Với nhan đề “Hoa hậu nhặt rác và dòng nước thải từ Vê-đan” báo Tuổi trẻ Online (Thứ hai, ngày 15 tháng 9 năm 2008) có đoạn: “Ngẫu… trên biển cần Giờ”. Dòng tin trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì
Với nhan đề “Hoa hậu nhặt rác và dòng nước thải từ Vê-đan” báo Tuổi trẻ Online (Thứ hai, ngày 15 tháng 9 năm 2008) có đoạn: “Ngẫu… trên biển cần Giờ”. Dòng tin trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì
Gợi ý
Đề bài:
Với nhan đề “Hoa hậu nhặt rác và dòng nước thải từ Vê-đan” báo Tuổi trẻ Online (Thứ hai, ngày 15 tháng 9 năm 2008) có đoạn: “Ngẫu nhiên hay trùng hợp, thời điểm các dòng nước thải, tác nhân đầu độc dòng sông Thị Vải đổ thẳng ra sông cũng là lúc hoa hậu Trải Đất 2007 và hai hoa hậu Trái Đất Singapore và Philipines đang nhặt rác trên biển cần Giờ”. Dòng tin trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì
Bài làm:
Bạn biết không, một đất nước còn lạc hậu như Kenya lại rất nổi tiếng với những khu bảo tồn hoang dã, là điểm đến hấp dẫn với những ai yêu thiên nhiên. Người Kenya có một câu ngạn ngữ mang tính thời sự rằng: “Con người nên đối xử tử tế với mẹ Trái Đất". Vậy mà hiện nay không ít kẻ, được “liệt” vào danh mục “văn minh tiên tiến” lại bạc đãi với mẹ thiên nhiên. Điều đó cứ làm tôi suy nghĩ mãi khi đọc dòng tin “Ngẫu nhiên hay trùng hợp, thời điểm các dòng nước thải, tác nhân đầu độc dòng sông Thị Vải đổ thẳng ra sông cũng là lúc hoa hậu Trái Đất 2007 và hai hoa hậu Trái Đất Singapore và Philipines đang nhặt rác trên biển cần Giờ”. Bạn có nghĩ là ngẫu nhiên chăng?
Dòng tin nhắc tới hai đối tượng với hai hành động đối lập: “nhặt” và “thải”, qua đó bộc lộ hai cách ứng xử trái ngược với môi trường. Một bên coi môi trường như ngôi nhà chung, ra sức giữ gìn, nâng niu. Một phía xem đó đơn giản là bãi rác để thải các chất cặn bã. Biết bao con sông trên hành tinh này phải chết “tức tưởi”, chết “bốc mùi” vì những hành vi dã man đó. Nguyên nhân tại đâu? Do học vấn, trình độ nhận thức… Chung quy, trước thiên nhiên, con người hình thành hai thái độ: người yêu thiên ànnhiên, không vụ lợi; kẻ vắt cạn kiệt thiên nhiên hòng thỏa mãn ham muốn cá nhân, không mg hậu quả. Thời buổi kinh tế phát triển, lợi nhuận đã làm “mờ mắt” không ít kẻ. Dòng tin dường như vô tình mà rất hữu ý, nó nhắc nhở, đồng thời gióng lên một hồi chuông khẩn thiết về việc bảo vệ môi trường. Và tôi lại muốn nói một điều không mới nhưng chưa bao giờ cũ: mỗi chúng ta, bằng việc làm của mình, dù lớn, dù nhỏ, hãy che chở bảo vệ cho hành tinh xanh này!
