Cảm nhận của em về bài thơ Con cò


Cảm nhận của em về bài thơ Con cò

Bài làm

Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất của nền thơ ca Việt Nam hiện đại, ông sinh ra và lớn lên ở vùng đất Quảng Trị. Trước cách mạng tháng tám ông được xếp vào hàng những gương mặt tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới, với phong cách thơ độc đáo trong quyển “Điêu tàn”, khiến cả làng văn học phải nể phục bởi khi đó tuổi đời của ông còn khá trẻ, Hoài Thanh đã nhận xét trong “Thi nhân Việt Nam” là: “Quyển Điêu tàn đã đột ngột xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị”. Sau cách mạng, thơ Chế Lan Viên đã có nhiều sự thay đổi tích cực hơn, hướng về xây dựng nền thơ ca cách mạng, ông khai thác nhiều đề tài về con người và kháng chiến, với nhiều tác phẩm có giá trị cao. Thơ của ông mang một vẻ đẹp trí tuệ, nhiều triết lý sâu sắc được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng – triết lý “chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa”

Bài thơ “Con cò” được Chế Lan Viên sáng tác vào năm 1962, được in trong tập “Hoa ngày thường, chim báo bão”. Nhan đề này vừa mang ý nghĩa tả thực vừa là nghĩa ẩn dụ, gợi lên một hình ảnh đẹp và gần gũi, thân thương với con người Việt Nam, hình ảnh quen thuộc của những cánh cò trắng phau nơi đồng quê bát ngát, hình ảnh cánh cò trong ca dao, trong lời ru của bà, của mẹ đã trở thành biểu tượng đẹp cho nhân cách sáng ngời của những người phụ nữ xưa, tình mẫu tử thủy chung, tình yêu thương theo con. Cảm hứng sáng tác tác bao trùm toàn bài là cảm hứng ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời của mỗi con người.

Trước hết, con cò là hình ảnh tượng trưng cho người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống lao động thường ngày, tuy vất cả, chịu cực khổ mọi bề nhưng ẩn sâu bền trong lớp vỏ xù xì, gai góc ấy lại là những đức tính phi thường, đáng quý. Trong dân gian, chúng ta thường quen thuộc với những câu ca dao:

  •  “Cái cò đi đón cơn mưa
  • Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?
  • Cò về đến gốc cây đề,
  • Giương cung anh bắn cò về làm chỉ
  • Cò về thăm bác thăm dì,
  • Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông”.

Con cò vốn đã là hình ảnh quen thuộc của người nông dân Việt Nam. Màu lông trắng phau của con cò hoà lẫn với màu trắn của những chiếc nón đội đầu nhấp nhô trên cánh đồng lúa, ngày ngày cày cấy, chăm sóc cây lúa. Với tư tưởng trọng nam khinh nữ đã tồn tại và thấm sấu trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, người phụ nữ không thoát khỏi số phận long đong lận đận, với nhiều bi kịch khác nhau, nhưng đều có chung kết cục bi thảm. Cứ như vậy lời hát đau thương dần theo lời ca buồn mà đi vào tâm hồn những đứa trẻ.

  • “Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
  • Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi
  • Mai khôn lớn con theo cò đi học
  • Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”
>> Xem thêm:  Soạn bài bài thơ về Tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

Cánh cò trong lời ru của mẹ đã dần dần trở thành người bạn đồng hành trên mỗi bước đường con đi, theo con từ tận giấc ngủ, trong mỗi giấc mơ, từ lúc con bắt đầu biết ước mơ, biết ươm mầm tương lai rồi sau đó lại cùng con thực hiện vào đời.

  • “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
  • Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Câu hát nhẹ nhàng, tình cảm, thấm đẫm yêu thương của mẹ. Giống như con cò là thông điệp là món quà tinh thần mẹ trao gửi cho con mãi mãi, bên cạnh con, thay mẹ chăm sóc con, mẹ cũng yên tâm hơn. Bài thơ không chỉ ca ngợi tình mẫu tử mà còn là món quà tốt đẹp nhất mà bất cứ người mẹ nào cũng muốn gửi gắm.

Bài viết liên quan