Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều của đại thi hào Nguyễn Du


Đề bài: “Chị em Thúy Kiều” là đoạn trích Nguyễn Du hướng ngòi bút miêu tả nhan sắc hoa nhường nguyệt thẹn của hai chị em Thúy Kiều. Em hãy phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều của đại thi hào Nguyễn Du để thấy được nghệ thuật miêu tả bậc thầy trong bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

 Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích: đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” được trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những bài thơ tuyệt bút nói về nhan sắc và tài đức của chị em Thúy Kiều

2. Thân bài

  • Giới thiệu về hai chị em Thúy Kiều: Hai chị em họ là con của gia đình Vương viên ngoại
  • Vẻ đẹp của Thúy Vân: Thúy Vân có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng
  • Vẻ đẹp của Thúy Kiều: Vẻ đẹp của Kiều không chỉ như thiên nhiên mà còn vượt trội hơn thiên nhiên
  • Tài năng và số phận của Kiều: Bên cạnh đó Kiều còn giỏi cầm – kì – thi – họa đến mức điêu luyện.

3. Kết bài

 Ý nghĩa của đoạn trích: Như vậy, qua đoạn trích này, Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung của Thúy Kiều và Thúy Vân.

II. Bài tham khảo

Trong những bài thơ cổ viết về các giai nhân thì đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” được trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những bài thơ tuyệt bút nói về nhan sắc và tài đức của chị em Thúy Kiều. Chỉ bẳng hai mươi tư câu thơ lục bát, tác giả đã vẻ nên cả sắc lần tài và đức hạnh của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.

>> Xem thêm:  Thay mặt Chính phủ và Nhân dân Việt Nam gửi thư (điện) chúc mừng Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ có người lái lên vũ trụ

Dưới ngòi bút kì diệu và tài tình của Nguyễn Du, bức chân dung về hai nàng giai nhân tuyệt thế đã được hiện ra:

“Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.”

Hai chị em họ là con của gia đình Vương viên ngoại, và đều là những ả tố nga – người con gái đẹp. Vẻ đẹp của hai nàng không đẹp ở mức bình thường mà là là vẻ đẹp thanh tao của mai, sự trắng trong, tinh sạch của tuyết:

“Mai cốt cách tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.”

phan tich doan trich chi em thuy kieu cua dai thi hao nguyen du - Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều của đại thi hào Nguyễn Du
Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều của đại thi hào Nguyễn Du

Bằng bút pháp ước lệ cùng với phép ẩn dụ đã gợi lên bức chân dung vừa hài hòa lại hoàn hảo cả về hình thức và tâm hồn. Hai nàng có vẻ đẹp đến mức tuyệt mĩ, mười phân vẹn cả mười, tuy nhiên ở mỗi người lại mang những vẻ đẹp khác nhau. Tác giả đã chắt lọc những gì là đẹp đẽ nhất của thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp của hai chị em. Nhìn chung hai chị em Thúy Kiều đều mang một vẻ đẹp lí tưởng, vượt lên trên những khuôn mẫu cái đẹp bình thường. Sau những câu thơ giới thiệu hai chị em, tác giả đã cụ thể đi vào bức tranh chân dung của Thúy Vân:

“Vân xem trang trọng khác vời…

>> Xem thêm:  Thuyết minh về một loại hình văn hóa tiêu biểu của Việt Nam: Tranh Đông Hồ

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Thúy Vân có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng, đôi lông mày sắc nét như con ngài, miệng cười tươi như hoa thắm, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng trắng ngà, mái tóc bồng bềnh như mây và làn da thì trắng hơn tuyết. Tất cả toát lên vẻ đẹp kiều diễm, sáng trong, đoan trang và quý phái. Với vẻ đẹp ấy, Thúy Vân sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ và tính cách điềm đạm.

Khi tả Thúy Kiều, tác giả chỉ sử dụng những nét vẽ thông thoáng bởi chính ông không muốn là một người thợ vẽ vụng về. Sắc đẹp của Kiều được đặt trong sự so sánh với vẻ đẹp của Thúy Vân để thấy được sự hơn hẳn của Kiều về cả vẻ sắc sảo và tài năng trí tuệ:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà…

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Vẻ đẹp của Kiều không chỉ như thiên nhiên mà còn vượt trội hơn thiên nhiên, chúng không còn thua nhường, mà đố kị và hờn ghen. Cái đẹp ấy là của nước non, của không gian mênh mông, thời gian vô tận, làm cho nghiêng nước đổ thành. Bên cạnh đó Kiều còn giỏi cầm – kì – thi – họa đến mức điêu luyện. Chính bởi vẻ đẹp quá toàn mỹ, hoàn hảo nên trong xã hội phong kiến khó có một chỗ đứng cho nàng, dự báo cuộc đời hồng nhan bạc mệnh khó tránh của Kiều. Kết thúc đoạn thơ là câu thơ miêu tả cuộc sống phong lưu khuôn phép, mẫu mực của hai chị em Kiều:

>> Xem thêm:  Trình bày cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh chuyên văn Nguyễn Huệ

“Phong lưu rất mực hồng quần…

Tường đông ong bướm đi về mặc ai”

Tác giả đã buông mành, gạt hết những vẩn đục cuộc đời ra khỏi cuộc sống phong lưu của hai chị em để đề cao cái đức hạnh của hai nàng.

Như vậy, qua đoạn trích này, Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung của Thúy Kiều và Thúy Vân, hai bức tranh mĩ nhân được vẽ bằng thơ, thể hiện bút pháp ước lệ tượng trưng, ngòi bút tinh tế của đại thi hào Nguyễn Du.

Bài viết liên quan