Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm tính cách của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng


Đề bài: Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm tính cách của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng khi ông Sáu về thăm nhà.

Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 quê ông ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông là người tham gia vào hai cuộc kháng chiến lớn của nước nhà. Những năm tham gia kháng chiến chống Pháp ông chưa làm văn chỉ từ sau năm 1945 tập kết ra bắc ông mới bắt đầu sáng tác, và cho đến khi ông tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thì ông vừa tham gia kháng chiến ông vừa viết văn. Ông sáng tác văn có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch.. các tác phẩm của ông chủ yếu viết về cuộc sống của con người Nam Bộ qua hai cuộc chiến tranh, phản ánh thực tế những gì chiến tranh gây ra cho con người. Tiêu biểu có tác phẩm “Chiếc lược ngà” trích trong tập truyện cùng tên được viết năm 1966 khi hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Truyện ngắn của ông đã khiến cho người đọc xúc động, và thấy những tai hại do chiến tranh gây ra. Trong truyện ngắn này tác giả đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm lí của nhân vật thu và tính cách tìm cảm của cô bé trong lần gặp cha cuối cùng khi ông Sáu về thăm nhà.

Là một đứa trẻ, cô bé Thu có nét tính cách ương bướng nhưng cũng là một đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ và giàu tình cảm. Sau tám năm ông Sáu đi chiến đấu, ông đã nhớ bé Thu và mong gặp nó đến nhường nào. Nhưng ngược lại với thái độ của ông Sáu thì khi gặp lại cô bé Thu lại tỏ ra ngờ vực hoảng sợ trước khuôn mặt của ông, nó chớp mắt nhìn ông như muốn hỏi đây là ai, mặt bỗng tái rồi vụt chạy kêu thét lên: “Má! Má”. Đây dường như là một cuộc gặp gỡ ngoài mong muốn của em bởi em trờ đợi cái người trong ảnh chụp với má ngày xưa.

>> Xem thêm:  Viết về Truyện Kiều có ý kiến cho rằng: "Trong văn chương, ... Nguyễn Du đã vượt qua được cái khó khăn ấy" Thử phân tích một vài nhân vật trong truyện...

Ba ngày nghỉ phép của ông Sáu, Thu đã tỏ ra rất lạnh lùng, dù có ép thế nào cũng không chịu gọi ông Sáu là “ba”. Tình cảm của Thu với cha ngày càng đi xuống từ việc em gọi trống không với ba: “Vô ăn cơm, cơm chín rồi” tiếp theo còn gọi ông Sáu là người ta: “Con nói rồi mà người ta không nghe”,.. những điều đó đã khiến cho tim ông Sáu đau thắt lại, ông không làm gì ông chỉ lặng im và tiếp đến chi tiết quan trọng cũng chính là việc bé Thu không chấp nhận sự chăm sóc của ông Sáu: khi ông gắp cái trứng bỏi vào bát cơm: “Nó liền lấy đũa xoi vào chén để rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe mâm”. Lúc này ông Sau không thể chịu đựng được nữa, ông đã ra tay đánh nó một cái. Nó không khóc, lặng gắp cái trứng vô bát rồi bỏ đi sang nhà ngoại. Tác giả đã miêu tả sự phản ứng của bé Thu ngày càng quyết liệt.

Em thật sự là một cô gái ngang ngạnh, ương bướng nhưng tất cả mọi việc xảy ra là có lí của nó, cũng vì ông Sáu đâu có giống với người mà mẹ cho xem trong ảnh.cái sẹo trên gương mặt của ông Sáu là “viết thẹo dài bên má phải”, “đỏ ửng”, “giần giật”, “trông rất dễ sợ”. Chính vì cái viết sẹo đó đã khiến em không nhận cha, chi tiết viết sẹo là chi tiết đắt giá nhất để tạo nên các tình huống trong tác phẩm này cùng như nó nói về sự độc ác, phá hoại tình cảm gia đình của chiến tranh khiến cha con không nhận ra nhau.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân

Sau khi qua ngoại về nhà. Vào buổi sáng cuối cùng trước khi chia tay, thái độ của em thay đổi hoàn toàn, em đã suy nghĩ rất nhiều. Tình cha con bỗng dậy, em thét lên: “Ba..a….a.. ba!” tiếng kêu thét của em như làm phá vỡ sự yên lặng lúc ấy, tiếng thét là mọi người vui cũng làm cho ta cảm thấy đau nhói trong tim. Đó chính là tiếng “ba” nói kìm nén trong bao năm qua, để giờ được thốt lên. “Nó nhẩy tót lên ôm cổ ba nó”. Hôn đầu, hôn cổ, hôn tóc, và hôn lên cả cái sẹo trên má phải của ba nó. Những giọt nước mắt hối hận của bé Thu đã làm cho không ít người đọc cũng không cầm được những giọt nước mắt.

Qua diễn biến tâm lí của nhân vật bé Thu và tình cảm của em đối với cha khiến cho chúng ta xúc động và qua đó cũng càng căm thù chiến tranh, chiến tranh mang lại cho con người những đau khổ, chiến tranh mang lại sự đau thương mất mát, là những tình cảnh trớ trêu như con không nhận cha, vợ mất chồng, mẹ mất con,.. chính vì vậy chúng ta càng cảm thấy mình được sống trong may mắn, sống trong thời đại hòa bình như hiện nay.

Bài viết liên quan