Giá trị hiện thực và nhân đạo trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá


Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là tác phẩm mang đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của nhà thơ Đỗ Phủ. Dựa vào những hiểu biết của mình về bài thơ, em hãy phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

 Giới thiệu tác giả Đỗ Phủ và bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”: Nhà thơ Đỗ Phủ có thể coi là một cây đại thụ của nền văn học cổ điển Trung Hoa, thơ của ông đã ghi lại toàn bộ những hoàn cảnh từ giai đoạn cực thịnh đến suy vong của đời Đường. Ông là người chứng kiến chiến tranh liên miên, cảnh cực khổ và thương tâm của dân chúng dưới chế độ phong kiến

2. Thân bài

  • Giới thiệu bức tranh căn nhà tranh bị gió thu phá: Vào những năm cuối đời, Đỗ Phủ trở về Thành Đô trong hoàn cảnh vẫn cực khổ, bần hàn và nghèo túng, nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè mà ông có được một căn nhà tranh bên cạnh Khe Cán Hoa. Căn nhà hiện lên trong bài thơ trong hoàn cảnh vật lộn với trận cuồng phong của mùa thu
  • Phân tích giá trị hiện thực trong bài thơ: Ông phê phán và lên án chiến tranh phi nghĩa đã gây bao cảnh đời vất vả như chính gia đình ông, nỗi khổ về vật chất và tinh thần của Đỗ Phủ cũng là cái khổ chung của nhân dân lao động và nhà Nho, trí thức thời đó
  • Phân tích giá trị nhân đạo trong bài thơ: Lòng nhân ái của Đỗ Phủ thật cảm động và thiết thức, niềm mơ ước của ông mang sự vị tha đến mức xả thân vì mọi người
>> Xem thêm:  Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện về bài thơ Bếp lửa

3. Kết bài

 Khẳng định ý nghĩa của giá trị hiện thực và nhân đạo trong bài thơ: Dù bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” đã đi qua hơn mười hai thế kỉ nhưng nó vẫn giữ được cho mình một chỗ đứng vững chãi trong trái tim người đọc chính nhờ những giá trị hiện thực và tính nhân đạo bao la tỏa sáng trong bài thơ.

II. Bài tham khảo

Nhà thơ Đỗ Phủ có thể coi là một cây đại thụ của nền văn học cổ điển Trung Hoa, thơ của ông đã ghi lại toàn bộ những hoàn cảnh từ giai đoạn cực thịnh đến suy vong của đời Đường. Ông là người chứng kiến chiến tranh liên miên, cảnh cực khổ và thương tâm của dân chúng dưới chế độ phong kiến. Đặc bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” đã phản ánh những giá trị hiện thực to lớn và tình yêu thương đối với nhân dân lao động.

Vào những năm cuối đời, Đỗ Phủ trở về Thành Đô trong hoàn cảnh vẫn cực khổ, bần hàn và nghèo túng, nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè mà ông có được một căn nhà tranh bên cạnh Khe Cán Hoa. Căn nhà hiện lên trong bài thơ trong hoàn cảnh vật lộn với trận cuồng phong của mùa thu:

“Tháng Tám, thu cao, gió thét già…

Mảnh thấp bay lộn vào mương xa”

>> Xem thêm:  Lập dàn ý tả ngôi nhà
gia tri hien thuc va nhan dao trong bai tho bai ca nha tranh bi gio thu pha - Giá trị hiện thực và nhân đạo trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Giá trị hiện thực và nhân đạo trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Qua cách kể của nhà thơ, ta hình dung được trận thu phong tháng tám rất mạnh, cuốn phăng những tấm tranh bay khắp mọi nơi, mảnh thì bay cao, bay thấp, mảnh thì bay gần, bay xa, treo tót trên ngọn cây hay bay vào mương. Cảnh tượng ấy thật là trớ trêu đối với một ông già như Đỗ Phủ, ông chỉ có thể đứng ngước mắt nhìn theo những tấm tranh bị gió cuốn mà xót xa, bất lực. Thiên nhiên dường như cũng chẳng buông tha cho người áo vải đã bôn ba mưu sinh, đến ngôi nhà tranh trú mưa nắng cũng chẳng còn. Hiện thực xã hội đảo điên, loạn li đã khiến cho đạo đức xã hội suy đồi và xuống cấp trầm trọng. Căn nhà của Đỗ Phủ bị gió thu phá, lũ trẻ thôn Nam lại lấy đó làm thú nghịch ngợm, kéo nhau đến mà cướp tranh đi mất, một ông già tay yếu chân chậm không sao đuổi được, chỉ biết chống gậy quay về đầy đắng cay và bất lực:

“Môi khô, miệng cháy gào chẳng được

Quay về, chống gậy lòng ấm ức”

Tuy nhiên đó chưa hẳn là tất cả sự trớ trêu trong hoàn cảnh của Đỗ Phủ, bởi khi về đêm cơn mưa thu dầm dề đã kéo theo cái lạnh. Nhà dột chẳng khác gì ngoài trời, chăn màn thì đã cũ rách, mưa dai dẳng suốt đêm khiến cho nhà thơ trằn trọc với những mệt nhọc, đói rét và nỗi thương vợ, thương con. Ông phê phán và lên án chiến tranh phi nghĩa đã gây bao cảnh đời vất vả như chính gia đình ông, nỗi khổ về vật chất và tinh thần của Đỗ Phủ cũng là cái khổ chung của nhân dân lao động và nhà Nho, trí thức thời đó. Từ những nỗi đau của dân đen như ông, từ chính hiện thực của gia đình và xã hội, nhà thơ đã thể hiện một khát vọng hòa bình và ấm no cho dân chúng:

>> Xem thêm:  Sông nước Cà Mau

“Ước được nhà rộng muôn ngàn gian…

Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!”

Dù có khổ đau chồng chất nhưng nhân tính và niềm tin của con người không bị hoàn cảnh lấn át, đè bẹp, ngược lại còn vượt lên trên hoàn cảnh. Lòng nhân ái của Đỗ Phủ thật cảm động và thiết thức, niềm mơ ước của ông mang sự vị tha đến mức xả thân vì mọi người.

Dù bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” đã đi qua hơn mười hai thế kỉ nhưng nó vẫn giữ được cho mình một chỗ đứng vững chãi trong trái tim người đọc chính nhờ những giá trị hiện thực và tính nhân đạo bao la tỏa sáng trong bài thơ.

Bài viết liên quan