Em hãy tưởng tượng kể lại chuyện sáu con gia súc so bì công lao


Em hãy tưởng tượng kể lại chuyện sáu con gia súc so bì công lao – Hướng dẫn lập dàn ý

1. Mở đầu

– Các giống vật trâu, chó, ngựa, dê, lợn …

2. Thắt nút

– Trong các giống vật, trâu kẻ vất vả nhất. Sớm tinh mơ đã bị gọi dậy đi cày, đi bừa, ách khoác lên vai, dây chảo xâu đằng mũi.

3. Phát triển

– Chó nghe trâu nói tức khí liền sủa vang nhà, mắt long sòng sọc.

4. Mở nút

– Lợn nghe nói đến mình liền ụt ịt phân bua …

5. Kết thúc

Cả sáu giống vật nuôi trong nhà, giống nào cũng quý, xin đừng tị nạnh thiệt hơn, có thể nhà ta mới lắm phúc.

Em hãy tưởng tượng kể lại chuyện sáu con gia súc so bì công lao – Bài làm

Trong cuộc sống của con người, từ xưa đến nay đều có sự tham gia đóng góp tích cực của các giống vật trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn,… Các giống vật quần quật sớm tối với con người trong mọi việc, làm cho cuộc sống con người giàu có, phong lưu. Tuy vậy giữa các giống vật vẫn thường xảy ra sự suy bì, tị nạnh. Một hôm trâu gặp người than thở:

Trong các giống vật, trâu là kẻ vất vả nhất. Sớm tinh mơ đã bị gọi dậy đi cày, đi bừa, ách khoác lên vai, dây chão xâu đằng mũi. Thôi thì tùy chủ, miệng quát, tay đánh, trâu chỉ một lòng chăm chỉ làm lụng, không kể ruộng cạn đồng sâu, ngày mưa ngày nắng, chỉ mong lúa ngô tươi tốt đê đền ơn chủ. Nhưng vất vả như vậy vẫn chưa hết việc. Khi gặt lúa lại cũng phải do trâu kéo về, rồi lại trâu trục lúa. Hết mùa lúa lại phải đi kéo gỗ, chở phân. Ăn uống thì chỉ có rơm và cỏ, vội vàng cũng chẳng kịp nhai! Chỉ khi về nhà mới đem ra nhai lại. Khi già yếu thì bắt làm thịt, lột da, nghĩ thật là tủi cực trăm đường! Trong khi đó lũ chó chẳng thấy làm gì, ngày hong hóng ăn ba bữa, sủa cuội, sủa nhăng, lắm khi chủ không kịp treo cất thức ăn thì chó liền ăn vụng, thật là vô tích sự!

>> Xem thêm:  Từ bài văn Lao xao của Duy Khánh em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời

Chó nghe trâu nói, tức khí liền sủa vang nhà, mắt long sòng sọc:

– Trời sinh giống nào việc nấy, sao trâu lại dám suy bì? Thử hỏi ai canh giữ cửa nhà, chống quân kẻ trộm? Ai đuổi cáo, ai thức trắng đêm chờ nghe động tĩnh? Thức ăn của chó có gì mà bì? Chỉ cơm thừa canh cặn, xương xẩu bỏ ra mới đến phần chó. Nuôi trâu còn tốn kẻ chăn dắt chứ đâu như nuôi chó, chủ chẳng phải lo gì?

Người an ủi bảo hai con đều giỏi, trước sau người đều yêu quý cả hai. Song, chó lại tị nạnh cùng lũ ngựa, sao chúng lại được ưu đãi quá nhiều. Ngựa được ăn thóc, án cháo đậu xanh, ở nhà lợp ngói, người còn thưởng xuyên tắm táp, chăm lo sửa vó, sửa bờm, sắm yên, sắm lạc, dây cương thì làm bằng bạc, ra vẻ oai phong, mà thực ra chẳng biết cày gừa, giữ nhà gìử cửa!

Ngựa nghe nói hí vang sân trại, kêu to:

– Thử hỏi ai xứng đáng kéo xe, phò giá, phục vụ các đức ông? Ai xông pha trận mạc, vượt hàng trăm dặm? Các người chỉ quanh quẩn xổ bếp, góc vườn, làm sao mà hiểu được ngựa, một kẻ mà chí hướng để ở phương xa!

Người vỗ về nói công lao của ngựa không nhỏ. Nhưng ngựa đâu chịu yên? Ngựa chỉ trích lũ dê nhàn nhã, chỉ biết ăn và nhảy nhốt mà thôi, hễ gặp ai thì cũng kêu be be một cách vô nghĩa.

>> Xem thêm:  Kể về ngày đầu tiên đi học - Bài văn kể về ngày đầu tiên đến trường vào học lớp 1

Dê nghe ngựa nói liền vểnh râu cãi lại:

– Tôi ham ăn cũng chỉ ăn lá, ăn cỏ, không hề phạm vào cây lúa, cây ngô, lá khoai, quả đậu. Nhưng khi cúng tế, xác ngựa tuy to, thử hỏi ai cần? Còn như thiếu dê tôi thi không thành đồ lễ. Anh ngựa thật chi biết nhìn đời một phía mà không biết suy nghĩ. Nếu biết suy nghĩ sao không trách lũ gà, ăn rồi chỉ biết bới rác, phá giậu, phá vườn, ai cho ăn gì, ăn xong thì quẹt mỏ!

Gà nghe nói khinh bỉ nhìn nghiêng:

Xin hỏi các anh, ai có đủ phẩm chất nhân, dũng, tín, văn, võ như tôi? Này đầu có mào là dáng quan văn, chân có cựa là thân tướng võ, có miếng ăn thì cục cục gọi đàn, như thế là nhân. Sáng sáng gáy đúng giờ, như thế là tín, thấy kẻ địch xông tới là đánh, như thế là dũng! Đó là chưa kể chân gà giúp bói toán để biết lành dữ. Gà không được ai chăn dắt thì phải bơi rác chứ sao nhưng gà ăn rất ít có tốn mấy mà kêu? Có đậu ăn nhiều như lũ lợn, ăn no lại nằm?

Lợn nghe nói đến mình liền ụt ịt phân bua:

– Các anh đừng có lắm lời, vì không hiểu lợn. Lợn phải béo mới cúng được thần. Các thứ việc làng, việc xã, cưới xin, tang ma, khao vọng không có lợn thì làm sao xong được? Ở đời mỗi người mỗi việc, xin chớ lắm điều!

>> Xem thêm:  Hãy kể về một câu chuyện vui sinh hoạt (nhận nhầm, nhát gan …)

Người nghe lợn nói liền khen lợn, gà, dê đều giàu đức hy sinh, lại giàu khả năng sinh nở. Cả sáu giống vật nuôi trong nhà, giống nào cũng quý, xin đừng tị nạnh thiệt hơn, có thế nhà ta mới lắm phúc.

Bài viết liên quan