[Văn mẫu học trò] Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
[Văn mẫu học trò] Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn và bản dịch của Đoàn Thị Điểm thông qua đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
2. Thân bài:
2.1. Nỗi cô đơn lẻ loi của người Chinh phụ.( 16 câu đầu)
* Cử chỉ:
+ Lặng lề, mỏi mệt giữa gian nhà hiên vắng.
+ Thầm gieo: Vừa đi vừa đếm từng bước chân.
=> Suy nghĩ trong lòng người chinh phụ là nỗi cô dơn, nhớ nhung, nỗi đau cho thân phận mình.
* Hành động:
+ “ Rủ”: Buông xuống
+ “ Thác” : Kéo lên.
+ “ Đòi phen”: Nhiều lân
=> Hành động nhàm chán, quanh quẩn. Chờ đợi trong vô vọng, mong ngóng, phấp phổng tin tức của chồng.
+ “ Chim thước”: Chim khách báo tin lành vô tình im bạch
=> Thất vọng, cô đơn đến đau đớn của người chinh phụ.
* Hình ảnh đèn:
Lên hệ với câu ca dao xưa: “Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt”.
=> Người chinh phụ đã gửi niềm tin nỗi nhớ vào ngọn đèn không nghỉ ấy nhưng vớingười khác nó chỉ là vật vô tri, vô giác không thể hiểu được nỗi khổ của nàng.
* Cảm nhận về thời gian chờ đợi:
+ “ Hoa đèn”: đầu đèn đã cháy thafnht han nhưng đã được ngọn lửa nung đỏ lên.
=> Nàng ngồi một mình với ngọn đèn khá lâu.
* Ngoại cảnh:
+ Âm thanh của tiếng gà gáy 5 canh.
+ Hình ảnh câu hòe
=> Bước đi của thời gian. Nghệ thuật lấy độn gtar tĩnh, không gian tĩnh mịch nổi bật trong âm thanh tiếng gà.
+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: Khắc giờ= 1 năm; Mối sầu= biển sa.
=> Thời gian tâm lí kết hợp với từ láy diễn tả nỗi buồn nặng chĩu kéo dài theo thời gian, bao chùm lên cả không gian mênh mông như biển cả.
* Công việc thường làm:
+ Đốt hương
+ Soi gương
+ gảy đàn
=> Bề ngoài cho thấy một cuộc sống an nhàn giàu sang đầy dủ về vật chất nhưng bên trong lại khác. Co thấy người chinh phụ đang rơi vào đỉnh điểm của sự đau khổ.
2.2. Nỗi nhớ thương người chồng ở phương xa và khát khao hạnh phúc lứa đôi ( 8 câu còn lại)
* Mong ước của người chinh phụ.
+ “Gió đông”: Gió mùa xuân mang theo hơi ấm và sự sống
+ “Non Yên”: Điển tích chỉ nơi biên ải xa xôi
+ “Nghìn vàng”: Hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng của người chinh phụ (buồn tủi, cô đơn, lo lắng, trống vắng, hi vọng rồi lại thất vọng)
=> Hình ảnh ước lệ tô đậm nỗi nhớ thương vô tận, câu thơ như đúc vào mối tính, phổ vào hình thức đơn giản trọn vẹn.
+ Từ láy “thăm thẳm, đau đáu”: diễn tả trạng thái khao khát hạnh phúc, nỗi nhớ thương như trà sat vào xương người chinh phụ
* Mối quan hệ con người và cảnh vật
+ “Cảnh buồn”, “người thiết tha lòng”: Vốn là vô tri vô giác nhưng lại là nhuốm màu tâm trạng của con người
Tiêu kiết
– Nội dung : diễn tả Nỗi cô đơn lẻ loi của người Chinh phụ , nỗi nhớ thương người chồng ở phương xa và khát khao hạnh phúc lứa đôi
– Nghệ thuật: Từ láy, hình ảnh ước lệ, so sánh..
3. Kết bài:
Cảm nhân về đoạn trích.
Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Bài văn tham khảo
Nhà văn Nam Cao đã từ nói: “Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có…” Từ xưa đến nay văn học Việt Nam đã từng chứng kiến những sự kiện lịch sử oai hùng, những nỗi đau thương mất mát của con người trong chiến tranh và cả những cuộc chia li, tiễn biệt đầy lưu luyến. Trong đó, ta không thể không kể tới tác phẩm “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trích “ Chinh phụ ngâm” của tác giả Đặng Trần Côn được sáng tác trong thời kì xã hội vô cùng rối ren Lê- Mạc xưng hùng, Trịnh- Nguyên phân tranh. Tác phẩm đã khắc họa rõ nét lòng căm thù giặc, nỗi đau đớn, cô đơn của người chinh phụ trong thời gian đợi chồng đi đánh giặc trở về. Chính vì vậy, tác phẩm được nhiều độc gỉa cùng thời vô cùng tán thưởng. Trong đó, bản dịch của Đoàn Thị Điểm được đánh giá là gần với tác phẩm nhất.
