[Văn mẫu học trò] Nghị luận về vấn đề trang phục và văn hóa
[Văn mẫu học trò] Nghị luận về vấn đề trang phục và văn hóa
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận : vấn đề trang phục và văn hóa.
2. Thân bài:
Gỉải thích khái niệm
Trang phục là những thứ chúng ta vốn mặc thường ngày như quần áo, váy,…hay những thứ dùng để đi như gìay, dép,..
Văn hóa là là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v…
=> 2 phạm trù có quan hệ mật thiết với nhau.
Ý nghĩa của việc lựa chọn trang phục
-Một phần khía cạnh để người khác đánh giá mức độ nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người
– Đánh giá được bạn là con người có nhân cách như thế nào, tính cách ra sao, thích sự trẻ trung năng động hay là con người trầm tính ít nói.
– Giúp mỗi cá nhân có được sự tự tin.
Trang phục đẹp là trang phục như thế nào?
– Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với từng đối tượng.
– Trang phục hợp thời trang.
Quan điểm về trang phục
– Mỗi nơi lại có một trang phục và văn hóa khác nhau.
– Mỗi bộ trang phục mang đậm phong tục vùng miền.
– Trang phục giáo dục học sinh,
Bài học nhận thức và hành động.
+ Cần mặc trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh.
+ Không đua đòi, chạy theo mốt.
3. Kết bài:
Khẳng định mối quan hệ giữa trang phục và văn hoá.
Rút ra bài học cho bản thân.
Nghị luận về vấn đề trang phục và văn hóa
Bài văn tham khảo
Trong cuộc sống hiện đại đất nước ngày một phát triển nhu cầu về thức ăn nước uống đã không còn là mỗi lo lắng thay vào đó là cách ăn mặc. Trang phic là mổ cách để đánh giá mỗi con người ta. Nói về văn hóa thời trang, tức là trang phục, áo quần…, người xưa có câu “Y phục xứng kỳ đức”, ý nói thông qua trang phục có thể biết tư cách của người mặc nó, hay nói cách khác, áo quần làm sao văn hóa làm vậy.Trang phục và văn hóa có mối liện hệ như thế nào đối vơi nhau?
Trước hết, ta phải hiểu trang phục là gì. Trang phục là những thứ chúng ta vốn mặc thường ngày như quần áo, váy,…hay những thứ dùng để đi như gìay, dép,.. Những món đồ này có tác dụng quan trọng nhất là bảo vệ cơ thể, mùa đông thì giữ ấm cơ thể. Ngoài ra, nó còn là món đồ không thể thiếu thể hiện những giá trị thẩm mĩ của mỗi cá nhân nào đó. Vậy văn hóa là gì? Văn hóa là là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v… Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa. Cách ăn mặc của bạn là một phần khía cạnh để người khác đánh giá mức độ nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người. Ngoài ra trang phục bạn khoác lên người con đánh giá được bạn là con người có nhân cách như thế nào, tính cách ra sao, thích sự trẻ trung năng động hay là con người trầm tính ít nói. Việc khoác lên mình một bộ trang phục đẹp, có tính thẩm mĩ sẽ giúp mỗi cá nhân có được sự tự tin khi bước vào cuộc sống.
Nhưng trang phục như thế nào thì được gọi là có văn hóa. Phải chăng, cứ ăn mặc theo sở thích và số đông là đẹp? Không phải đơn giản là như vậy việc lựa chọn trang phục là hết sức quan trọng. Ngày nay có rất nhiều bạn trẻ. Không biết có phải do xu hướng thời trang có chiều hướng phóng khoáng hơn, tự do hơn nên người ta dễ phóng túng hơn không, mà thực tế gặp không ít cảnh các cô gái mặc váy ngắn, quần ngắn, áo hở hang xuất hiện ở những nơi thờ tự tôn nghiêm như: đền, chùa cho đến… trường học. Điều đó cho thấy những biểu hiện thời trang có phần lố lăng. Cách ăn mặc không chỉ phản ánh văn hóa của một cá nhân mà còn nhìn nhận được của một đất nước. Trang phục góp phần không nhỏ tới cách giao tiếp của con người. Khi tiếp xúc với người có thói quen ăn mặc giản dị, không cầu kì hoa mĩ, phù hợp với nhu cầu tính thẩm mĩ của số đông bạn sẽ cảm thấy thoải mái và muốn giao tiếp hơn. Ngược lại khi bắt ngặp những sống, sự hoạt bát trong giap tiếp hàng ngày.bộ quần áo táo bạo, ngắn ngủi đến ngang ngược bạn sẽ dễ dàng bị người xung quanh nhìn bằng ánh mắt miệt thị, hiếu kì.
Mỗi thời kì, mỗi nơi lại có một trang phục và văn hóa khác nhau. Người phụ nữ thờ xưa thường khoác lên ình những chiếc áo mơ ba, mớ bảy hay những bộ áo dài mềm mại và thướt tha. Ngày nay, trang phục cũng phản ánh rõ rệt con người của từng vùng miền. Chẳng hạn như trang phục người Mông thường là những bộ rang phục truyền thống hết sức cầu kì và sặc sỡ, thường làm bằng vải lanh với nhiều màu sắc nổi bật cùng hoa văn đa dạng, cầu kì gồm: váy xếp thành nhiều nếp bằng lanh, áo xẻ ngực, mang tạp dề đằng trước và sau, quấn xà cạp ở chân. Hay trang phục người Thái là váy lụa, áo lụa, hàng khuy bạc óng ánh, quấn quýt mềm mại. Mỗi bộ trang phục mang đậm phong tục vùng miền. Ngoài ra trang phục còn đánh giá được lứa tuổi. Lứa tuổi học sinh cắp sách tới trường là những bộ đồng phúc với áo sơ mi trắng quần đen, hoặc những bộ áo dài thướt tha mang đậm vẻ truyền thống tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học.Xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp. Trang phục còn giáo dục các bạn học sinh phải biết giữu gìn bản sắc. Nét độc đáo của dân tộc, yêu thêm cội nguồn, đất nước.
Trang phục đẹp không nhất thiết phải là những bộ quần áo đắt tiền, màu mè mà chính là sự phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. Hãy nhận thứ đúng cho mình một bộ trang phục đẹp để góp phần đánh giá được văn hóa của bản thân. Để dung hòa văn hóa và trang phục tưởng chừng như vô cùng khó khăn, nhưng hoàn toàn không phải vậy. Chỉ một chút tinh tế thôi chúng ta đã có thể tạo nên cho mình một bộ trang phục đẹp, thể hiện tính cách, văn hóa của mình. Bản thân mỗi con người hãy tránh xá những vộ quần áo hở hang, chưng diện không phù hợp thay vào đó là những bộ quần áo mang sự hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người. Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Đừng trở thành nạn nhân của những xu hướng thời trang, và cũng đừng trở thành một kẻ lập dị, thiếu văn hóa, không có ý thức khi khoác lên mình những bộ trang phục dị hợm, xấu xí, phản cảm.
Hãy trở thành một con người văn hóa bởi những bộ quần áo mà bạn khoác lên người mỗi ngày. Hãy chọn cho chính mình những trang phục “đẹp” theo đúng nghĩa của nó, tránh xa những bộ quàn áo lố lăng thiếu văn minh lịch sự, xây dựng văn hóa phục trang trong đời sống mỗi ngày.
Đỗ Thị Thu Trang