[Văn mẫu học trò] Suy nghĩ về hai ý kiến: Trung thực là chương đầu tiên trong cuốn sách về sự khôn ngoan và Thật thà là cha dại


Đề bài: Bàn về tính trung thực, Thomas Trefferson từng nói:

“Trung thực là chương đầu tiên trong cuốn sách về sự khôn ngoan.”

Song dân gian còn có câu:

“Thật thà là cha dại.”

Em suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên?

(Trích Đề thi Học sinh giỏi Văn 9 Thừa Thiên Huế, năm học 2017-2018, câu 1_8 điểm)

Dàn ý chi tiết

A. Mở bài

Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung hai câu nói

Trích dẫn hai câu nói

B. Thân bài: Phân tích hai ý kiến:

1. Ý kiến của Thomas Jefferson:

– Trung thực là tôn trọng sự thật, không làm sai sự thật

– Khôn ngoan là khéo léo, thông minh.

=> Trung thựckhôn ngoan vì trung thực mang lại nhiều lợi ích, ý nghĩa.

* Lấy dẫn chứng làm rõ luận điểm: Tính trung thực tạo uy tín của cá nhân với cộng đồng, hoàn thiện bản thân và xã hội.

2. “Thật thà là cha dại”:

– “Thật thà” đồng nghĩa với “trung thực”

-“Dại” là thiếu khôn khéo, ranh mãnh, dẫn đến kết quả xấu.

=> Trong một số trường hợp, thật thà sẽ mang lại hậu quả xấu.

* Lấy dẫn chứng xã hội để làm rõ luận điểm: Thật thà với kẻ xấu, thật thà tiết lộ đời sống cá nhân, không biết nói lệch sự thật,… trong một số trường hợp sẽ gây bất hòa, phai mờ các mối quan hệ xã hội.

3. Đánh giá chung về hai ý kiến:

– Tưởng chừng mâu thuẫn nhau nhưng lại bổ sung, hoàn thiện cho nhau

– Cần học tập và khôn ngoan trong cách ứng xử, sử dụng tính trung thực một cách đúng đắn.

>> Xem thêm:  Soạn văn Ra-ma buộc tội chương trình Ngữ văn 10

C. Kết bài

– Trung thực là đức tính quý báu => Cần biết vận dụng phù hợp để mang lại kết quả tốt.

– Trung thực sao cho phù hợp, con người thận trọng trước khi đưa ra quyết định cụ thể.

trung thuc la chuong dau tien cua cuon sach khon ngoan - [Văn mẫu học trò] Suy nghĩ về hai ý kiến: Trung thực là chương đầu tiên trong cuốn sách về sự khôn ngoan và Thật thà là cha dại

Trung thực là chương đầu tiên trong cuốn sách về sự khôn ngoan

Bài văn tham khảo

Trung thực là đức tính cần thiết của mỗi con người. Có rất nhiều ý kiến bàn về đức tính này. Có ý kiến cho rằng trung thực là khôn, có ý kiến lại cho rằng trung thực là dại.

Ví như ngài Thomas Jefferson từng viết:

“Trung thực là chương đầu tiên trong cuốn sách về sự khôn ngoan.”

 Còn nhân dân ta lại có câu:

“Thật thà là cha dại.”

Không phải ngẫu nhiên mà ngài Thomas Jefferson lại nói “trung thực” là “sự khôn ngoan”. Trung thực là tôn trọng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Còn khôn ngoan là khéo léo, thông minh. Nói “trung thực” là “khôn ngoan” vì trung thực mang lại cho con người nhiều lợi ích lớn. Đức tính ấy giúp con người sống thanh thản, đứng đắn; được mọi người tôn trọng. Như khi nhặt được của rơi, chúng ta nên trả lại cho người mất. Trả lại 100 000 đồng cho người mất phải chăng cũng là một hành vi đẹp, cần được tuyên dương? Trong thương mại, chúng ta cần đảm bảo uy tín. Đa số kho hàng xuất khẩu của Trung Quốc đều xuất hiện hàng nhái. Điều đó hầu như không được bắt gặp ở các nước Mĩ, Nhật… Có lẽ đó là lí do mà kasch hàng đều ưa chuộng sản phẩm của họ mà ra sức tẩy chay hàng Trung Quốc. Uy tín của Trung Quốc trên thị trường thế giới có được vững bền không chứ? Như vậy, trung thực quả là “sự khôn ngoan”. Ý kiến của Thomas Jefferson đã khẳng định đúng điều đó, khuyên con người nên rèn luyện và gìn giữ đức tính cao quý “trung thực”.

