[Văn mẫu học trò] Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
[Văn mẫu học trò] Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
-Giới thiệu tác giả và tác phẩm
2. Thân bài
Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được thể hiện qua các phương diện:
– Tái hiện hình ảnh người nghĩa sĩ trước trận đánh (3- 5):
+ Họ vốn là những người nông dân nghèo khổ.
+ Từ cui cút không chỉ thể hiện cuộc đời lam lũ, lầm lũi của người nông dân mà còn chứa đựng niềm cảm thông của tác giả.
+ Nguyễn Đình Chiểu nhấn mạnh vào đặc điểm họ hoàn toàn xa lạ với việc binh đao nhằm tạo sự đối lập để tôn cao người anh hùng ở đoạn sau (chưa quen cung ngựa… làng bộ).
– Bước chuyển biến khi quân giặc xâm phạm đất đai, bờ cõi của cha ông (6- 9):
+ Chuyển biến về tình cảm: lòng căm thù giặc (ghét thói mọi… cỏ, muốn tới ăn gan, cắn cổ => động từ tình thái, động từ mạnh).
+ Chuyển biến về nhận thức: Một mối xa thư… bán chó => ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp cứu nước.
+ Hành động tự nguyện: mến nghĩa làm quân chiêu mộ và ý chí quyết tâm diệt giặc của người nông dân- nghĩa sĩ (sử dụng những cụm từ có sắc thái biểu cảm mạnh: nào đợi, chẳng thèm, ra sức đoạn kình, ra tay bộ hổ).
=> Những bước chuyển biến được miêu tả chân thực, sinh động, hợp lí, gần gũi với cách suy nghĩ và lời ăn tiếng nói của người nông dân (Trông tin… mưa, ghét… cỏ).
– Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận đánh (10- 15):
+ Hình ảnh đội quân áo vải được khắc hoạ hoàn toàn bằng bút pháp hiện thực, không theo tính ước lệ của văn thơ trung đại, không bị chi phối bởi kiểu sáng tác lí tưởng hoá (10- 12). Những chi tiết chân thực đều được lựa chọn lọc tinh tế, nên đậm đặc chất sống, mang tính khái quát, đặc trưng cao (manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, lưỡi dao phay) => vẻ đẹp mộc mạc, giản dị mà không kém “chất” anh hùng bởi tư thế hiên ngang, coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn (nào đợi tập rèn, không chờ bày bố, nào đợi mang, chi nài sắm).
+ Hình tượng những người anh hùng được khắc nổi trên nền một trận công đồn đầy khí thế tiến công.
Hệ thống từ ngữ: nhiều động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô, hè, ó…), dứt khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ), nhiều khẩu ngữ nông thôn và từ ngữ mang tính địa phương Nam Bộ (nhà dạy đạo, như chẳng có, thằng Tây, hè, ó…)
Phép đối từ ngữ (trống kì – trống giục, lướt tới -xông vào, đạn nhỏ – đạn to, đâm ngang – chém ngược…), đối ý (ta: manh áo vải, ngọn tầm vông – địch: đạn nhỏ, đạn to, tàu thiếc, tàu đồng; vũ khí thô sơ: rơm con cúi, lưỡi dao phay – chiến thắng lớn: đốt xong nhà dạy đạo, chém rót đầu quan hai), đối thanh bằng – trắc (kia – nọ, kì – giục, tới – vào, nhỏ – to…).
=> Khác với hình ảnh lính thú thời xưa:
Ngang lưng thì thắt bao vàng…
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa
=> Nguyễn Đình Chiểu đã phát hiện và ngợi ca phẩm chất cao quí tiềm ẩn sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ của người nông dân là lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc.
Hình tượng nhân vật được đặt trong một kết cấu chặt chẽ, hợp lí. Ngòi bút hiện thực kết hợp với chất trữ tình sâu lắng, ẩn chứa trong từng câu chữ, từng hình ảnh thể hiện nỗi cảm thông, niềm kính phục và tự hào của tác giả. Từ ngữ tinh tế, chính xác, có sức gợi cảm. Nhiều biện pháp tu từ được sử dụng thành công, tạo được hiệu quả nghệ thuật cao.