Tác phẩm “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trích “ Chinh phụ ngâm” của tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng thế kỉ XVIII được viết bằng chữ Hán. Tác phẩm này tác giả tập trung tái hiện hình ảnh người chinh phụ với nỗi cô đơn da diết mong ngóng chồng nơi biên ải xa xôi.Với Chinh Phụ Ngâm bằng quốc ngữ, xưa nay nhiều bậc thức giả uyên bác đã phân tích và đánh giá về nhiều phương diện. Vậy mà ngày nay những khám phá mới mẻ và sâu sắc hơn vẫn tiếp tục ra đời. Điều đó chứng tỏ Chinh Phụ Ngâm súc tích biết chừng nào về giá trị nội dung lẫn giá trị nghệ thuật. Tác giả đã chiếu ngòi bút nhân đạo của mình để đồng cảm với số phận người dân trong xã hội, đồng thời tố cáo chế độ phong kiến mục nát đã đẩy người dân tới bước đường cùng của cuộc đời Vời đề tài và cách sáng tác riêng biệt, tác phẩm được Đoàn Thị Điểm dịch sang chữ Nôm. Mọi người nhân định rằng, bà dịch bản này trong thời gian chồng mình đi công tác ở Trung Quốc. Ba sáu câu thơ trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” như muốn Lột tả nỗi lòng của người chinh phụ cô đơn buồn tủi, mong ngóng chồng trở về từng ngày.
Mở đầu đoạn trích, tác giả đã khắc họa rõ nét tâm trạng người cô đơn chinh phụ đang mong ngóng tin tức của người chồng nơi biên ải xa xôi kia:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?”
Giữa một khung cảnh vô cùng tĩnh mịch, không gian mênh mông như là nơi để người chinh phụ trải hết nỗi lòng của mình. Nhịp thơ chậm rãi khắc họa lại càng thêm rõ nỗi lòng của nàng. Hình ảnh “ hiên vắng” và “rèm thưa” gợi một khoảng không gian vô cùng vắng vẻ thêm vào đó là những bước chân của người chinh phụ, bước chân ấy gieo xuống từng bước như gieo vào lòng người đọc những thanh âm của sự lẻ loi cô độc. “Rủ thác đòi phen” ý nói buông rèm xuống lại kéo rèm lên, hành động vô thức lặp đi lặp lại tâm trí của người chinh phụ đã để nơi biên ải xa xôi nên tất cả việc làm đều không kiểm soát. Hai câu thơ tiếp theo sự chờ đợi vô vọng của nàng mong chim khách báo tin lành nhưng mãi chẳng thấy đâu
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?”
“ Chim thước” là loài chim khách báo tin lành. Tương truyền rằng mỗi khi nào ai có người thân đi xa trở về thì loại chim này lại xuất hiện như muốn báo tin vui cho người nhà. Đối với người chinh phụ, sự xuất hiện của loài chim này là một điều khó khăn. Nàng chờ mãi, đợi mãi nhưng chẳng thấy đâu chim khách, chẳng thây đâu tin tức của chồng thay vào đó chỉ là những khoảng chống vô hình, nỗi cô đơn. Nỗi bồn chồn khắc khoải ấy, người phụ nữ không biết chia sẻ cùng ai, đành bộc lộ những tâm tư tình cảm đó với một ngọn đèn leo lét “Đèn có biết dường bằng chẳng biết”. Câu hỏi tu từ xuất hiện trong câu thơ như chính nàng đang tự hỏi bản thân mình.Mượn hình ảnh đèn để nói lên nỗi nhớ thật giống với câu ca dao xưa:
“ Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt”.
Sự cô đơn chống trải này chỉ có mình nàng biết, mình nàng đè nén trong lòng không thể tâm sự hay chia se cùng ai.Trong rèm thắp sáng mãi vẫn là ngọn đèn hiu hắt cùng với một trái tim nhớ nhung chồng mình. Người chinh phụ đã gửi niềm tin nỗi nhớ vào ngọn đèn không nghỉ ấy nhưng với người khác nó chỉ là vật vô tri, vô giác không thể hiểu được nỗi khổ của nàng
Trong nỗi cô đơn ấy có một ngọn đèn khuyu loe loét vẫn luôn được thắp sáng trong đêm khuya:
“Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiếp mà thôi
Buồn rầu chẳng nói nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
Nỗi lòng này riêng chỉ có nàng mới thấu hiểu được. Nỗi buồn như độc chiếm cơ thể nàng khiến nàng không muốn tâm sự cùng ai hay cũng chẳng ai thấu được nỗi cô đơn của nàng .Người phụ nữ cảm thấy cô đơn, trống trải trong chính căn phòng của mình bởi chính không gian chật hẹp, vắng vẻ nơi đây đã làm nàng gợi nhớ đến biết bao kỉ niệm quen thuộc. Hình ảnh“ hoa đèn” có nghĩa đầu bấc đèn đã cháy thành than nhưng lại được ngọn lửa nung đỏ lên.Hành động của nàng lặp đi nặp lại đèn cứ tắt lại được nàng thắp sáng bởi nỗi nhớ chồng khiến nàng không thể ngủ. Nỗi buồn của người chinh phụ đã bao trùm lên cả không gian và thời gian.
