Đề bài: Bàn về truyện cổ tích và ca dao, có ý kiến cho rằng: "Các nhà văn học được văn trong truyện cổ tích và học được thơ trong ca dao" (Đỗ Bình Trị, phân tích tác phẩm văn hóa dân gian, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995, trang 111). Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến nêu trên?
Bài làm
Không biết tự bao giờ, các câu truyện cổ tích và ca dao đã trở thành bến đỗ dạt dào cho bao tâm hồn độc giả neo đậu. Có lẽ là do dòng chảy của nó mang một lớp phù sa êm đềm, lắng đọng sâu trong trái tim ta, để rồi cứ mỗi lần lật mở trang sách, tâm trí ta chỉ muốn phiêu du, bay bổng ở các miền quê, các xứ sở huyền thoại mà ngân nga những khúc ca, những câu hò mượt mà, đằm thắm. Không chỉ thế, truyện cổ tích cùng ca dao còn là một vườn hoa tươi thắm với bao chất men say nồng nàn, quyến rũ để các nghệ sĩ "tìm đến và hút lấy những chất mật tinh túy, ngọt ngào nhất". Phải chăng, đúng như nhà phê bình Đỗ Bình Trị đã phát biểu: " Các nhà văn học được văn trong truyện cổ tích, học được thơ trong ca dao"? Tôi từng rất tâm đắc với lời khuyên của Macxim Gorki: "Tôi khuyên các bạn nên đọc truyện cổ tích, thơ ngụ ngôn, các tuyển tập ca dao…
Hãy đi sâu vào vẻ đẹp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu hài hòa, cân đối trong các bài ca, trong truyện cổ tích… Bạn sẽ thấy ở đó sự phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị của sức mạnh làm say đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa… Hãy đi sâu vào sáng tác của nhân dân, nó trong lành như nước nguồn ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra ". Thì ra, vì thế mà truyện cổ tích và ca dao có sức hấp dẫn, sự lôi cuốn kì lạ đến vậy.
Tôi còn nhớ "Anđecxen đã lượm nhặt những hạt trơ trên luống đất của những người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp lều, từ đó lớn lên và nảy nở những đóa hoa thơ đẹp. Chúng an ủi trái tim của những người cùng khổ". Có chăng, với tài năng thiên bẩm cùng cách sử dụng chất liệu dân gian đã giúp ngòi bút nhân đạo của nhà văn dệt nên bao câu truyện bất hủ như "Cô bé bán diêm". Từng câu chữ như cựa quậy, đầy xúc cảm đang an ủi cô bé tội nghiệp và mạnh bạo lên án, bóc trần sự nghiệt ngã của đất nước Đan Mạch thời bấy giờ. Các nghệ sĩ đã học tập những cái hay, cái đẹp trong dân gian để viết nên các tác phẩm sống mãi cùng thời gian.
Ý kiến của nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị cũng là ý kiến của Gamdatop, Vũ Ngọc Phan, Xuân Diệu,… Nhằm khẳng định tác dụng, chức năng của hai thể loại cổ tích và ca dao nói riêng và văn học dân gian nói chung đối với văn học viết. Nhà văn là người viết văn, làm thơ, hiểu rộng ra là người sáng tác văn học nói chung. Họ "học được văn trong cổ tích" là học được nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của truyện. Đồng thời, "học được thơ trong ca dao"- có nghĩa là học được cảm xúc, nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của ca dao.
Tựu chung lại, các nghệ sĩ học được cái hay, cái đẹp, những giá trị của hai thể loại này. Nó có tác dụng, chức năng to lớn trong quá trình sáng tác của nhà văn. Tuy nhiên, các tác giả không sao chép, rập khuôn một cách máy móc những gì văn học dân gian truyền miệng, mà học tập trên cơ sở sáng tạo, phát huy. Sự kế thừa, đúc kết ấy cũng không phải chỉ ngày một, ngày hai mà có được. Các nhà văn luôn tìm tòi, khám phá, cảm nhận rồi thai nghén, chưng cất sao cho mỗi tác phẩm là "một phát minh về hình thức, một khám phá mới về nội dung". Lúc này, tác giả giống như " một người cho máu ", họ hòa cả linh hồn mình vào từng câu chữ của cổ tích, ca dao với bao phát minh độc đáo, mới lạ, tạo sự tò mò, hứng thú cho độc giả.