Yêu thiên nhiên, môi trường, làm sao chúng ta không bức xúc khi chứng kiến những hành động “phi nhân tính” với môi trường. Hàng loạt các hành vi như thế đã bị phanh phui. Một Vê-đan âm thầm đầu độc Thị Vải bằng nước thải trong hàng chục năm khiến những mầm bệnh ung thư sinh sôi không thể kiểm soát. Cá tôm ở Thị Vải vốn giàu có là thế, nay sắp được đưa vào “sách đỏ”. Đó là những hậu quả “nhãn tiền” ta phải trả giá cho sự thịnh nộ của mẹ sông nước. “Có một dòng sông đã qua đời!”, Thị Vải đã qua đời! Nhưng vẫn còn rất nhiều dòng sông đang giãy chết, đang hấp hối. Nếu được nhìn toàn cảnh sông nước Việt Nam, ắt hẳn bạn sẽ nhận ra nhiều con sông đang đổi màu. Sẽ có người phản bác: “Công nghiệp hóa là tất yếu và chúng ta phải trả giá!”. Mong ai đó định phát ngôn những lời ấu trĩ đó, hãy im lặng, dành một phút nhớ đến dòng Đa-nuyp xanh vươn mình khắp châu Âu. Sông Xen hiền hòa uốn lượn quanh Paris hoa lệ. Ở những thành phố hiện đại bậc nhất ấy, con người vẫn sống chan hòa với thiên nhiên đấy thôi! Không, công nghiệp hóa không bắt buộc ta phải trả giá nếu chúng ta biết nâng niu thiên nhiên, coi đó như hơi thở. Đáng lên án, chê trách thay những kẻ muốn đi ngược quy luật ấy. Công ty ăn nên làm ra, ấy vậy mà nhiều ông chủ lại “tiết kiệm” một khoản chi phí “tối cần thiết” là xử lí chất thải, hòng bỏ túi riêng. Chỉ có những con sông là “lãnh đủ”! Đáng chê trách cả những kẻ “thấy việc bất bình làm ngơ” “nhắm mắt cho qua”. Thật là một sự thỏa hiệp độc ác!
Sẽ đến lúc, cơn thịnh nộ của tự nhiên giáng xuống. Chắc chưa ai quên trận mưa lịch sử cuối tháng 10 – 2008 khiến cả Hà Nội kinh hoàng. Nhiều người trắng tay, mất sạch hoa màu, tài sản. Xót xa hơn có bạn học sinh đến trường bị cuốn trôi xuống cống, mọi người phải giăng lưới quanh đó hai cây số để vớt xác… Hỡi những ai đang có ý định thải nước ô nhiễm hay vứt một bịch rác xuống sông, chặt phá cây trên rừng, hãy nhớ đến những thảm cảnh thương tâm của đồng bào, đồng loại mà dùng tay!
Mỗi chúng ta, hãy bảo vệ môi trường sống bằng những việc thiết thực và đôi khi phê phán hành vi sai cũng là cách hương đến điều tốt đẹp hơn. Vạch trần, phê phán những thói xấu là cách giáo dục hiệu quả, ngăn ngừa hành vi đó tái diễn. Tôi từng chứng kiến một cô bé cứ nằng nặc “chất vấn” một người đàn ông hàng xóm vừa “vứt toẹt” một bao rác xuống hè đường. Cô bé kiên nhẫn hỏi: “Sao chú lại làm thế?; “Cô giáo cháu bảo làm thế là xấu lắm!”; “Chú là người xấu à?..”. Bạn có tin không? Người đàn ông phải đầu hàng con bé “lắm chuyên” bất đắc dĩ phải cầm lại bao rác mang đến bỏ vào thùng, nó mới cười toe. Đấy, tôi cứ ngưỡng mộ mãi hành động đó, đã mấy ai dám phê phán trực diện như thế? Đốì với những vụ “trọng án” báo chí cần vào cuộc, sử dụng sức mạnh của mình để đưa ra “ánh sáng” tất cả sự thật và phê phán đích đáng…
