[Văn mẫu học trò] Phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu


[Văn mẫu học trò] Phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích:

 Tố Hữu– Thư kí trung thành của cách mạng

-Lá cờ đầu của thơ ca cách mạng

-Phong cách thơ trữ tình chính trị

Bài thơ Việt Bắc: – Sáng tác 10.1954

-Khúc hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp

-Bản tình ca về ân tình cách mạng

8 câu đầu: -Cảm xúc, tâm trạng của người ra đi- người ở lại trong lần chia tay lịch sử

2. Thân bài:

Hoàn cảnh sáng tác:

– Tháng 10.1954, khi hiệp định giơ ne vơ được kí kết, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội; bài thơ lấy cảm hứng từ cuộc chia tay lịch sử giữa cán bộ về xuôi với thiên nhiên, con người Việt Bắc.

– Cảm hứng sáng tác: Nỗi nhớ

– Kết cấu: đối đáo của ca dao.

 *Phân tích:

 – Người ở lại:

+ 4 chứ “ nhớ”:=> Nỗi nhớ da diết sâu nặng

+ Cách xưng hô mình, ta

 => Thân mật, tình tứ.

+ Thời gian: 15 năm

+ Không gian: núi rừng

+ Câu hỏi => Lời nhắc nhở về một kỉ niệm sẽ không bao giờ quên.

 Nhận xét: Lời đưa tiễn cũng là những lời nhắc nhở về những kỉ niệm đẹp tropng kháng chiến.

* Sự im lặng của người ra đi:

+ Tâm trang: Luyến tiếc, day dứt..

+ “Bâng khuâng” ; “ Bồn chồn” : 2 từ láy gợi cảm, diễn tả trạng thái, tâm lí của người ở lại.

+ Áo chàm: màu áo đặc trưng của đồng bào Tây Bắc, bình dị, đơn xơ.

+ Cầm tay=> Hành động trao gửi yêu thương, sự luyến tiếc.

Tổng kết: Thành công về nội dung và thành công về mặt nghệ thuật.

3. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ và sức sống của bài thơ.

phan tich 8 cau dau bai tho viet bac - [Văn mẫu học trò] Phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc

Bài văn tham khảo

>> Xem thêm:  Nghị luận về vấn đề tai nạn giao thông hiện nay

Nhắc đến Tố hữu là nhắc đến lá cờ đầu của thơ ca Cách Mạng; nhắc tới người thư kí trung thành của những chặng đượng lịch sử dân tộc, với phong cách thơ trữ tình chính trị, Tố Hững đã ra đi nhưng những gì ông để lại cho nền văn học nước nhà thì quả là vô giá. Trong số đó ta phải kể đến Việt Bắc. Việt Bắc sáng tác năm 1954, là khúc ca hùng ca về cuộc kháng chiến, bản tình ca về ân tình Cách Mạng . 8 câu đầu là những cảm xúc; tâm trạng của người ra đi- người ở lại trong lần chia tay lịch sử

“- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

 Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

 Tháng 10.1954, Hiệp định Giơ ne vơ được kí kết Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Bài thơ lấy cảm hứng từ cuộc chia tay lịch sử cán bộ về xuôi và thiên nhiên con người Việt Bắc. Tình cảm chia tay ấy được diễn tả dưới hình thức đối đáp của ca dao với 2 nhân vật trữ tình là mình và ta.

Việt Bắc 15 năm từng ấy là thủ đô kháng chiến, là mảnh đất cách mạng oai hùng của lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam ta. Bốn câu dầu là những tình cảm cảm xúc, là nỗi nhớ khôn nguôi của kẻ ở dành cho người ra đi:

“- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Mình về là hoàn cảnh, là lí do để bộc lộ tình cảm. Nó gợi sự chia li, gợi sự xa cách giữa hai chủ thể mình – ta .Có đến bốn chữ “nhớ” trong một đoạn thơ chắc chắn nỗi nhớ ấy phải da diết, phải sâu nặng lắm. Cách xưng hô mình- ta, Tố Hữu đã cho thấy sự thân mật, thân thương trong quan hệ, trong tình cảm giữa cán bộ về xuôi với quê hương cách mạng. Lời mở đầu cũng là lời nhắc về thời gian 15 năm – “Mười lăm năm ấy” không chỉ đo bằng thước đo thời gian mà còn đo bằng thước đo tình cảm con người. Lời  nhắc về không gian núi rừng đại ngàn, nơi căn cứ địa Việt Bắc, đó là lời nhắc về những kỉ niệm, lời nhắc về những hồi ức của một thời chiến đấu rực lửa. Mười năm năm ấy là khoảng thời gian cán bộ chiến sĩ phải sống, phải chiến đấu oai hùng giữa mưa bom, bão đạn, phải trải qua bao mất mát, đau thương. Thế nhưng, tất cả những mất mát, những đau thương ấy đã phai đi chỉ để lại  sự gắn bó thân thiết, tình cảm chia ngọt sẻ bùi của những người chiến sĩ cách mạng với quê hương Việt Bắc- tình cảm “thiết tha mặn nồng”.

>> Xem thêm:  Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Bốn câu thơ có đến hai câu hỏi nhưng không chỉ để hỏi, để khơi lại kỉ niệm bốn câu thơ còn là lời nhắc nhở khéo léo, tâm tifnhcura quê hương Việt Bắc với người chiến sĩ. Người chiến sĩ về xuôi chớ quên đi tình nghĩa, chớ quên đi mảnh đất đã từng vào sinh ra tử, mảnh đất đã cùng người sống và chiến đấu không quản khó nhọc, không ngại khổ cực. Mảnh đất ấy là cội nguồn của cách mạng, là nơi ân tình sâu nặng.

Trước lời nhắc nhở ấy, người ra đi không hề có lời đáp lại. Tình cảm của họ được biểu thị bởi hành động:

Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

Dường như cán bộ chiến sĩ về xuôi đã quá thấu hiểu, đã quá quen thuộc với tình cảm, tấm lòng của người ở lại. Họ dù có lưu luyến, có bâng khuâng tiếc nuối thì vẫn phải tiếp tục lên đường. Bâng khuâng” . “ bồn chồn” là 2 từ láy gợi cảm, diễn tả trạng thái, tâm lí của người ở lại: buồn vui, nhớ thương, luyến tiếc. Ba từ láy “tha thiết”, bâng khuâng, bồn chồn đã tạo ra sự đồng điệu, biểu thi bước chân ngập ngừng, lưu luyến. Mười năm năm Việt Bắc và người chiến sĩ cùng nhau trải qua biết bao gian khổ, mất mát.

>> Xem thêm:  Bình giảng đoạn văn sau trong bài tùy bút “Người lái đò Sông Đà" của Nguyễn Tuân: "Thuyền tôi trôi trên sông Đà… nó khắc hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”

Trong thời khắc chia li, hình ảnh khắc sâu nhất với người chiến sĩ có lẽ là “áo chàm”. Áo chàm là màu áo đặc trưng của đồng bao Tây Bắc, màu áo bình dị, đơn sơ, màu áo của sự thủy chung, son sắt. Hành động cầm tay là hành động trao gửi yêu thương, trao gửi tình cảm. Cái năm tay ấy cũng như lời chfao, lời tạm biệt và có lẽ đó là một lời thề của người chiến sĩ với quê hương cách mạng – Việt Bắc. Trái tim người chiến sĩ dù có đi đâu, dù là nơi nào thì vẫn luôn son sắt, thủy chung, tình nghĩa với con người và mảnh đất cách mạng.

Tám câu đầu Việt Bắc nói chung và toàn bài thơ nói chung không chỉ thành công về nội dung mà còn thành công về mặt nghệ thuật. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố nghệ thuật: thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp của ca dao, từ ngữ giàu tính biểu đạt. Tất cả đã tạo nên khúc tình ca về ân tình cách mạng giữa cán bộ về xuôi với đất và người Việt Bắc.

Đỗ Thị Thu Trang

Bài viết liên quan