[Văn mẫu học trò] Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình


[Văn mẫu học trò] Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình

Dàn ý chi tiết

 1.  Mở bài:

– Giới thiệt vấn đề cần nghị luận: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình

2. Thân bài:

2.1.Giải thích và làm rõ từng nội dung trong câu  

-Học để biết:

+ “Học “hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích từ thầy cô, bạn bè và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau.

+”Biết” là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và con người.

+ Học để biết là mục đích đầu tiên của việc học giúp con người có hiểu biết, nâng cao, trau dồi kiến thức của bản thân.

– Học để làm:

+  Đây là mục đích thứ hai của việc học. “ Làm” tức là công việc của bản thân sau khi ta đã có những kiến thức hiểu biết, vận dụng kiến thứ đó vào thực tế cuộc sống để giải quyết mọi vấn đề

+ Góp phần xây dựng phát triển xã hội, phát triển đất nước.

– Học để chung sống:

+ Mục đích quan trọng của việc học

+ “ Chung sống là khảng năng hội nhập giao tiếp với mọi người xung quanh trong một xã hội, cộng đồng, góp phần thúc đẩy mọi người giao tiếp học hỏi lẫn nhau từ đó phát huy hết khả năng của bản thân.

+ Tránh tình trạng bị tụt hậu, lạc lõng

–  Học để khẳng định mình

+ Mục đích cuối cùng của việc học.

+ “ Tự khẳng định mình” là cách thể hiện tài năng thể hiện bản thân với mọi người xung quanh, khẳng định bản thân.

+ Một người vừa có tri thức vừa có trình độ văn hoá hay giúp đỡ người khác thành công trong công việc và cuộc sống thì sẽ được mọi người kính nể cảm phục

2.2 Bàn bạc, mở rộng nội dung câu Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình

+ Nội dung câu nói  Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình là vô cùng đúng đắn, mang  mục đích học tập chung, có tính chất toàn cầu.

+ Mọi người học tập trau dồi kiến thức bản thân một cách đúng đắn, có hương đi sáng tạo góp thần thúc đẩy phát triển bản thân .

+ Tránh các hiện tượng tiểu cực như: lười học, ghọc giả, bằng giả… như vậy sẽ không đúng với thực lực bản thân, không thể hiện được bản thân mình.

2.3. Bài học về nhận thức và hành động câu nói Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.

>> Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ của em về bố của em

+  Mục đích học tập này thực sự đáp ứng, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu giáo dục, phù hợp với mọi lứa tuổi, sinh viên, học sinh.

+ Rút ra được nhiều bài học về các học tập sao cho đúng đắn và hiệu quả.

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ về câu Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.

hoc de biet hoc de lam - [Văn mẫu học trò] Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình

Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình

Bài văn tham khảo

Kiến thức là một kho tàng bao la vô tận. Tất nhiên là không một ai có thể nắm giữ hết kho tàng ấy, bởi vì nó quá to lớn và luôn luôn mở rộng không ngừng. Song song với nó việc học là một điều hết sức quan trọng nhưng học ra sao học thế nào mới thực sự là đúng và hiệu quả. Chính vì vậy mà UNESCO – Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên hiệp quốc đã đưa ra đề xướng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”

  Việc học từ xa xưa vẫn luôn luôn được mọi người đặt lên hàng đầu. Nhưng trong thời buổi ngày nay, việc học lại càng trở lên chểnh mảng và lơ là. Đặc biệt, nhiều người còn không hiểu hết mục đích của việc học, bởi vậy mỗi chúng ta cần phải biết nắm bắt được các thức học tập là không hề dễ dàng. Để hiểu được điều đó trước tiên ta phải biết “ học” là gì? “Học “hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích từ thầy cô, bạn bè và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau. Có học, chúng ta mới có đủ kiến thức để giải quyết những khó khăn và đạt được những thành công trong công việc.

Mục đích đầu tiên của việc học mà UNESCO – Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên hiệp quốc đề xướng là “ học để biết”.”Biết” là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và con người.Từ đó, có trang bị những hiểu biết, lấp đầy những chỗ trống của bản thân để có kĩ năng vận dụng vao cuộc sống một cách linh hoạt.Hiểu biết cũng là cách mở mang trí tuệ, đưa ta vào những điều kì diệu lí thú của cuộc sống mà nếu không có sự hiểu biết thì ta sẽ mãi chẳng chạm tới được, là cách dễ nhất để tiếp xúc với kiến thức. Ta có thể học hỏi sự hiểu biết qua báo đài, các trang mạng thông tin đại chúng, nhũng người thân xung quanh….Sự hiểu biết của con người như một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc mênh mông mà kiến thứ thì baola vô tận, ta khó lòng có thể nắm bắt được nó.Học tập là con đường duy nhất để khai mở trí tuệ, tích luỹ tri thức, nâng cao hiểu biết về mọi mặt. Không có phép lạ nào có thể thay thế cho hoạt động này nếu con người muốn thoát khỏi tình trạng kém hiểu biết của mình.

