[Văn mẫu học trò] Nghị luận về vấn đề bệnh thành tích


[Văn mẫu học trò] Nghị luận về vấn đề bệnh thành tích

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bệnh thành tích trong xã hội ngày nay.

2. Thân bài:

Khái niệm bệnh thành tích:

-Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người.

– Bệnh thành tích là  việc con người ta cố đeo đuổi và giành lấy hư danh, danh vọng không đúng với khả năng thực lực, thực tế của mình.

Biểu hiện của bệnh thành tích:

– Ngụy tạo bằng cấp, điểm số.

–  Coi nhẹ chất lượng, chú ý đến kết quả.

– Thái độ học ứng phó, coi trọng điểm số hơn kiến thức.

– Coi cóp, chép bài,… trong thi cử,…

Nguyên nhân của bệnh thành tích.

– Bắt nguồn từ thói xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ, thói khoe khang, khoác loác, bịa đặt, biến không thành có, biến xấu thành tốt … để tự dối mình, lừa người, mang lợi về cho bản thân.

– Bản thân háo danh lợi, chức quyền.

– Trình độ văn hóa thấp kém, thiếu trung thực,…

– Cha mẹ đặt kì vọng quá lớn, gây áp lực cho con trẻ.

– Xã hội phát triển, đồng tiền có khả năng thao túng tất cả,..

– Cơ quan chức năng chưa có những chế tài sử phạt nghiêm minh, chưa sát sao, rà soát chất lượng một cách triệt để.

Hậu quả của bệnh thành tích.

– Thoái hóa nhân cách, sai lệch chuẩn mực đạo đức

– Ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, chuẩn mực xã hội,..

– Con người chìm trong danh vọng, thiếu trung thực,..

– Hệ lụy đau lòng sảy ra

Biện pháp khắc phục.

– Cần có những nhận thức, quan niệm đúng đắn về năng lực của bản thân.

– Xã hội kiên quyết nói không với bệnh thành tích, thắt chặt các biện pháp kiểm tra, thanh tra chất lượng công việc, không đánh giá hời hợt qua hình thức bên ngoài.

– Có những biện pháp sử lí thích đáng trước những hành vi chạy điểm, chạy bằng cấp,..

Bài học nhận thức và hành động.

– Nhận thức rõ rằng “bệnh thành tích” là thói xấu, là hiện tượng tiêu cực cản trở quá trình phát triển của đất nước.

>> Xem thêm:  Giải thích câu thành ngữ Ăn cây nào rào cây nấy

– Cần phải dứt khoát từ bỏ “bệnh thành tích” và phải trung thực với chính mình.

– Lên án, phê phán những hành vi sai lệch,…

3. Kết bài:

Cảm nghĩ của bản thân.

nghi luan ve benh thanh tich - [Văn mẫu học trò] Nghị luận về vấn đề bệnh thành tích

Nghị luận về vấn đề bệnh thành tích

Bài văn tham khảo

Nhà văn Franklin người Mỹ đã từng nói: “Học vấn do người siêng năng đạt được, tài sản do người tinh tế sở hữu, quyền lợi do người dũng cảm nắm giữ, thiên đường do người lương thiện xây dựng.” Ngày nay xã hội ngày càng phát triển nhu cầu sử dụng người tài lại ngày một tăng cao, việc tích lũy kiến thức không chỉ giúp cho bản thân vững vàng hơn trong cuộc sống mà còn góp phần nâng cao cải thiện xã hội. Bên cạnh đó, lớp trẻ hiện nay lại đi ngược lại điều này, việc học không nghiêm túc, thành tích không đúng với khả năng của bản thân dẫn tới một căn bệnh mang tên “ Bệnh thành tích”.

Trước tiên ta cần phải hiểu thành tích là gì? Thành tích chính là kết quả tốt đẹp mà bản thân ta đạt được sau những chuỗi ngày cố găng phấn đấu trong công việc và trong học tập. Bệnh thành tích là việc con người ta cố đeo đuổi và giành lấy hư danh, danh vọng không đúng với khả năng thực lực, thực tế. Mặc dù trên thực tế không đạt được, nhưng vẫn tìm mọi cách để giành lấy thành tích, kết quả cao để mang ra trưng bày, báo cáo. Thực trạng hiện nay đang phản ánh rất rõ rệt điều này, hàng loạt các bài báo đang tràng lan bởi vấn đề gian lận thi cử điển hình như Vụ 3 tỉnh gian lận thi cử: Thí sinh ở Hà Giang được nâng 29,95 điểm. Vấn đề này đang lên án một cách báo động đòi hỏi các cơ quan tham gia giải quyết. Bệnh thành tích không còn giới hạn ở một con người cụ thể, một lĩnh vực riêng lẻ nào

