[Văn mẫu học trò] Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu


[Văn mẫu học trò] Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

Giới thiệu tác giả tác phẩm, giới thiệu nhân vật.

2. Thân bài:

Hoàn cảnh sáng tác:

– Trong chuyến đi thực tế tại vùng biển miền trung để thực hiện bộ lịch cuối năm theo chỉ đạo của cấp trên

Phân tích nhân vật

* Ngoại hình:

+ Ngoài 40

+ Cao lớn, thô kệch

+ Rỗ mặt

=> Xấu xí thô kệch, đặc trưng của người miền biển.

* Cuộc đời

+ Nghèo

+ Đông con

+ Bị chồng đánh đập.

=> Bất hạnh

* Phẩm chất

+ Cam chịu nhân nhục: bị chồng đánh đập dã man nhưng không van xin, chạy trốn

+ Bao dung vị tha, giàu đức hi sinh.

+ Sâu sắc thấu hiểu lẽ đời: Nhận hết cái sai về mình, thấu hiểu, chia sẻ với chồng.

Tổng kết: Nội dung và nghệ thuật

3. Kết bài:

Cảm nghĩ của nhân vật.

phan tich nhan vat nguoi dan ba hang chai - [Văn mẫu học trò] Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài

Bài văn tham khảo

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời chống Mĩ, cũng là “người mở đường tinh anh và tài năng” cho công cuộc đổi mới văn học sau 1975. Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm tiêu biểu cho các sáng tác của ông thời kì bấy giờ. Và có lẽ nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm của ông đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều suy nghĩ, trăn trở về những câu chuyện đời.

Chiếc thuyền ngoài xa được viết năm 1983 – khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi qua được 6 năm, đất nước trở lại với cuộc sống đời thường. Nhiều vấn đề của đời sống văn hóa nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý, nay được đặt ra. Tác phẩm ra đời trong một chuyến đi thực tế đến vùng biển miền Trung của nghệ sĩ Phùng để thực hiện bộ lịch cuối năm theo chỉ đạocủa cấp trên.

>> Xem thêm:  So sánh tính cách và số phận Mị và A Phủ trong tác phẩm vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Đằng sau khung cảnh đất trời cho, đằng sau bức tranh tuyệt mĩ của thiên nhiên nơi đây là những góc khuất tối tăm mà khó ai để ý tới. Nghịch lí sảy ra ngay trong chính cuộc sống hằng ngày, ngay trong chính gia đình người dân chài nơi đây. Đó là cảnh người chồng đánh vợ một cách thô bạo, còn người vợ thì nhẫn nhục chịu đựng một cách khó hiểu.

Đó là một người đàn bà tác ngoài bốn mươi tuổi, tác giả cũng chẳng biết tên tuổi mà gọi  “mụ”, ” người đàn bà hàng chài” như để ám chỉ nơi đây, có biết bao nhiêu người phụ nữ cũng có chung hoàn cảnh như mụ. Hình ảnh của người đàn bà với ” một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt, dường như đang buồn ngủ”. Dường như cái hình ảnh ấy gọi ra nỗi khổ, nỗi cơ cực của người dân lao động nơi đây.

Theo lời kể của người đàn bà làng chài, mụ từng là con trong gia đình khá giả nhưng xấu xí, bị rỗ mặt sau một trận đậu mùa lên càng khó lấy chồng. Chồng mụ khi xưa là một anh chàng hiền lành, chăm chỉ, hay đến nhà mụ mua bả về đan lưới. Sau đó mụ có mang với anh chàng chài lưới đó – là chồng mụ bây giờ. Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả, lam lũ, bấp bênh. Gia đình nghèo lại còn đông con, thuyền thì chật,… Bị chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ thường xuyên cứ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Thế nhưng, chưa một lần mụ than vãn, kêu ca hay van xin chồng. Dường như đòn roi đã là một điều quen thuộc với mụ, dường như mụ không còn cảm giác đau đớn, thậm chí mụ còn không thèm phản kháng.

>> Xem thêm:  Hãy tả lại người thân của em đang làm việc

Suy cho cùng, sự nhẫn nhịm, chịu đựng của mụ đều vì con, vì cái gia đình nhỏ này cần có người chèo chống. Chị hiểu cơ cực của của cuộc sống mưu sinh đầy cam go trên biển không có người đàn ông: thuyền ở xa biển, cần một người đàn ông khỏe mạnh, biết nghề. Đối với mụ, các con chính là cuộc sống, là lí do để mụ sống tiếp. Khi thằng con trai mụ xăm xăm con dao trên tay định xông vào khi chứng kiến cảnh bố đánh đập mẹ. Mụ đã nhanh tay ôm lấy nó, khóc lóc van xin nó đừng làm ra chuyện có lỗi với đạo lí. Chị hy vọng nó đừng đi vào vết xe đổ của bố mẹ nó. Tình yêu thương của người mẹ dành cho đàn con chính là sức mạnh để người đàn bà ấy nhẫn nhục: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”. Người đàn bà đã chủ động nhận về mình mọi đau đớn để đảm bảo sự sinh tồn cho con cái bởi gia đình đông con sống dựa vào nghề sông nước đầy bất trắc

Không chỉ hy sinh tất cả vì con cái, người đàn bà ấy con bao dung, thấu hiểu cho chồng mình. Khi tòa án đưa ra giải pháp li dị, chị đã từ chối. Chị nhận hết cái sai về mình. Chị cho rằng do mình đẻ nhiều, do nghèo đói, do áp lực lên chồng chị mới như vậy. Mụ giải thích chồng mình khi xưa từng là một người hiền lành chăm chỉ, do hoàn cảnh nên mới trở nên hung bạo, vũ phu. Chính cuộc vật lộn mưu sinh đã biến lão trở thành kẻ vũ phu, thô bạo.

>> Xem thêm:  MS392 - Nghị luận xã hội về tác dụng của việc đọc sách

Đằng sau sự nhẫn nhục của người đàn bà kia là bản năng sinh tồn mãnh liệt của con người lao động và điển hình là những người dân miền biển quanh năm sống chung với lũ, sống chung với khổ, với nghào. Bên cạnh đó hình ảnh người đàn bà hàng chài còn gợi ra  một tấm lòng yêu thương đáng thương, người đàn bà hàng chài vừa lam lũ, chất phác, có tình thương con vô bờ bến, vừa luôn mang nỗi đau, vừa có cái thâm trầm trong việc thấu hiểu các lẽ đời.

Chiếc thuyền ngoài xa khép lại với nỗi trăn trở, day dứt khôn nguôi về hình ảnh người đàn bà làng chài đại diện cho số phận người dân lao động miền sông nước. Người đàn bà điển hình cho người phụ nữ Việt Nam.

Đỗ Thị Thu Trang

Bài viết liên quan