[Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
[Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
2. Thân bài:
2.1. Quân đội nhà Trần hiện lên với hào khí Đông A ngút trời.
a) Hình tượng anh hùng thờiTrần.
– Tư thế “hoành sóc”: Người lính cầm ngang ngọn giáo Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
– “Giang sơn – non sông “ không gian rộng lớn, mênh mông, nó không đơn thuần là sông, là núi mà là giang sơn, là đất nước, là Tổ quốc.
– Thời gian “kháp kỉ thu”: mấy thu – mấy năm
=> Thời gian, không gian đã nâng cao tầm vóc của người anh hùng vệ quốc, họ trở nên lớn lao kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ.
b) Sức mạnh của quân đội.
– Sức mạnh của quân đội nhà Trần: “tì hổ”, khí thôn ngưu”.
– Khí thế anh hùng của quân đội khí thế ấy sôi sục tới độ at cả sao ngưu, sao mai.
=> Câu thơ như một bức tranh oai hùng quả cảm của người tráng sĩ hiên ngang tới tầm vóc lớn lao của ba quân thời đại được vẽ lên từ bàn tay của người anh hùng tài hoa Phạm Ngũ Lão.
2.2. Nỗi thẹn của tác giả.
-“ Nợ công danh” là món nợ mà người nam nhi luôn muốn trả hết cho đời .
– Tác giả tự cả thấy thẹn với bản thân khi bản thân chưa tạo được công danh cho đất nước và lắng nghe chuyện Vũ Hầu.
=> Đó là cái thẹn có tác dụng nâng cao tâm hồn người tráng sĩ.
3. Kết bài:
– Nghệ thuật so sánh phóng đại cùng các hình ảnh so sánh được chọn lọc kĩ càng, giàu sức gợi, giàu giá trị biểu hiện tư tưởng tình cảm của tác phẩm.
– Bài thơ chính là bức trân sung vẻ đẹp con người anh hùng thời Trần , con người có sức mạnh mang lí tưởng và hòa khí Đông A.
Phân tích bài thơ Tỏ lòng
Bài làm chi tiết
Phạm Ngũ Lão là một võ tướng tài ba và có một trái tim nhạy cảm của một thi nhân. Trong hai cuộc chiến chống quân xâm lược ông đã lập được nhiều chiến công vẻ vang ghi danh sử vàng. Không chỉ có tài về quân sự, mà ông còn để lại nhiều bài thơ về chí trai, lòng yêu nước. Trong đó có tác phẩm Thuật hoài là một bài thơ nổi tiếng, được lưu truyền rộng rãi.
Bài thơ được sáng tác sau chiến thắng quân Mông – Nguyên của quân đội nhà Trần với hào khí Đông A ngút trời. Tác phẩm là loại thơ “nói chí tỏ lòng” qua bài thơ mà bày tỏ và thể hiện nỗi lòng cùng chí hướng của người viết. mang vẻ đẹp hào khí Đông A, thể hiện qua vẻ đẹp của con người và quân đội nhà Trần. Đồng thời, qua đó thể hiện tâm sự và lí tưởng sống cao đẹp của tác giả.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh anh hùng tráng lệ của quân đội nhà Trần:
“Hoành sóc giang san kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”.
Dịch nghĩa:
“Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”.
Hình tượng con người thời Trần được hiện lên với một khí thế hiên ngang. Người lính cầm ngang ngọn giáo Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng chính là hình ảnh những người anh hùng yêu đất nước sẵn dàng hi sinh bản thân mình để bảo vệ chủ quyền của dân tộc Việt Nam.Không gian kì vĩ được hiện lên “giang sơn – non sông “ không gian rộng lớn, mênh mông, nó không đơn thuần là sông, là núi mà là giang sơn, là đất nước, là Tổ quốc . Thời gian mấy thu – mấy năm là thời gian dài đằng đẵng, không biết đã bao nhiêu mùa thu, bao nhiêu năm đi qua, thể hiện quá trình đấu tranh bền bỉ, lâu dài. Tất cả được hiện lên trên một bức tranh được tác giả Phạm Ngũ Lão vẽ lên với một hào khí sôi nổi, quyết tâm chiến thắng, không vì kẻ thù mạnh mà nhục chí. Thời gian, không gian đã nâng cao tầm vóc của người anh hùng vệ quốc, họ trở nên lớn lao kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ. Đọc câu thơ ta càng cảm thầy tự hào thêm về những người anh hùng của quân đội Việt Nam lúc bấy giờ.
Ở câu thơ thứ hai, “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”. Câu thơ có hai cách hiểu, thứ nhất quân đội nhà Trần khí thế của ba quân mạnh như hổ báo khí thế hào hùng, mạnh mẽ lấn át cả trời cao, cả không gian vũ trụ bao la, rộng lớn. Cách hiểu thứ hai cách dịch khác là “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”. Vả hai cách đều toát lên được khí thế anh hùng của quân đội khí thế ấy sôi sục tới độ at cả sao ngưu, sao mai. Nghệ thuật so sánh phong đại cùng giọng điệu hào hùng mang lại hiệu quả cao. Hai câu thơ như một bức tranh oai hùng quả cảm của người tráng sĩ hiên ngang tới tầm vóc lớn lao của ba quân thời đại được vẽ lên từ bàn tay của người anh hùng tài hoa Phạm Ngũ Lão. Từ bức tranh ấy như tiếp thêm cho ta lòng tự hào và ý trí đánh bại kẻ thù xâm lược.
Trong hai câu thơ cuối là sự hộ thẹn đáng tự hào của tác giả khi sự nghiệp công danh chưa thành. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn:
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”.
Dịch nghĩa:
“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
“ Nợ công danh” là món nợ mà người nam nhi luôn muốn trả hết cho đời . Từ xa xưa, theo quan niện Nho Gío đã là nam nhi ai cũng muốn gắng sức mình thành đạt, cô gắng lập công để lại sự nghiệp, lập danh để lại tiếng thơm muôn đời để bản thân mình không phí hoài, không nuối tiếc, để cuộc đời mình thêm ý nghĩa cống hiến hết mình vì dân vì nước. Đối với Phạm Ngũ Lão thì công danh vẫn là một thứ mà còn vương nợ với ông.
Tác giả tự cả thấy thẹn với bản thân khi bản thân chưa tạo được công danh cho đất nước và lắng nghe chuyện Vũ Hầu. Vũ Hầy là Gia Cát Lượng bên Trung Quốc, người có tài kinh bang tế thế, từng giúp Lưu Bị làm nên cơ nghiệp nhà Thục. Cái thẹn ở đây không phải là cái thẹn bình thường. Đó là cái thẹn có tác dụng nâng cao tâm hồn người tráng sĩ. Phạm Ngũ Lão quả là con người có hoài bão, là người có trách nhiệm ,một vị tướng tài ba, anh dũng biết hi sinh luôn đặt lợi ích đất nước lên trên hàng đầu. Nghệ thuật so sánh phóng đại cùng các hình ảnh so sánh được chọn lọc kĩ càng, giàu sức gợi, giàu giá trị biểu hiện tư tưởng tình cảm của tác phẩm.
Bài thơ chính là bức trân sung vẻ đẹp con người anh hùng thời Trần , con người có sức mạnh mang lí tưởng và hòa khí Đông A. Qua đấy ta rút ra được bài học sống cần phải có hoài bão ước mơ. Gắn khắt vọng lợi ích của bản thân với lợi ích của nhân dân đất nước.
Bùi Thị Chung