Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của anh (chị) về hai câu thơ mà mình thích nhất trong bài thơ “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu


Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của anh (chị) về hai câu thơ mà mình thích nhất trong bài thơ “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu

Gợi ý

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước và văn học kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam thế kỉ XIX. Tên tuổi của ông gắn liền với phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam ngay từ những ngày đầu tiên. Thơ ông là tiếng nói là tình thương cho những số phận con người, cho đất nước. Năm 1959, thực dân Pháp đem thuyền lớn đánh chiếm Gia Định, mở đầu thời kì xâm lược đất Lục tỉnh. Tiếng súng của quân giặc đã phá tan cuộc sống bình yên của nhân dân gieo rắc tang tóc đau thương cho xứ sở:

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ đàn chim dáo dác bay’’.

Đây là hai câu thơ xót xa, thương cảm nhất trong toàn bài. Cũng như hai câu đề, hai câu thực lại tiếp tục sử dụng phép đảo, vị ngữ lại được đặt lên vị trí đầu. Còn gì khốn khổ, tội nghiệp hơn là cảnh “bỏ nhà”, “mất ổ”. Việc sử dụng phép đảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh cái tang thượng của cảnh tan đàn sẻ nghé, màn trời chiếu đất, sa cơ lỡ vận. Thê thảm không sao nói hết được. Cảnh tượng thương tâm đó còn càng thương tâm hơn khi kết hợp với hai hình ảnh “lũ trẻ lơ xơ chạy”, “đàn chim dáo dác bay”. Hình ảnh ẩn dụ được tác giả sử dụng rất đắt. Lũ trẻ, đàn chim là những đối tượng nhỏ nhoi, đáng được nâng niu, trân trọng. Vậy thì thảm thương chi bằng hình ảnh đứa trẻ lạc mẹ, bầy chim vỡ tổ? Ấn tượng về cảnh tan tác, tội nghiệp được tô đậm thêm với hai từ láy rất gợi. “Lơ xơ” gợi hình ảnh những đứa trẻ vừa chạy vừa mang tâm trạng run rẩy, ngơ ngác, hớt hải và trơ trọi. “Dáo dác” vừa là nhớn nhác vừa là tán loạn, mỗi con bay một phía trong tiếng kêu thảm thiết. Nỗi kinh hoàng đã được đẩy lên cực độ khiến cho người đọc không khỏi không tiếc thương, đau xót. Hai câu thơ đối rất chỉnh giữa từ với từ, câu với câu, hình ảnh với hình ảnh, đảo ngữ với đảo ngữ, khiến cho hình tượng thơ nâng đỡ nhau, làm nên giá trị sâu sắc. Câu thơ thiên về tả nhưng lại gợi được rất nhiều tình cảm. Không nhìn được bằng đôi mắt thực, Nguyên Đình Chiểu đã dùng trái tim mình để nhìn và cảm thông cho những số phận bất hạnh, cho vận nước đang bị đe dọa trước họa ngoại xâm. Câu thơ vì thế cũng gợi lên tù bạn đọc sự đồng cảm và xót thương cũng như sự cảm phục đối với một tâm hồn, một tài.năng, một nhân cách lớn.

>> Xem thêm:  Bên cạnh chất hiện thực, truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam còn đậm đà chất lãng mạn. Anh (chị) hãy dựa vào tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam để làm sáng tỏ vấn đề này

Sachtailieu.com

Bài viết liên quan