Cảm nhận về văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê


Cảm nhận về văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê

1. Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) là truyện ngắn được trao giải Nhì trong cuộc thi thơ – văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen tổ chức năm 1992.

2.  Văn bản này thuộc loại văn bản nhật dụng. Nhưng về hình thức đây là một truyện ngắn hoàn chỉnh. Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản là tự sự. Ngoài ra cuộc chia tay (của những con búp bê, của tình cảm thầy trò và của tình anh em) tạo thành ba yếu tố hạt nhân của văn bản, tác giả còn sử dụng phương thức biểu cảm qua cách kể chuyện, đồng thời bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhân vật chính (cũng là người trong cuộc). Sự kết hợp khéo léo giữa hai phương thức này giúp cho văn bản có được giọng điệu truyền cảm, gợi lên nhiều nỗi xót xa trong tâm hồn bạn đọc.

3.  Qua ba cuộc chia tay cảm động, tác giả giúp bạn đọc cảm nhận những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em Thành – Thuỷ, đồng thời cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ không may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh, chia lìa, từ đó biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ về bài Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến

Truyện viết về một cuộc chia li đau đớn của hai anh em Thành và Thuỷ trong hoàn cảnh bố mẹ các em li hôn. Hai anh em vốn rất yêu thương nhau. Cô giáo và các bạn cùng lớp với Thuỷ rất thương cảm và chia sẻ với hai em về nỗi đau đó. Tác phẩm là lời kêu gọi các bậc làm cha mẹ hãy vì con trẻ mà giữ gìn tổ ấm gia đình toàn vẹn, hạnh phúc để không làm tổn thương những trái tim bé bỏng, non nớt, những tình cảm tự nhiên, trong sáng của con trẻ. Truyện cũng nhắc nhở mỗi người cần biết thông cảm, chia sẻ với những nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh.

Điểm đặc biệt của truyện ngắn này là ở chỗ, tác giả không đi sâu kể về sự việc bố mẹ Thành và Thuỷ li hôn; không lí giải nguyên nhân, không trần thuật sự mâu thuẫn, xô xát giữa họ. Toàn bộ truyện ngắn tập trung miêu tả cảnh chia tay của hai em nhỏ. Và nổi bật là tình cảm gắn bó, yêu thương, lòng vị tha, nhân hậu của những đứa trẻ – nạn nhân của một cuộc hôn nhân đổ vỡ.

4.  Văn bản được thể hiện theo phương thức tự sự với ba cuộc chia tay. Bởi vậy, lời dẫn chuyện và lời nhân vật là những yếu tố quan trọng:

>> Xem thêm:  Chứng minh rằng Sách là người bạn lớn của con người

–  Lời dẫn chuyện thường có tính chất khách quan nhưng trong văn bản này, lời dẫn chuyện của nhân vật xưng “tôi” cũng là lời của nhân vật chính của truyện (Thành) – người “trong cuộc” trực tiếp chứng kiến và hứng chịu nỗi đau chia lìa như em gái của mình.

Sự lựa chọn ngôi kể này làm tăng thêm tính chân thực của truyện (Thành chứng kiến các sự việc trong gia đình và kể lại), đồng thời, nhân vật chính cũng có điều kiện bộc bạch suy nghĩ, tình cảm một cách hồn nhiên, chân thành và thấm đẫm cảm xúc, bao trùm lên trên hết là tình yêu thương của người anh với em gái. Tất cả đã tạo nên sức thuyết phục của thiên truyện.

–  Lời nhân vật: Truyện có nhiều nhân vật, song mỗi nhân vật lại được thể hiện trong nhiều trạng thái khác nhau. Đặc biệt, truyện có hàng loạt chi tiết cho thấy hai anh em Thành và Thuỷ rất yêu quý, quan tâm và quyến luyến nhau. Đó là chi tiết: (1) Khi chia đồ chơi, tâm trạng của Thuỷ rất mâu thuẫn: vừa thương anh, sợ đêm đêm không có con Vệ Sĩ canh gác anh không ngủ được, không muốn những con búp bê phải chia rẽ, lại vừa giận dỗi anh…; (2) Chi tiết: Trước sự quyến luyến của hai anh em, người mẹ vừa phải giả giọng cay nghiệt (“Thằng Thành, con Thuỷ đâu?”) vừa không kìm nén được lòng mình (“Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ: Đi thôi con.”).

Bài viết liên quan