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới vấn đề này. Trước tiên, cá nhân việc chạy đua theo thành tích có nhiều nguyên nhân tính” ghen ăn tức ở” các cá nhân luôn muốn dùng nhiều cách để tăng điểm số trong học tập hay muốn được tuyên dương trong công việc điều này đã dẫn tơi vân đề chạy đua theo thành tích. Về phía gia đình luôn luôn ép con em phải học, phải đạt điểm cao, trên thứ tế một cuộc phỏng vấn đa số các em trả lời học vì bố mẹ hay học cho bố mẹ. Điều này là hết sức sai lầm nếu không có mục đích  học, không có đam mê thì các em sẽ khó thể nào thành công được trong cuộc sống. Bên cạnh những phụ huynh thực sự muốn con em mình đi lên bằng chính sức lực của chúng không ít những phụ huynh vẫn đang tìm mọi cách giúp con có một bảng điểm đẹp họ sẵn sàng bỏ ra một núi tiền khổng lồ để “ đút lót” chạy chữa cho con em với hy vọng con có một tương lai tươi sáng sau này. Về phía nhà trường, luôn đặt nặng vấn đề thành tích. Điểm số luôn luôn phải dân đầu vì những con số đã phần nào đánh giá được mực độ quản lí trong công tác chất lượng giảng dạy của thầy cô và nhà trường. Nếu cá nhân hay nhiều cá nhân trong một tập thể đạt nhiều điểm số cao thì mức độ đánh giá trình độ thầy cô cũng được nâng lên va việc nâng lương cũng được xét. Vậy nên, việc này đã dẫn tới suy nghĩ cho học sinh” bằng mọi giá phải đạt điểm cao” và luôn có suy nghĩ dùng phao trong thi cử. Thật đang buồn thay khi kiến thức khi thi cử không chỉ nằm trong đầu học sinh mà còn chưa kín trong các tờ phao trong túi quần, mặt bàn…. Sau mỗi đợt kiểm tra có thể nói sân trường đâu đâu cũng toàn là phao. Điều này thật đáng lên án.

>> Xem thêm:  Bình giảng đoạn thơ sau đây trong phần đầu bài “Việt Bắc” của Tố Hữu: "Mình về mình có nhớ ta...Tân Trào, Hổng Thái, mái đình, cây đa"

Hậu quả mà vấn đề này để lại là một điều đáng phải suy ngẫm. Các bạn học sinh thiếu đi sự hiểu biết. Thiếu những hàng trang, cách ứng sử khi bước ra ngoài môi trương mới, ở ngoài xã hội. Thiếu những kĩ năng trong cách làm việc sau này. Việc dựa dẫm vào phao hay tiền sẽ làm lu mờ hình ảnh về những kì thi quan trọng như kì thi xét tuyển vào lớp 10, kì thi  trung học Phổ Thông, … Một tấm bằng giả sẽ chẳng thể nói lên được thực lực trình độ hiểu biết của bản thân. Cuộc sống hiện đại nếu bạn không có năng lực thực sự thì sẽ không thể có một chỗ đứng .Trong công việc, bệnh thành tính gây ra những hậu quả khôn lường. Các công ti sản xuất chạy đua theo các thành phẩm đặt vấn đề số lượng hơn chất lượng mf sản xuất ra những sản phảm kém chất lượng gây ảnh hưởng tới sức khỏa người tiêu dùng và sự phát triển của đất nước. Việc chay đua theo thành tích còn dẫn tới nhiều căn bệnh khác như ghen ăn tức ở, ảo tưởng, lừa lọc, dối trá… việc tha hóa về nhân cách sẽ khiến mọi người xung quanh trỉ trích. Bản thân sẽ ngày càng cô độc dễ sa ngã vào những việc xấu.

Cách khắc phục “ bệnh thành tích là gì”? Mỗi cá nhân phải tập cho mình một lối sống lành mạnh, không dựa dâm người khác. Có ý chí vươn lên trong học tạp bằng chính khả năng sự cố gắng của bản thân. Cha mẹ uôn động viên tạ tâm lí thoải mái nhất cho con cái trong việc học tập và định hướng nghề nghiệp tương lai sau này. Các cơ quan tổ chức cần có những cuộc thanh tra, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những thành tích ảo. Nhà trường cần đẩu mạnh công tác rèn luyện giáo dục học sinh. Công tác giám sát quảm lí một cách nghiêm ngặt trong các kì thi của nhà trường để không có tình trạng điểm ảo hay thành tích giả của học sinh.

>> Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật Chiến trong truyện Những đứa con trong gia đình

Một đất nước phát triển là một đất nước có nhiều nhân tài. Hãy thay đổi suy nghĩ và cách sống của bản thân để có một tương lai tốt nhất trước mắt. Vì vậy, mỗi chúng ta phải xác định động cơ học tập đúng đắn, thu lượm kiến thức bổ ích, hướng tới hạnh phúc của cộng đồng hài hòa với hạnh phúc cá nhân. Có như vậy mới thật sự trở thành con người có ích cho xã hội.

Đỗ Thị Thu Trang

Bài viết liên quan