Nỗi nhớ chồng khắc khoải ấy nay đã hòa chung với thiên nhiên, mượn thiên nhiên để trải dài nỗi lòng của mình:
“Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.”
Không gian tĩnh lặng, u buồn nổi bật lên là tiếng gà gáy năm canh. Tiếng gà lại “eo óc” gợi cho ta thấy trong một không gian tĩnh lặng, tiếng gà vang lên tang tóc, tang thương đến chán chường. Cây hòe cũng nhuốm một màu buồn bởi nỗi lòng của con người, Từ lát “ phất phơ” gợi tả sự hiu quanh, cô đơn và nỗi nhớ chồng nơi biên ải xa xôi đến da diết. Những câu thơ cho thấy bước đi của thời gian từ ban đêm cho tới tờ mờ sáng. Tác giả đã sử dụng biện pháp lấy động tả tĩnh để nổi bật lên tậm trạng của người chinh phụ. Thời gian giờ đây đối với người chinh phụ không còn tuần tự như nhịp sinh học bình thường của nó nữa mà khắc giờ dài như một năm, mối sầu dài tựa miền biển sa. Hai từ láy “dằng dặc” và “đằng đẵng” đã lột tả rõ nét tâm trạng cô đơn của người chinh phụ. Thời gian tâm lí kết hợp với từ láy diễn tả nỗi buồn nặng chĩu kéo dài theo thời gian bao chùm lên cả không gian mênh mông như biển cả
Những câu thơ tiếp theo miêu tả công việc thường ngày của người chinh phụ, người phụ nữ ấy vẫn đang chiến đấu với nỗi cô đơn trong chính tâm hồn mình:
“Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.”
Nếu như người chồng đang ngày đêm phải đối mặt với cái chết, sinh li từ biệt, phải chịu đựng nỗi đau về thể xác do vết cắt do chiến đấu thì người chinh phụ cũng đang từng ngày trải qua nỗi đau do tinh thần, tâm hồn ngày một dằng xé, từng ngày phải chứng kiến tuổi xuân của mình trôi qua trong vô vọng. “ Gượng” là cố gắng làm một cách miễn cưỡng. Từ ngũ được lặp lại ba lần nàng ngày ngày “ gượng đốt hương”, : gượng soi gương”, “ gượng gẩy đàn” hành động cho thấy xác nàng một nơi nhưng hồn nàng luôn trông về biên ải. Nàng mỗi ngày lặp đi lặp lại những công việc đó cho thấy tưởng chưng một cuộc sống an nhàn, giàu sang đầy dủ về vật chất bêntrong lại hoan toàn khác. Nạng gượng mình gảy những phím đàn để xua đi nỗi nhớ, quên đi nỗi cô đơn nhưng giường như sợi đàn mỏng manh không thể san sẻ nổi nỗi lòng cùng nàng giờ đây chỉ còn lại những “phím loan ngại chùng”. Nàng đang rơi dần vào sự tuyệt vọng.
Những câu thơ còn lại tác giả đã khắc họa rõ nét tâm trạng người chinh phụ gửi lòng mình vào thiên nhiên để mong đến được chồng nơi biên ải xa xôi:
“Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ, một câu hỏi không có sự hồi đáp, không mong rằng nhận lại được câu trả lời : “Lòng này gửi gió đông có tiện?”. Mượn hình ảnh thiên nhiê, mượn “ gió đông” để gửi đi tấm lòng nhớ thương chồng nơi “Non Yên”. Phải chăng đây cũng là tâm trạng của dịch giả Đoàn Thị Điểm đồng cảnh với số phận nhân vật. Từ láy “ thăm thẳm” cho thấy sự nhớ nhing đạt tới cực điểm, trời biết đất biết duy chỉ có chàng là không biết.
Trong những câu thơ cuối bài tác giả tập trung tả đến cảnh vật xung quanh, người buồn nên cảnh cũng theo đó mà dẫn đến u sầu:
“ Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đụng tiếng trùng mưa phun”.
Cảnh vật cũng bị cuốn theo nỗi buồn của người chinh phụ, nó nhuốm một màu buồn da diết. Từ láy” đau đáu” diễn tả tâm trạng đau khổ vô tận của nàng .Cành cây, tiếng côn trùng kêu tất cả như làm nổi bật lên số phận cô đơn, nỗi lòng của người chinh phụ. Để rồi nàng luôn luôn ngóng chông, khao khát một hạnh phúc lứa đôi mà nàng luôn mong muốn có được
Bằng tấm lòng nhân đạp của mình tác giả đã khắc họa rõ nét tâm trạng của nhân vật trong “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. Qua đó, ta càng thêm trân trọng, ca ngợi phẩm chất người phụ nữ và thật đáng phê phán tố cao xã hội phong kến mục nát đã đẩy người phụ nữ đến ngục tối của cuộc đời.
Đỗ Thị Thu Trang