>> Xem thêm:  Chẳng thà thất bại một cách vinh dự còn hơn thành công bằng sự gian xảo (Sophocle). Suy nghĩ về câu nói trên

“Học để làm” đây là mục đích thứ hai của việc học. “ Làm” tức là công việc của bản thân sau khi ta đã có những kiến thức hiểu biết, vận dụng kiến thứ đó vào thực tế cuộc sống để giải quyết mọi vấn đề Vận dụng sự hiểu biết để thực hành trên thực tế là một điều vô cùng tốt để tăng sự hiểu biết cũng như kĩ năng của bản thân mình. Bản thân ta không ai là hoàn hảo, thực hành có thể không tốt hoặc không như mục đích của bạn nhưng đừng bỏ cuộc bơi “ lí thuyết phải đi đôi với thực hành” bạn có giỏi lí thuyết đến đâu mà không thể thực hành hay áp dụng nó vào cuộc sống thì thật đáng buồn. Việc chúng ta học tập tốt ở môi trường học đường sau khi ra trường bằng kiến thức của mình để làm việc.Trong mọi công việc, mọi vấn đề bản thân mình có sự hiểu biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt sẽ dễ dàng được mọi người tin cậy và giao phó những công việc quan trọng. Từ đó phát triển bản thân và đóng góp sực mình để xây dựng và phục vụ đất nước.

Một mục đích quan trọng tiếp theo của việc học đó là “Học để chung sống” .“ Chung sống” là khả năng hội nhập giao tiếp với mọi người xung quanh trong một xã hội, cộng đồng, góp phần thúc đẩy mọi người giao tiếp học hỏi lẫn nhau từ đó phát huy hết khả năng của bản thân. Đã từng có câu nói rất hay: “ Tiên học lễ- Hậu học văn”. “Học để chung sống” thực sự thành công khi bạn có khả năng làm cho người khác hiểu, tôn trọng mình.
Sự hiểu biết của chúng ta không chỉ để làm vận dụng điều quan trọng hơn nữa là ta phải sống sao để hòa đồng với tất cả mọi người. Học gì thì học những trước tiên ta phải học cách làm người. Chắc hẳn bạn không quên được nhân vật Trạng Quỳnh bằng sự hiểu biết của ông, sự nhạnh bén, linh hoạt ông luôn có sự đối đáp lí lẽ với Vua cũng như mọi người. Mỗi người chúng ta nên tự rèn luyện nhân cách của bản thân, sống tốt đẹp, yêu đời và không quên giúp đỡ mọi người xung quanh. Thế giới chỉ thực sự phát triển khi những con người biết hòa đồng, gần gũi,cùng nhau phát triển. Học được cách chung sống cũng có nghĩa là ta học được cách tồn tại, để thích nghi với môi trường và tiếp xúc vói mọi người.

>> Xem thêm:  Tóm tắt truyện Thuốc của Lỗ Tấn

Mục đích cuối cùng của việc học đó là “ Học để khẳng  định mình”. “ Tự khẳng định mình” là cách thể hiện tài năng thể hiện bản thân với mọi người xung quanh, khẳng định bản thân. Có nhiều cách để người khác đánh giá trình độ hiểu biết hay kĩ năng của biết, có thể là qua cách giao tiếp, nói chuyển hay kĩ năng thực hành của bạn. Khi con người tự khẳng định được mình thì mới được mọi người công nhận, ngưỡng mộ, tôn trọng nhân cách của mình. Một người vừa có tri thức vừa có trình độ văn hóa, sự hiểu biết của bản thân sẽ giúp mọi người kính trọng và nể phục. Đất nước ta từ xa xưa vẫn luôn có những người tuy cuộc sống khó khănnhư : nhưng có không ít những vị Trạng nguyên quyết chí học hành, dùi mài kinh sử, gắng đem công sức, hiểu biết của bản thân ra xây dựng đất nước như: Cao Bá Quát, Nguyện Hiền,…. Mỗi người đều có một tính cách một hướng đi riêng của bản thân hãy trang bị những kiến thức sự hiểu biết cũng như lòng quyết tâm có như vậy xã hội mới đón nhận và mọi ngườ thực sự nể phục bạn.

Mục đích của việc học mà UNESCO – Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên hiệp quốc đề xướng quả là đúng đắn và sáng tạo , Mục đích học tập này thực sự đáp ứng, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu giáo dục, phù hợp với mọi lứa tuổi, sinh viên, học sinh. Mỗi chúng ta cần rút ra được cách học tập cho bản than để nó trở lên thực sự hiệu quả. nếu không ngừng nỗ lực học tập rèn luyện cả chí tài đức trở thành người có ích cho xã hội thì bạn sẽ có một “thương hiệu” riêng cho bản thân mình. Là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường  chúng ta càng thấu hiểu vai trò của cách xác định mục đích học tập đúng đắn, hãy sắp xếp việc học một cách khoa học và hớp lí để có thể đạt được thành tích cao nhất. Không ngừng cố gắng, nỗ lực để phát triển bản thân.

Thành công trong tay bạn giữ, quyền quản lí nó cũng thuộc về bạn. Hãy tự bản thân mình quyết định tương lai cho mình. Hãy nắm lấy cơ hội trong tay và phát triển hết khả năng của bản thân. Hãy học tập câu nói UNESCO “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”  để thực sự có hướng đi đúng đắn nhất.

Đỗ Thị Thu Trang

Bài viết liên quan