[Văn mẫu học trò] Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình


[Văn mẫu học trò] Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

Giới thiệu tác giả tác phẩm, giới thiệu nhân vật.

2. Thân bài:

Hoàn cảnh sáng tác:

 – Ra đời vào những năm mà cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai bước vào giai đoạn gay go, ác liệt.

– Truyện ngắn được nhà văn sáng tác vào tháng hai năm 1966, khi ông là phóng viên của tạp chí văn nghệ quân giải phóng, sau đó tác phẩm này được tuyển in trong tập truyện và kí 1978.

Phân tích nhân vật

* Hồn nhiên tinh nghịch dễ mến.

– Phó thác mọi việc trong nhà cho chị.

– Việc gì cũng tranh giành với chị.

– Chụp con đom đóm

– Năn kềnh ra ván ngủ lúc nào không biết.

– Sợ ma, khi ra chiến trường mang theo lá thun.

*Lòng yêu nước, căm thù giặc, kiên cường dũng cảm:

– Giành đi tòng quân với chị khi chưa đủ 18 tuổi

– Chị có bị chặt đầu chứ chừng nào tôi mới bị.

– Hành động một mình đuổi theo xe bọc thép để tiêu diệt.

* Giàu tình yêu thương.

+ Với gia đình:

+ Với đồng đội:

3. Kết bài:

Giá trị của nhân vật+ sức sống tác phẩm.

phan tich nhan vat viet - [Văn mẫu học trò] Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Phân tích nhân vật Việt

Bài văn tham khảo

Nguyễn Thi  nhà văn gắn bó sâu sắc với mảnh đất Nam Bộ, tác phẩm của ông khắc họa vẻ đẹp của con người nơi đây: hồn nhiên, bộc trực, yêu quê hương, … Nhân vật Việt trong tác phẩm là đại diên cho những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

>> Xem thêm:  Bình giảng những câu thơ sau trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi: Súng nổ rung trời giận dữ. Người lên như nước vờ bờ. Nước Việt Nam từ máu lửa. Rũ bùn đứng dậy sáng lòa

Năm 1966,  khi mà cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai bước vào giai đoạn gay go, ác liệt. Khi đó Nguyễn Thi còn là phóng viên của tạp chí văn nghệ quân giải phóng. Truyện ngắn mà Nguyễn Thi sáng tác ngay tại chiến trường Nam bộ.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Ông nội, ba má đều chết trong chiến tranh. Ba của Chiến bị kẻ thù chặt đầu , má Chiến đã mang rổ đi đòi đầu chồng. Chính bà cũng chết khi đi lấy đàu đạn làm thuốc súng cho du kích. Việt sớm nung nấu trong người quyết tâm đi đánh giặc giữ nước, báo thù nhà.

Việt là một câu trai mới lớn, nên trong Việt vẫn còn giữ nguyên nét vô tư, trẻ con, hồn nhiên. Lúc ở nhà, Việt thích đi câu cá, bắn chim, bắt ếch. Mọi việc trong nhà Việt phó hết cho chị Chiến. Tuy vậy, nhưng việc gì Việt cũng dành với chị. Từ chuyện bắt ếch, chuyện bắn tàu chiến Mĩ trên sông Định Thủy đến chuyện ghi tên tòng quân, Việt đều tranh giành với chị.  Sau ngày má mất, nhất là đêm cuối cùng trước lúc đi bộ đội, đom đóm từ ngoài rặng bần kéo vào đầy nhà, Việt cảm thấy “má cũng đã về đâu đây” Việt đưa tay chụp lấy con đom đóm, lăn ra ván cười khanh khách rồi ngủ lúc nào không biết, Là con trai nhưng Việt rất sợ ma, ra chiến trường rồi mà Việt vẫn đem theo  lá thun. Dường như, chiếc lá thun ấy là tuổi thơ, là một phần đời thân thiết của Việt.

>> Xem thêm:  Soạn bài: Trả bài làm văn số 3

Chưa đến 18 tuổi, Việt đã xung phong đi bộ đội, thậm chí là tranh đi tòng quân với chị. Khi chị Chiến nói về việc nếu chẳng may bị giặc bắt sẽ bị chăt đầu thì Việt nghiêm túc trả lời : “Chị có bị chặt đầu chứ chừng nào tôi mới bị chặt.” Câu nói đó cho thấy ý chí quyết tâm cùng sự gan dạ của Việt trước hoàn cảnh đất nước đang bị giặc xâm chiếm.  Mới được 2 tuổi quân, Việt đã lập chiến công dùng thủ pháo tiêu diệt một xe bọc thép của giặc Mĩ. Việt có được những chiến công hiển hách đó bởi lẽ Việt ra trận mang theo sức mạnh truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng của gia đình, sức mạnh của tình thương ba má…, sức mạnh của lòng căm thù quân xâm lược giày xéo quê hương.

Không chỉ là một cậu bé hồn nhiên tinh nghịch, là một người chiến sĩ cách mạng quả cảm, Việt còn là một người có trái tim giàu tình yêu thương, yêu gia đình, đồng đội, yêu quê hương đất nước. Việt quý mến tin cậy đồng đội biết bao, nhất là anh Tánh, anh Công… nhưng Việt không cho ai biết là chú có chị gái tên là Chiến. Bởi Việt chỉ muốn chị Chiến là của tiêng mình, không muốn ai cướp chị đi. Khi bị thương, Việt luôn nhớ về gia đình, nhớ người má đã khuất, nhớ kỉ niệm đau thương mấy chị em theo má lên tới quận đòi “trả đầu ba”.

>> Xem thêm:  Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì ?

Nhìn chung, Nguyễn Thi đã thành công trong việc tái hiện, miêu tả thành công hình tượng nhân vật Việt – người chiến sĩ cách mạng với nhiều nét tính cách khác nhau. Việt điển hình cho thế hệ trẻ Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Qua nhân vật Việt giúp chúng ta có cái nhìn chân thực và sâu sắc nhất về cuộc kháng chiến chống Mỹ, về tinh thần của nhân dân ta. Nguyễn Thi sẽ mãi là một ánh hào quang sáng rực trong nền văn học nước nhà.

Đỗ Thị Thu Trang

Bài viết liên quan