Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy – Văn mẫu lớp 9 tuyển chọn


Ánh trăng là bài thơ giàu ý nghĩa triết lí của tác giả Nguyễn Duy. Bài thơ gợi nhắc về những kỉ niệm, tình nghĩa trong quá khứ mà trong cuộc sống thường nhật con người đã quên đi để khi giật mình nhận ra không tránh khỏi những xót xa, tự trách. Vận dụng những hiểu biết của mình về bài thơ, em hãy phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích bài Ánh trăng

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

  • Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
  • Bài thơ “Ánh trăng” là bài thơ hay của Nguyễn Duy.

2. Thân bài

-Trăng trong quá khứ:

+ Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm thời thơ ấu ở làng quê

+ Con người sống hòa hợp với thiên nhiên

+ Ánh trăng gắn bó với cuộc chiến tranh ác liệt của người chiến sĩ trong rừng sâu, trăng trở thành tri kỉ, tưởng chừng như chẳng thể quên được “vầng trăng tình nghĩa”

-Trăng trong hiện tại:

+ Từ hồi về thành phố hoa lệ, con người dần lãng quên trăng, trăng như “người dưng”

+ Rồi bất chợt thành phố mất điện, con người gặp lại trăng, bao nhiêu kỉ niệm cũ ùa về

+ Con người nhận ra sự vô tình của mình trong khi trăng vẫn vẹn nguyên không thay đổi.

3. Kết bài

Nêu cảm nhận về bài thơ:Bài thơ là lời nhắc nhở con người phải sống tình nghĩa, thủy chung, không được lãng quên quá khứ.

>> Xem thêm:  Nghị luận về vấn đề Game online vấn nạn học đường

II. Bài tham khảo cho đề phân tích bài Ánh trăng

   Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.  Những sáng tác của ông đi vào lòng người đọc bởi sự chân thành, gần gũi và mộc mạc. Bài thơ “Ánh trăng” là một bài thơ rất hay của Nguyễn Duy, đó là lời nhắc nhở về những năm tháng chiến đấu gian lao của tác giả khi còn ở ngoài chiến trận gắn bó sâu sắc với thiên nhiên đất trời.

   Bài thơ là mạch cảm xúc từ quá khứ đến hiện tại. Bài thơ mở đầu với hình ảnh ánh trăng gần gũi, thân thiết, gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ trong những năm tháng chiến tranh ác liệt:

                               “Hồi nhỏ sống với đồng

                                với sông rồi với bể

                                hồi chiến tranh ở rừng

                                vầng trăng thành tri kỉ”

phan tich bai tho anh trang cua nguyen duy – van mau lop 9 tuyen chon - Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy – Văn mẫu lớp 9 tuyển chọn
Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Đoạn thơ như một lời tâm sự hoài niệm về quá khứ gắn bó với trăng trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt của tác giả. Một cuộc sống hòa quyện với thiên nhiên, với đất trời “với sông, với bể”, một cuộc sống hết sức bình yên mà cũng không kém phần nhộn nhịp. Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, sống trong rừng sâu, âm u quạnh vắng, trăng đã trở thành người bạn tri kỉ của tác giả.

                               “Trần trụi với thiên nhiên

                             ….cái vầng trăng tình nghĩa”

Trăng đẹp giản dị, thuần khiết, không cần trang điểm, không cần sắc màu, trăn vẫn đẹp một cách vô tư và ồn nhiên như thế. Cứ ngỡ rằng sẽ chẳng bao giờ quên cái vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa ấy, nhưng không phải thế:

>> Xem thêm:  Em hãy kể về một người mà em cho rằng họ là món quà mà thượng đế trao tặng (người mẹ thân yêu)

                              “Từ hồi về thành phố

                                quen ánh điện cửa gương

                                vầng trăng đi qua ngõ

                                như người dung qua đường”

Chiến tranh kết thúc, người lính rời chiến khu để về với cuộc sống phồn hoa, tấp nập chốn thị thành. Cuộc sống chốn phù du, hoa lệ với “ánh điện, cửa gương” dường như đã làm cho con người ta dễ dàng lãng quên quá khứ, dù đó là một quá khứ hết sức thân thuộc. Cuộc sống hiện đại ấy khiến cho con người dễ quên đi lời hứa sẽ mãi là “ánh trăng tình nghĩa” đã cùng nhau đi qua những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Trăng giờ chỉ là “người dưng” không quen biết. Giọng thơ như chùng xuống, như nghẹn lại, một cảm xúc khó tả khiến cho con người ta cảm thấy có lỗi.

   Nhưng cuộc đời thường xoay vần, không có gì là tồn tại mãi mãi cả. Nhà thơ đã tạo ra một tình huống đặc biệt khiến tác giả nhận ra:

                            “Thình lình đèn điện tắt

                              phòng buyn-đinh tối om

                              vội bật tung cửa sổ

                              đột ngột vầng trăng tròn”

Đoạn thơ mang đến một cảm xúc đột ngột. Những động từ, tính từ  mạnh đã gợi tả sức mãnh liệt trong dòng cảm xúc của nhà thơ “thình lình”, “vội”, “bật tung”, “đột ngột” chính là sự thay đổi trạng thái cảm xúc của con người khi thành phố bị mất điện. Trăng vẫn tròn như vậy, vẫn vẹn nguyên chỉ có con người là thay đổi, là không nhận ra hay vô tình quên đi mất những kỉ niệm đẹp với ánh trăng.

>> Xem thêm:  Bài 3 - Xây dựng đoạn văn trong văn bản

   Chính trong hoàn cảnh ấy những kỉ niệm cũ lại ùa về, nhà thơ bỗng thấy được người bạn tri kỉ năm xưa trong một niềm vui vỡ òa:

                          “Ngửa mặt lên nhìn mặt

                           …như là sông là rừng”

Mặt đối mặt với vầng trăng hiền hòa, kí ức về đồng, sông, bể, rừng khiến tác giả chạnh lòng yếu đuối, một cảm giác xót xa tủi hờn khi vô tình quên mất ánh trăng.

   Khổ thơ cuối mang tính hàm nghĩa độc đáo, đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lí:

                                  “Trăng cứ tròn vành vạnh

                                    kể chi người vô tình

                                    ánh trăng im phăng phắc

                                    đủ cho ta giật mình”

Trăng vẫn thế, vẫn “tròn vành vạnh”, vẫn cứ im lặng không một lời trách móc con người nhưng con người lại vô tình lãng quên trăng để ròi khi gặp lại trăng phải giật mình hối lỗi. Sự đối lập giữa trăng và người đủ để khiến cho lương tâm của con người thức tỉnh. Khổ thơ như lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thấm thía, sâu sắc cho những ai đang dần lãng quên đi quá khứ.

   Với giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó vơi thiên nhiên, đất nước. Bài thơ là lời nhắc nhở con người phải biết sống tình nghĩa, không được lãng quên quá khứ.

Bài viết liên quan