[Văn mẫu học trò] Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân


[Văn mẫu học trò] Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài: 

Kim Lân là trong những nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam, là nhà văn của làng quê, của những người nông dân bình dị

– Tác phẩm Vợ Nhặt sáng tác  1962 lấy bối cảnh của nạn đói năm 1945

– Nhân vật Tràng là đại diện cho kiếp sống con người trong bối cảnh đó: Dù nghèo đói nhưng luôn khao khát hạnh phúc.

2. Thân bài:

Hoàn cảnh sáng tác:

Nạn đói năm 1945, khiến hàng vạn người chết hàng vạn người mất nhà mất cửa.

Phân tích nhân vật:

* Gia cảnh, ngoại hình:

– Dân ngụ cư, nghèo khổ

– Làm nghề đẩy xe bò thuê

– Xấu xí, thô kệch

– Là nạn nhân của nạn đói

=> Khó lấy được vợ.

* Diễn biến tâm trạng

Lúc gặp thị và dẫn thị về nhà:

– Chỉ bằng mấy câu bông đùa và 4 bát bánh đúc Thị đã theo Tràng về.

–  Tràng phân vân do dự nhưng cuối cùng vẫn đưa Thị về.

– Trên đường về: Tràng như một người khác: Anh ta phớn phở, miệng tủm tỉm cười. cái mặt vênh vênh tự đắc.

Khi về đến nhà

– Mong ngóng mẹ về, hồi hộp chờ phản ứng của mẹ

– Khi mẹ về, Tràng nóng lòng thuưa chuyện

=> Ý thức được lấy vợ là chuyện cả đời.

Buổi sáng hôm sau

– Hạnh phúc, niềm vui sướng vẫn vẹn nguyên

>> Xem thêm:  Phần 2 Đề 36: Bạn em đã phấn đấu trong học tập

– Tràng thấy lâng lâng, lửng lơ như người từ trong giấc mơ đi ra.

– “Hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”

=> Vui sướng, hạnh phúc khi có vợ

=> Ý thức được trách nhiệm của mình

Tổng kết:

– Xây dựng tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn

– Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.

3. Kết bài:

Cảm nghĩ về nhân vật.

phan tich nhan vat trang - [Văn mẫu học trò] Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Phân tích nhân vật Tràng

Bài văn tham khảo

Kim Lân là trong những nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam, là nhà văn của làng quê, của những người nông dân bình dị. Nổi bật trong các tác phẩm của ông là truyện ngắnVợ Nhặt sáng tác  1962 lấy bối cảnh của nạn đói năm 1945. Trong đó, nhân vật Tràng là đại diện cho kiếp sống con người lúc bấy giờ: Dù nghèo đói nhưng luôn khao khát hạnh phúc.

Năm 1945, Phát xít Nhật và thực dân Pháp thực hiện nhiều chính sách áp bức, bóc lột nhân dân ta. Chúng bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, chúng vơ vét của cải, thóc gạo của ta đến cùng. Bấy giờ, có hơn hai triệu người chết đói, không khí làng quê đìu hiu, cô quạnh cùng cực. – Nhân vật Tràng là đại diện cho kiếp sống con người trong bối cảnh đó.

Tràng là dân ngụ cư, gia cảnh nghèo khổ. Tràng làm nghề đẩy xe bò thuê. Anh sống với mẹ già. Vì nghèo lại còn xấu xí, thô kệch, tính cách có phần trẻ con nên anh hay bị đám nhỏ trong xóm chêu đùa mỗi khi đi làm về. Cũng chính vì thế nên khó lấy được vợ.

>> Xem thêm:  Tập làm văn: Nghe - kể: Dại gì mà đổi - Điền vào giấy tờ in sẵn

Thế nhưng, dù nghèo đói Tràng vẫn có một tấm lòng hào hiệp: giữa nạn đói khủng khiếp năm ấy, người ta sẵn sàng làm mọi thứ để đổi lấy cái ăn, cái mặc hằng ngày. Nhưng Tràng lại khác, khi thấy người đàn bà nghèo đói, dở hơi, rách rưới thảm hại thì anh lại động lòng thương. Trong lúc bản thân vẫn còn loay hoay vật lộn với cái đói hằng ngày thì anh lại phóng tay đãi người ấy 4 bát bánh đúc. Cuối cùng, chỉ vì mấy câu bông đùa và 4 bát bánh đúc kia, Tràng đã có vợ, người kia tình nguyện theo Tràng về nhà.

Trước tình cảnh ấy, lúc đầu Tràng đâm lo, đâm sợ nhưng rồi cái khát vọng về một mái ấm gia đình, một cuộc sống hạnh phúc bừng dậy mãnh liệt trong lòng Tràng, xua tan bao nỗi lo sợ ấy. “Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng”. Trên đường về: Tràng như một người khác: Anh ta phớn phở, miệng tủm tỉm cười. cái mặt vênh vênh tự đắc.

Khi về đến nhà, Tràng vô cùng trông ngóng mẹ về. Tràng chưa bao giờ ngóng mẹ về như thế. Tràng ngóng mẹ về vì muốn thưa chuyện với mẹ, muốn xem phản ứng của bà khi mình có con dâu. Khi bà cụ Tứ về đến nhà, chàng bắt bà ngồi lên giường để thưa chuyện. Tràng ý thức được lấy vợ là chuyện cả đời.

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội về học tập

Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, anh thấy “nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ, gọn gàng…”. Tràng nhìn người mẹ đang lúi húi giẫy cỏ, nhìn vợ quét lại cái sân. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đã gợi lên trong lòng Tràng một sự thấm thía cảm động.  Hạnh phúc và niềm vui sướng vẫn còn nguyên ttrong lòng anh cu Tràng. Anh thấy lâng lâng như một giấc mơ. Hạnh phúc gia đình đã làm anh thay đổi. Hắn thấy hắn nên người. Tràng đã có một ý thức bổn phận sâu sắc: “hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”.

Kim Lân đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn cùng tài năng  phân tích diễn biến tâm lí nhân vật tài hoa thông qua việc miêu tả thành công hình tượng nhân vật Tràng.

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, là tác phẩm giàu giá trị hiện thực, nhân đạo.  Nhân vật Tràng là đại diên cho một người lao động nghèo khổ mà ấm áp tình thương, niềm hi vọng, lạc quan.

Đỗ Thị Thu Trang

Bài viết liên quan