được hạnh phúc trong hôn nhân, bị mọi người xa lánh, ghẻ lạnh, chén rượu ấy đong đầy tâm sự của nàng, có lẽ số phận của Hồ Xuân Hương hẩm hiu, cay đắng nàng đã dành trọn tâm sự trong chén rượu nồng, Hồ Xuân Hương yêu nhiều dành nhiều tình cảm cho người đàn ông của mình nhưng nàng suốt đời chỉ sống kiếp làm lẽ luôn bị thờ ơ, lãnh cảm. Chính vì điều đó mà náng dành trọn trái tim mình qua những ca từ, câu thơ, nàng yêu cũng đắm say và làm thơ cũng thật đẹp, thật nồng nàn. NGười phụ nữ trong thơ ấy thất tình và mượn rượu để nói lên nỗi lòng mình, thời gian không gian thay đổi dần từ vầng trăng khuyết cho đến tròn, thời gian không gian cứ ngưng đọng cứ trôi dần không hề như cuốn trôi đi nỗi lòng của người phụ nữ. NHững uất ức, nghẹn ngào cứ chồng chất và tăng dần đều theo thời gianm khiến nàng phải thốt lên:

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đã mấy hòn.

Bằng nghệ thuật đối, tác giả đã nêu lên tâm trạng phản kháng của người phụ nữ, thì ra những tủi cực, giận hờn dồn nén biết bao lâu nay có dịp được bộc lộ ra, được thể hiên rõ ràng, những lề thói phong kiến, những quy định ngặt nghèo của lễ giáo phong kiến đã khiến người con gái ấy mất đi tự do, mất đi hạnh phúc vốn có , hơn thế nữa, dù có tài năng dù có nhạn sắc thì người con gái ấy vẫn không được sống là chính mình mà vẫn phải tuân theo những quy định ngặt nghèo,khắt khe, mất đi hanh phúc riêng tư, mất đi quyền được chọn lựa hạnh phúc cho chính mình, số phận của người phụ nữ ấy that đáng thương và bất hạnh làm sao? Chính những quy định khắt khe của lễ giáo phong kiến đã khiến cho người phụ nữ bộc lộ tâm trạng, tâm hồn mình, một nỗi cô đơn chán chường khắc khoải cú hiện dần lên từng ngày bào mòn niềm tin, bào mòn hạnh phúc của cô:

>> Xem thêm:  Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Xa ngắm thác núi Lư

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con.

Mùa xuân là mùa của sự sống của tình yêu, tuổi trẻ tự do và hi vọng nhưng bao mùa xuân đã đi qua đã dừng chân ở lại vẫn không thể xoa dịu được nõi đau khổ trong tình yêu trong lưa chọn của người phụ nữ mà để lại một nỗi chán chường xen lẫn lo ấu, mệt mỏi cho tình trạng hiện tại: Mảnh tình san sẻ tí con con, tình yêu không được trọn vẹn, thủy chung mà phải san sẻ – đó là bi kịch là nỗi bất hạnh của nhưng kiếp làm lẽ, của những người phụ nữ tài sắc, nhưng không có được một cuộc sống nhu ý muốn. Với bài thơ Tự tình II, Hồ Xuân Hương đã giãi bày thấu trọn lòng mình cho người đọc, muốn người đọc cảm thông và chia sẻ cho số kiếp lầm lạc của mình, ẩn đằng sau đó là sự đau khổ là nỗi chau xót của người  phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng phải chịu số phận nghiệt ngã, tủi cực, ta có thể đọc thêm bài thơ khác của Hồ Xuân Hương.

TỰ TÌNH (BÀI I)

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

Mõ thảm không khua mà cũng cốc

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?

Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm.

Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu đã chịu già tom!

Đến với bài thơ Thương vợ của Tú Xương chúng ta được chứng kiến hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tần tảo chịu thường chịu khó làm lụng để nuôi chồng nuôi con.  Người phụ nữ ấy không quản ngại nắng mưa khó nhọc chỉ mong muốn khiến cho gia đình được ấm êm, Tú Xương bằng sự quan sát tinh tế và bằng tài năng nghệ thuật của mình đã phục dựng nên hình ảnh người phụ nữ thật đáng trân trọng:

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân có khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Bà Tú phải làm việc quần quật suốt ngày đêm khong nghỉ, nơi bà làm đầy rẫy chốn hiểm nguy: mom sông – một mỏm đất nhỏ tiềm ẩn những nguy cơ có thể giết chết con người ta bất cứ lúc nào, nhưng vì chồng vì con bà sẵn sàng hi sinh để cuộc sống của họ được ấm no, sung túc. Công việc của bà Tú vất vả khó nhọc là thế nên chỉ nuôi đủ năm con với một chồng, bà trơ thành trụ cột gánh vác những gánh nặng trong gia đình, thấu hiểu cảm thông nỗi khó khăn của vợ, Tú Xương đã ví hình ảnh bà Tú với hình ảnh con cò trong ca dao: Con cò lặn lội bờ ao/Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non, với áp lực công việc vất vả và căng thẳng như vậy nhưng bà Tú không hề kêu van, ngược lại còn cố gắng, nỗ lực để vun vén cho gia đình. Bà làm tất cả những điều đó vì trách nhiệm của chính mình:

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không

Duyên phận đưa đẩy bà và ông Tú gặp nhau, nhưng khi trở thành người vợ đẩm bà phải gánh vác gia đình, chồng con, chính vì thế để miêu tả nỗi vất vả của bà Tú, Tú Xương đã sử dụng thành ngữ Năm nắng mười mưa đẻ nói về sự vất vả khó khăn của bà Tú. Ngay bản thân ông Tú cũng cảm thấy bất lực vì không giúp được vợ, không thể nuôi nấng được con, chính vì vậy ông đã tự mắng mình là kẻ vô dụng, là người chồng hờ hững vô tâm. Nhận thức được điều đó đã cho thấy ông Tú là người có nhân cách cao đẹp và đáng quý trọng.

>> Xem thêm:  Hãy nhớ lại và viết thành một bài văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường của mình

Từ hai bài thơ Tự tình và thương vợ chúng ta thấy hiện lên hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam tần tảo, chịu thương chịu khó: đó là bà Tú với tình yêu bao la dành cho chồng cho con, là người con gái tài sắc ven toàn vì bị hoàn cảnh trói buộc mà trở nên sắc sảo, cá tính. Tuy ở trong những hoàn cảnh ngặt nghèo của cuộc đời nhưng chính họ đã khiến cho mình trở nên nổi bật, đáng giá, đó là bà Tú cần mẫn vun vén hạnh phúc cho chồng, cho con là người phụ nữ cá tính luôn khao khát tự khẳng định vị trí của mình trong tình yêu, người phụ nữ ấy trải lòng minh trong những đêm vẳng tiếng trống canh dồn để cho mọi người cảm thông, thấu hiểu. Lễ giáo phong kiến khắt khe đã khiến cho vị trí của những người phụ nữ trong xã hội cũ xem nhẹ, nhưng cũng chính lễ giáo làm toát lên những vẻ đẹp tiềm ẩn trong họ. Ta thấy trong Thương vợ hiện lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với những nét đẹp truyền thống với tấm lòng hi sinh cao cả, hiện lên ở bài thơ Tự tình là sự phản kháng xã hội quá khắc nghiệt khiến những người phụ nữ không thể bộc lộ hết tài năng của mình. Hình ảnh những người phụ nữ như thế thật đáng trân trọng và đáng để mỗi người trong chúng ta rút ra bài học. Chúng ta có thể nghĩ rằng:Nếu sống trong thời hiện đại thì chắc hẳn những người phụ nữ như bà Tú như Hồ Xuân Hương có thể bứt phá và vươn đến thành công để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người. Hai bài thơ hai góc nhìn khác nhau về những người phụ nữ trong xã hội cũ nhưng gợi cho người đọc sự mến mộ những phẩm chất đáng có của những người phụ nữ trong xã hội cũ, từ những câu văn những áng thơ hình ảnh những người phụ nữ toát lên thật đẹp thật rạng ngời đại diện cho những phẩm chất tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam đương thời.

Bằng chính những trải nghiệm cuộc sống, bằng tài năng và nghệ thuật vốn có, Tú Xương và Hồ Xuân Hương đã tạo nên những ánh thơ thật đẹp phục dựng những hình ảnh chân thực, sống động về những người phụ nữ trong xã hội cũ, bằng con đường văn chương nghệ thuật, bằng thơ ca cả hai tác giả đã giúp cho mỗi chúng ta khám phá những vẻ đẹp đắt giá của người phụ nữ Việt Nam: họ xứng đáng được tôn vinh, được trân trọng, được quý mến, họ xứng đáng là những hình tượng tiêu biểu cho những người phụ nữ tài hoa đất Việt.

Hoàng Bạch Diệp

Bài viết liên quan