Việc xấu thì phê phán không khoan nhượng, những cử chỉ đẹp càng cần biểu dương, khen ngợi. Sự việc ba cô hoa hậu đi nhặt rác không hề cỏn con mà đã gây được sự đồng vọng sâu xa. Tôi đã nghe những bài diễn thuyết kêu gọi bảo vệ môi trường, từng được thấy những sự án bảo vệ môi trường không khả thi. Tất cả, tất cả đều thua xa một hành động thiết thực như thế. Nhặt rác ư? Hành động đó thật đáng biểu dương. Bạn ạ, đừng nói nhiều mà hãy làm, làm những hành động đẹp, như không ít người vẫn đối xử “âu yếm” với môi trường. Những hành động đẹp ấy cần được “nhân rộng” trong tất cả mọi người. Tôi còn biết một học sinh tự giác nhặt rác bẩn trên sân trường trong giờ giải lao, chỉ với suy nghĩ rất hồn nhiên “muốn trường sạch đẹp”. Việc làm ấy tình cờ lọt vào “mắt xanh” của thầy hiệu trưởng, kết quả là một phong trào thi đua giữ gìn môi trường được phát động bởi hành động đẹp đẽ của cậu bé kia. Tôi còn biết, hai nam sinh ở đồng bằng sông Cửu Long mày mò phương thức loại bỏ váng dầu làm sạch nước sông quê hương. Công trình ấy được giải thưởng quốc tế. “Sức nóng” lan tỏa từ những hành động như thế thật lớn biết bao. Hãy ghi nhớ rằng, trong cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường, không ai có quyền đứng ngoài cuộc. Bởi, công việc đó đâu của riêng ai. Đó là việc của bạn, của tôi và tất cả những ai còn muôn sông an toàn, khỏe mạnh. Đừng nghĩ đâu xa, môi trường sông chính là bầu không khí bạn hít thở, là nguồn nước bạn vẫn uống. Đối xử tệ bạc với môi trường sống nghĩa là bạn đang tự giết mình từng ngày, từng giờ…
Vì lẽ đó, cần giáo dục ý thức để mọi người tự nhận thấy sự cấp thiết của việc bảo vệ môi trường, từ đó có hành động thiết thực. Công tác tuyên truyền giữ vai trò chủ đạo. Nhưng thiết nghĩ, lâu nay, công tác này vẫn đi vào lối mòn gây nhàm chán, cần phải làm một “cuộc cách mạng”. Thay vì những khẩu hiệu cứng nhắc, ta nên đầu tư làm những phim tư liệu ngắn, nội dung ấn tượng, đánh mạnh vào nhận thức của người xem, buộc họ phải suy ngẫm. Thú thực trước đây tôi cũng khá hững hờ khi nghe những lời kêu gọi bảo vệ môi trường. Nhưng chính một bộ phim tư liệu ngắn đã thuyết phục tôi hoàn toàn, buộc tôi phải thay đổi cách ứng xử với môi trường. Bộ phim về những chú gấu Bắc cực bị đe dọa “tuyệt chủng” do biến đổi khí hậu toàn cầu, tiếng gào của chú gấu trắng như một lời kêu cứu cứ ám ảnh mãi tâm trí tôi. Và tôi chợt nhận ra rằng, nếu ta cứ mãi hờ hững với môi trường thì sẽ đến lúc chỉ còn trơ trọi con người trên Trái Đất khô cằn.
Hãy cứu lấy Trái Đất! Hi vọng rằng những vụ việc đáng tiếc như dòng nước thải từ Vê-đan không chỉ gây xôn xao rồi chìm vào quên lãng. Các cơ quan chức năng, có thẩm quyền hãy vào cuộc ngay từ bây giờ trước khi quá trễ. Hành động phê phán là cần thiết nhưng cần có những biện pháp cứng rắn hơn để xử lí những hành vi sai trái, răn đe mọi người. Và những cử chỉ đẹp không chỉ cần ta đồng tình mà cần biến nó thành nhiều hành động thiết thực nữa, bạn nhé!
Rachel Carson trong cuốn Silent Spring đã vẽ ra viễn cảnh những mùa xuân lặng lẽ vắng hẳn tiếng chim chóc trên vòm cây nhằm khởi xướng cho phong trào bảo vệ môi trường. Cuốn sách ra đời năm 1962, đã gần nửa thế kỉ trôi qua, chúng ta bảo vệ thiên nhiên ra sao? Hay là chỉ càng làm trầm trọng thêm tình hình? Chẳng lẽ chúng ta nỡ thờ ơ, hờ hững với lời kêu gọi khẩn thiết ấy sao? Những cử chỉ đẹp vẫn còn quá ít so với sự tàn phá dã man. Hãy hành động, hãy cứu lấy hành tinh này, cứu lấy những tiếng chim thoi thóp, cứu lấy bầu khí quyển đầy bụi bặm, và cả những con sông đang đổi màu… Đó cũng chính là chúng ta đang tự cứu mình!
Sachtailieu.com