>> Xem thêm:  Đất nước Việt Nam ta có một nỗi đau mang tên "màu da cam". Để góp phần giảm bớt nỗi đau do di họa của chất độc này, cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân. Hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, “thật thà là cha dại”. Đó là nhận định có từ lâu đời của nhân dân ta. “Thật thà” ở đây đồng nghĩa với trung thực. Còn “dại” là thiếu khôn khéo, ranh mãnh, đưa đến kết quả không mong đợi. Quả thật, trong một số tình huống, nếu ta thật thà thì sẽ mang lại kết quả xấu. Ví như trung thực với người xấu ắt sẽ bị lợi dụng gây hậu quả xấu. Khi bị “cướp” ở cây rút tiền ATM, kẻ trộm yêu cầu ta nhập mã thẻ để rút tiền. Đương nhiên, nếu hắn có được tiền thì chưa chắc dừng lại ở đó. Thật là dại dột nếu ai đó “thật thà” với hắn! Chúng ta hãy vờ chấp nhận rồi nhập ngược mã thẻ. Lực lượng công an sẽ lo phần còn lại nếu họ đến kịp! Tiếp theo, thật thà tung ra cả những chuyện riêng tư của cá nhân cũng không hẳn là đúng đắn. Trong thời đại công nghệ, Facebook đã trở thành người bạn thủy chung với mỗi người. Nhiều người nhiệt tình và thật thà đăng tin về đời sống cá nhân lên các trang mạng. Để rồi người này khen tốt, người kia chê dở… Các xung đột, cãi vả,… phải chăng là dây mơ rễ má của những thứ ấy? Ngoài ra, trong một số trường hợp, chúng ta có thể nói khác đi sự thật để đảm bảo một yêu cầu khác. Khi cô giáo gặp mặt phụ huynh về việc con của ông ấy học rất yếu, cô không thể nói thẳng rằng: “Con của chị học rất dốt. Tôi nghĩ em ấy nắm chắc ghế lưu ban.”. Cô phải từ tốn song nghiêm nghị báo cáo cho phụ huynh tình hình của học sinh. Cô đề ra các giải pháp cũng như nhờ cha mẹ động viên, quan tâm em. Như vậy, trung thực là tốt nhưng ta cần phải linh hoạt để vận dụng tốt đức tính ấy. Nhận định chí lí của ông cha đã khuyên chúng ta: Phải khôn khéo để thật thà không mang lại kết quả xấu.

>> Xem thêm:  Phân tích cảm nhận 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến

 Qua đây, ta thấy rằng nhận định của nhân dân ta đã góp phần bổ sung cho ý kiến của ngài Thomas. Hai ý kiến đều đúng đắn, hữu ích; tưởng chừng như mâu thuẫn nhau nhưng lại bổ sung, hoàn thiện cho nhau.

Trong cuộc sống, trung thực là đức tính quý báu. Song cần biết ứng biến với các tình huống để đức tính ấy được vận dụng phù hợp. Trung thực sao cho đúng, đó là cả một sự đấu tranh trước khi con người đưa ra quyết định cụ thể. Hãy linh hoạt, suy nghĩ và cẩn trọng trước mỗi tình huống thách thức tính “trung thực”!

Nguyễn Đức Minh

Bài viết liên quan