3. Kết bài
Chốt lại vấn đề của tác phẩm
Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Bài văn tham khảo
Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà văn nổi bật trong văn học trung đại Việt Nam, quan niệm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu rất rõ ràng:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Ông chủ trương sử dụng thơ văn làm vũ khí làm sức mạnh vần xoay cuộc đời, tạo sự công bằng cho tất cả mọi người, chính vì thế mà những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu đều hướng về việc bênh vực những con người yếu thế, ngòi bút của ông luôn chống lại triều đình mục nát, bất công và quân giặc gây hại cho dân cho nước, chính vì vậy cho đến ngày nay người ta vẫn còn nhớ đến những lời thơ đầy sức sống, đầy tình yêu quê hương đất nước trong Lục Vân Tiên, và người đọc ngưỡng mộ hình tượng những người nông dân áo vải hi sinh thân mình trong Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc- họ là một phần không thể thiếu của đất nước dân tộc, họ dám xả thân mình để bảo vệ những người dân vô tội, bảo vệ đất nước và làng xóm của mình. Những con người ấy thật đáng ngưỡng mộ và khâm phục. Từng có cuộc đời thăng trầm khổ cực và bằng sự tài hoa uyên bác của mình cộng với những trải nghiệm không phải bất cứ người nào cũng có, Nguyễn Đình Chiểu đã tạo nên những con người anh hùng dưới ngòi bút của mình, những áng văn làm lay động trái tim người đọc, đưa họ được sống trong quá khứ hào hùng của dân tộc.
Văn tế là loại văn được sử dụng để tưởng nhớ những người đã mất, về hình thức văn tế có thể viết bằng văn vần, tản văn, hoặc biền ngầu, Nguyễn Đình Chiếu đã sử dụng văn tế để tái hiện, phục dựng những người nông dân áo vải đã hi sinh vì đất nước, dân tộc. Họ là những con người có xuất thân tháp bé nhất trong xẫ hội nhưng trong trái tim lại mang bầu máu nóng yêu quê hương da diết. Những hình ảnh đầu tiên về những người nông dân áo vải đã được hiện lên:
Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó
Chưa quen cung ngựa, chưa tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập sung, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng nên hình ảnh cụ thể về những người nông dân áo vải, họ xuất thân nghèo khó, tác giả sử dụng từ cui cút nhấn mạnh bản chất thật thà, chất phác của những người nông dân, mục tiêu của họ chỉ là có một gia đình nho nhỏ, một mái ấm suốt đời để học có thể sinh sống và vun đắp cho mái ấm đó, họ chỉ sợ những ngày sống nghèo khó, cơ cực khó mà ngẩng mặt lên được với người đời, những người nông dân châm lấm tay bùn ấy chưa bao giờ tiếp xúc với binh đao, giáo mác nên lĩnh vực quân sự vốn vô cùng xa lạ đối với họ. Cuộc sống của họ chỉ quanh quẩn với cái cày, con trâu, với ruộng nương. Chính những chi tiết đó khiến cho chúng ta nhớ đến bài Đồng chí của Chính Hữu khi miêu tả xuất thân của những anh bộ đội cụ Hồ:
Ruộng nương anh gửi bạn than cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lạy
Áo anh rách vai, quẩn tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá, chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Thì đây văn học trung đại đã miêu tả cặn kẽ, tỉ mỉ những người anh hùng xuất thân ở tầng lớp thấp nhất của xã hội. Nguyễn Đình Chiểu đã đối lập những công việc đồng áng hàng ngày với những việc binh đao, tác giả làm nổi bật lên sự khó khăn của những người nông dân áo vải khi phải chuyển đổi sang một nghề hoàn toàn xa lạ đối với mình: Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập sung, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó. Đằng sau những người nông dân chất phác thật thà ấy, ẩn chứa những con người anh hùng với trái tim quả cảm và lòng căm thù kẻ thù sâu sắc qua cách nói thật dung dị giản đơn, đậm chất dân dã của tác giả: ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Lòng căm thù ấy càng sâu sắc hơn khi tác giả viết tiếp:
Bữa thấy bòng bong cha trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ông khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn duổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó.
Nào đợi ai đòi, ai bắt, phan này xin ra sức đoạn kình; chẳng them trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ
Từ việc nhận thức được tình hình đất nước đang trong cảnh nguy nan, những người nông dân áo vải đã bộc lộ sự tức giận, căm thù của mình trước sự cao ngạo của kẻ thù, tác giả đã sử dụng những động từ rất mạnh để nhấn mạnh sự căm tức của những người nông dân áo vải; muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ, há để ai chém rắn đuổi hươu, đâu dung lũ treo dê bán chó. Từ đó dấy lên quyết tâm đánh đuổi kẻ thù: phen này ra sức đoạn kình, chuyến này dốc ra tay bộ hổ. Sự thay đổi chuyển biến về nhận thức và hành động chứng tỏ nghĩa quân có tình yêu nước nồng nàn tha thiết và lòng căm thù quân giặc sâu nặng, đồng thời bộc lộ trách nhiệm cao cả của mình đối với đất nước, và quá trình để từ những người dân châm lấm tay bùn trở thành những người lính tinh nhuệ đã được Nguyễn Đình Chiểu viết rất cặn kẽ và tỉ mỉ, điều này khiến cho những ai đọc văn tế đều dấy lên sự khâm phục đối với những người nông dân họ đã bỏ qua mặc cảm tự ti, bỏ qua nguồn gốc xuất thân để đến với cuộc chiến tranh bằng tình yêu quê hương tổ quốc, bằng lòng căm thù quân giặc sâu sắc, hình tượng những người lính đã được hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ:
Khá thương thay!
Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp dân lân mến nghĩa làm quân chiêu mộ.
Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chin chục trận binh thư, không chờ bày bố
Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to xô cửa xông vào liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng sung nổ.
Vẻ đẹp hào hùng của người lính Cần Giuộc đã được tác giả làm nổi bật: những người lính tự biết mình không phải là lính chuyên nghiệp nhưng vì nghĩa vụ, vì trọng trách đất nước giao phó nên họ sẵn sàng hi sinh thân mình để có thể đóng góp bảo vệ sự an toàn cho đất nước. Họ lập ra những ban võ nghệ để tập trận, họ tận dụng tât cả những gì mình có trong tay để làm vũ khí, họ bất chấp sức mạnh hiện đại cả quân thù tất cả đều chung một mục đích kaf giết kẻ thù, bảo vệ sự bình yên cho đất nước. Vẻ đẹp của những nghĩa sĩ Cần giuộc được thể hiện ở khía phách hiên ngang, ngang tàng không sợ trời đất, không run rẩy trước kẻ thù, vẻ đẹp ấy còn toát lên ở sự cương trực, bền gan bền chí trong quá trình đánh đuổi kẻ thù, dẫu rằng quân thù có mạnh, dẫu rằng chúng được trang bị những vũ khí hiện đại nhưng không thể ngăn được lòng quyết tâm, và ý chí chiến đấu đến cùng của những người lính, họ xứng đáng là những người con vĩ đại của dân tộc, họ xứng đáng được khắc ghi sâu trong trái tim của hàng triệu người dân Việt Nam. Để khắc họa hình ảnh quả cảm của những người anh hùng trên, Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng hệ thống từ ngữ: nhiều động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô, hè, ó…), dứt khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ), nhiều khẩu ngữ nông thôn và từ ngữ mang tính địa phương Nam Bộ (nhà dạy đạo, như chẳng có, thằng Tây, hè, ó…)Phép đối từ ngữ (trống kì – trống giục, lướt tới -xông vào, đạn nhỏ – đạn to, đâm ngang – chém ngược…), đối ý (ta: manh áo vải, ngọn tầm vông – địch: đạn nhỏ, đạn to, tàu thiếc, tàu đồng; vũ khí thô sơ: rơm con cúi, lưỡi dao phay – chiến thắng lớn: đốt xong nhà dạy đạo, chém rót đầu quan hai), đối thanh bằng – trắc (kia – nọ, kì – giục, tới – vào, nhỏ – to…). Nguyễn Đình Chiểu đã phát hiện và ngợi ca phẩm chất cao quí tiềm ẩn sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ của người nông dân là lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. Hình tượng nhân vật được đặt trong một kết cấu chặt chẽ, hợp lí. Ngòi bút hiện thực kết hợp với chất trữ tình sâu lắng, ẩn chứa trong từng câu chữ, từng hình ảnh thể hiện nỗi cảm thông, niềm kính phục và tự hào của tác giả. Từ ngữ tinh tế, chính xác, có sức gợi cảm. Nhiều biện pháp tu từ được sử dụng thành công, tạo được hiệu quả nghệ thuật cao.
Từng sống và tiếp xúc gần gũi với những người nông dân hơn ai hết Nguyễn Đình Chiểu hiểu rõ con người và bản chất của họ, bằng trái tim và tâm huyết của một nhà văn của một người nghệ sĩ muốn nhìn thấu mọi vấn đề của cuộc sống, tác giả đã tạo nên những áng văn tế thật sống động và hấp dẫn giới thiệu rõ ngọn ngành hình ảnh của những người lính áo vải. Càng đọc chúng ta càng thêm trân trọng và quý mến phẩm chất của họ, và thấy rõ những người lính ấy đã trở thành một phần không thể thiếu của lịch sử của đất nước, dân tộc. Chúng ta thêm kính phục và ngưỡng mộ những con người như vậy. Bằng tài năng nghệ thuật của mình NGuyễn Đình Chiểu đã làm nổi bật hình tượng thật đẹp của những người lính áo vải, những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Hoàng Bạch Diệp