Phân tích tâm lý và tình cảm tích cách của bé Thu trong lần gặp cha lần cuối khi ông Sáu về thăm nhà


Đề bài: phân tích tâm lý và tình cảm tích cách của bé Thu trong lần gặp cha lần cuối khi ông Sáu về thăm nhà

“Trong sự nghiệp văn chương, Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn xuất sắc của Việt Nam. Các truyện ngắn của ông giản dị và dễ đi vào lòng người. Nó chứa đựng tất cả các yếu tố để làm nên vẻ đẹp cho một câu chuyện: ngôn ngữ đối thoại, cách dựng truyện, lựa chọn nhân vật… Trong các tác phẩm ấy, ông kể câu chuyện xúc động, thật đến mức giống như không phải ông đang viết văn mà là kể cho chúng ta nghe những câu chuyện của chính cuộc đời của ông vậy”.

Ngoài nhân vật ông Sáu và anh Ba thì bé Thu được xem là nhân vật khiến người đọc vừa giận vừa thương. Trong lần về thăm con gái lần cuối, vì chiến tranh ông Sáu bị một vết thẹo trên mặt làm cho bé Thu vừa thấy sợ hãi, vừa không dám nhận cha. Nhưng vì tình cảm chân thành và tình yêu thương vô bờ bến của ông Sau đã khiến bé Thu cảm động, sau một thời gian, bé Thu đã nhận ông Sáu là ba của mình, nhưng đó là thời điểm anh Sáu hết ngày nghỉ phép, đành phải xa con lên đường làm nhiệm vụ, vì quê hương, vì gia đình và vì bé Thu.

Tình cảm và Tâm lý của bé Thu được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 trước khi Thu nhận ra ba, và sau khi nhận ra ba.

khi thấy một người đàn ông xa lạ nhận mình là con và gọi khiến bé Thu giật mình và tròn mắt nhìn, nó rất ngơ ngác và lạ lùng và rồi anh Sáu tiến lại phía con giơ hai tay như muốn đứa con chạy lại ôm chầm lấy mình, giống như anh đã tưởng tượng ra trước đó khi chưa về gặp con. Nhưng khuôn mặt Thu lại tái đi rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má, Má”. Phản ứng của bé Thu lúc đó là vô cùng bình thường, tự nhiên thể hiện sự ngạc nhiên và sợ hãi. Em sợ hãi cũng phải thôi bởi vì anh Sáu đối với em là hoàn toàn xa lạ, chắc là em đang nhớ tới ời mà người lớn vẫn dặn dò mình rằng: “trong dân gian có những ông Kẹ, ông Ba Bị thường đến dụ dỗ và đi bé trẻ con” và không được nghe theo lời người lạ, nên khi anh Sáu như thế, gọi bé khiến bé hoảng sợ là đúng rồi, vì đó là một người đàn ông xa lạ, lại có vết sẹo đỏ ứng trên mặt thì đứa trẻ nào àm chẳng sợ, phản ứng của em đó là tìm gọi mẹ ngay, giống như gà con tìm gọi mẹ khi thấy chim, để được mẹ che chở và bảo vệ.

>> Xem thêm:  Bài 23 - Hành động nói

những ngày anh Sáu ở nhà, anh đã cố gắng gần gũi, vỗ về con nhưng càng vỗ về thì bé Thu lại càng đẩy ra xa. Khi anh khao khát muốn được con gọi mình là ba thì nó chỉ nói trổng và nhất định không gọi anh Sáu là ba, ngay cả khi người lớn bắt vào một trường hơp buộc nó gọi anh Sáu bằng ba nhưng nó nhất quyết không gọi, đó là cả nhà bảo nó trông nồi cơm, cơm nhiều nước và nếu không chắt đi thì nó sẽ nhão, anh Sáu liền dọa nếu cơm nhão thì về mẹ mắng, lượng lự hầu lâu nhưng bé Thu nhất định không gọi và đột nhiên nó nghĩ ra một cách là lấy từng vá múc ra từng vá nước nhỏ. Điều này cho thấy bé Thu là một người thông minh, nó đã tự thoát ra khỏi cái cửa ải đó, nhưng cũng cho thấy bé Thu là đứa cũng vô cùng đáo để.

Khi tới bựa cơm thì anh Sáu muốn thể hiện sự quan tâm của mình dành cho con nên đã gắp cho nó một miếng trứng cá bỏ vào bát của nó, nhưng con bé tỏ ra khó chịu và nó hất cả cái bát có chứa miếng trứng cá đó đi, làm cơm văng tung tóe ra mâm, hành động của nó có phần thiếu lễ độ, khiến anh Sáu không kiềm được tức giận nên đánh nó, ngược lại nó lại chẳng nói năng gì, nó lặng lặng gắp miếng trứng vào bát và bỏ qua nhà ngoài. Đây có thể xem là hành động mãnh liệt, dữ dội của nó đối với ba nhưng đồng thời cũng thể hiện cái tình yêu của nó dành cho ba.

>> Xem thêm:  Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng... Nuôi lớn đời ta tự buổi nào." (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

Bằng một loạt các hành động con bé đã thể hiện được thái độ ngờ vực, lảng tránh. Phản ứng tâm lý của nó là hoàn toàn tự nhiên. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, Thu còn quá nhỏ để hiểu được những tình thế khắc nghiệt và éo le của cuộc đời. Còn người lớn thì không lường trước nên không chuẩn bị cho em đón nhận những bất thường, nên em không chấp nhận anh Sáu là cha vì có vết sẹo trên khuôn mặt khiến anh khác so với hình ảnh mà bé từng được xem. Điều đó chứng tỏ bé Thu muốn dành tình cảm cho người cha của mình thật nguyên vẹn và sâu sắc, một niềm kiêu hãnh về người cha trong tâm trí nó.

Nhưng lúc nó sắp có tình cảm với cha: “lúc đứng vào góc tường, lúc tựa vào cửa, vẻ mặt của nó không bướng bỉnh hay càu nhàu như trước nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”, rồi đột nhiên nó kêu thét gọi lên “Ba” tiếng kêu của nó như xé đi sự im lặng và xé tan ruột gan của mọi người. Nó nhảy lên và ôm chặt lấy ba, nói trong tiếng khóc, hôn ba cùng khắp, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo của ba, dùng tay thiết chăt, không muốn cha đi, vai run lên.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của em về bài thơ Con cò

Qua những hành động đó ta thấy được tình yêu của bé Thu như đã được dồn nén từ lâu mà giờ mới có dịp để bùng phát ra, tình yêu mãnh liệt, xen lẫn sự tiếc nuối, hối hận vì không nhận ra ba sớm hơn, để cha con được đoàn tụ, được tâm sự và trò chuyện với nhau được nhiều hơn. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc, cùng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc và giàu chất Nam Bộ đã khắc họa được hình ảnh nhân vật bé Thu hiện lên vừa đáng thương lại vừa đáng giận.

Bài viết liên quan