Cảm nhận truyện Lợn cưới, áo mới


Cảm nhận truyện Lợn cưới, áo mới

1.    Trong lời hỏi của anh “Lợn cưới” và lời đáp của anh “áo mới” đều có nội dung thông tin thừa.

Trong câu hỏi “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?” thì từ “cưới” thừa. Bởi vì muốn tìm con lợn sổng chuồng, anh ta phải đưa ra các thông tin có giá trị xác định đặc điểm của con vật như màu sắc, kích cỡ, giống loài. Còn thông tin lợn cưới là thông tin không cần thiết. Việc mất con lợn trong khi nhà đang chuẩn bị làm lễ cưới, lẽ ra anh ta không còn tâm trí nào mà khoe khoang. Nhưng ở đây anh ta cố tình hỏi để khoe, làm người đọc bật cười vì lời khoe và cách khoe không hợp thời điểm.

Trong câu trả lời “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!” thì ý “từ lúc tôi mặc cái áo mới này” là thừa. Thông tin này không liên quan gì đến nội dung câu hỏi của anh kia, lại được đưa ra trước thông tin (về con lợn) mà anh kia đang hỏi, bộc lộ rõ dụng ý khoe của hơn là trả lời.

Cả hai nhân vật hỏi và trả lời đối thoại với thái độ bình thản, coi như một phản xạ tự nhiên, không có gì đáng cười. Có lẽ tính khoe của làm hai anh mờ mắt đến mức không quan tâm người khác nghĩ gì, nói gì, không quan tâm đến thông tin thừa. Chủ đích của hành động hỏi, trả lời chỉ cốt làm sao phô trương được tài sản của mình mà thôi.

>> Xem thêm:  Phân tích truyện Sự tích Hồ Gươm

2.    Cách xây dựng tình huống gây cười rất độc đáo: Một anh hay khoe lại gặp một anh thích khoe khác. Anh chàng “áo mới” chờ đến cả ngày, từ sáng đến chiều mới gặp anh “lợn cưới”, tưởng được khoe ngay, nào ngờ lại bị khoe trước. Nhưng, anh ta cũng chứng tỏ mình không hề kém cạnh. Anh “áo mới” phản ứng mau lẹ: Liền giơ ngay vạt áo ra, bảo: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả. Với hành động vừa trả lời, vừa khoe lại, anh ta “gỡ hoà” một cách nhanh chóng. Tình huống gây cười ở đây được xây dựng dựa trên cuộc chạm trán của hai “cao thủ” về khoe: tận dụng mọi cơ hội để khoe, phản xạ khoe nhanh trong chợp mắt. Không anh nào chịu lép anh nào. Tiếng cười giòn giã mang tính phê phán cũng bật lên từ đó.

3.    Trước hết, truyện phê phán thói xấu khoe khoang, phô trương của cải mà con người dễ mắc phải trong đời sống. Vì thói xấu này mà nhiều khi con người tự biến mình thành một kẻ lố bịch trong mắt mọi người.

Truyện cũng nhắc người ta phải khiêm tốn, không huênh hoang trong bất kì hoàn cảnh nào.

Bài viết liên quan