Những tác phẩm văn học dân gian ấy đâu phải chỉ một nghệ sĩ sáng tạo mà như Thạch Lam nói " đều có ít nhiều nhà văn " nên dòng sông huyền thoại dân gian ấy cứ dạt dào chảy và thấm nhuần trong tâm hồn các nhà văn lúc bấy giờ. Đây là lúc các tác giả học được sự sáng tạo những điển hình nghệ thuật hoàn hảo, học được nghệ thuật tự sự hấp dẫn, học được cách thức hư cấu cùng những yếu tố tưởng tượng phong phú, đa dạng… Các tác phẩm văn học dân gian cứ nhè nhẹ lan tỏa trong sáng tác của các nghệ sĩ thời hiện đại, tạo nên sức hấp dẫn riêng, để lại sâu trong trái tim ta bao dư ba, xúc cảm. Mỗi lần lạc vào ngưỡng cửa của miền văn học viết, tôi lại được chiêm nghiệm bao điều quen thuộc mà mới lạ. Tôi có cảm giác nó gần gũi, thân thương lắm! Có chăng, là do cái điệu hồn của thế giới cổ tích đang ùa về, lấp lánh tỏa sáng sau từng câu văn của tác giả? Tôi nghe đâu đây tiếng gọi ngọt ngào, dân dã của người dân lao động, của một cô Tấm thảo hiền, nết na hay cả tiếng khóc nghẹn ngào của cậu bé trong truyện "Cây khế". Cứ ngỡ rằng theo thời gian, màu sắc huyền ảo của câu chuyện sẽ tàn phai, nhạt nhòa, mờ ảo trong lãng quên. Nhưng không, cái nét mộc mạc ấy nó đậm đà tình cảm, nó đằm thắm yêu thương tới mức ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người lĩnh hội. Để rồi bây giờ cứ nhớ, cứ vấn vương, cứ muốn đọc mãi những câu truyện kì lạ, sinh động ấy. Có lẽ, các nhà văn, nhà thơ đã vô cùng đúng đắn khi học tập được mạch nguồn này để nuôi dưỡng văn học.
Văn học dân gian đã ra đời từ rất lâu, khi con người bắt đầu biết hy vọng, biết ước mơ và chạm ngõ những cái đẹp của cuộc sống. Cổ tích cùng ca dao ra đời muộn hơn một chút nhưng giá trị của nó vẫn vững bền, rất đáng để các nhà văn đúc kết kinh nghiệm cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Nếu ai đã từng đọc "Ông lão đánh cá và con cá vàng" của Puskin hay "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài đều thấy phảng phất màu cổ tích từ âm điệu đến ngôn từ, ngữ nghĩa. Đặc biệt, trong thơ Tố Hữu, Nguyễn Du, Nguyễn Bính cũng thế, ta đọc lên luôn thấy có một phần máu thịt của ca dao quyện mình ở đó. Chính vì thế mà các nhà văn đã học được nhiều điều từ thành tựu rực rỡ của cổ tích và ca dao.
Bên cạnh đó, có một yêu cầu đặt ra là: "Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại, nhưng tác giả không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều mới mẻ… "- và " điều mới mẻ " ấy chính là sự sáng tạo riêng qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Dường như, "nếu không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả… Nếu anh không có giọng điệu riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ" (SêKhôp). Bởi thế, các nghệ sĩ đã đưa chút gió nhè nhẹ của ca dao, cổ tích thổi vào tác phẩm để tạo nên chất văn riêng. Nó thấm nhuần trong từng trang thơ, trang văn và cả tâm hồn người tiếp nhận. Qua đây, ta thấy được sự nghiên cứu tỉ mỉ, đúng đắn của nhà phê bình Đỗ Bình Trị. Tất cả được minh chứng rõ nét qua các chặng đường mà văn học từ xưa tới nay gửi gắm, bồi đắp cho ta. Chế Lan Viên đã khẳng định: "Vạt áo của nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi. Hãy nhặt lấy chữ của người mà góp nên trang". Vâng! "Chữ của người" từ ca dao, cổ tích bao năm tháng vẫn đi về trong các tác phẩm hôm nay, vẫn nóng hổi, đong đầy tâm trạng như mới ngày hôm qua. Có ai khi lật mở "Truyện Kiều" mà lại không cảm thấy hấp dẫn, lôi cuốn. Dù có đọc đi, đọc lại ta vẫn không cảm thấy chán, vẫn tìm và khám phá ra bao điều thú vị, mới lạ nữa. Có chăng là do chất liệu dân gian đang vút lên qua từng câu thơ, đang len lỏi trong tâm trí ta chút gì đó gần gũi, quen thuộc lắm! Nó khiến ta liên tưởng tới tuổi thơ êm đềm, ngọt ngào trong vòng tay mẹ để nghe những câu ca nồng nàn, tha thiết hay giản đơn như cảm giác thả lòng nhẹ trôi theo gió để nghe tiếng sáo diều vi vu, nghe nó kể về chuyện ca dao ngày xưa bà từng đọc, từng kể. Ôi, sao nó hấp dẫn đến thế! Ta có cảm giác tựa như mình là sắt, đang bị các cuộn nam châm của dân gian kia lôi cuốn mà không tài nào tách ra được. "Truyện Kiều ở đây được Đại thi hào sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ ngắn gọn, dễ hiểu kết hợp với lớp ngôn từ giàu nhạc tính như " chân trời góc bể ", " lá thắm chỉ hồng ",… Ta cũng từng nghe câu " bạc như vôi " rất quen thuộc trong ca dao, thì ở đây thiên tài đã vận dụng, sáng tạo thành:
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Nguyễn Du đã học tập một cách khéo léo để "kiến trúc" cho tác phẩm của mình trở thành "một tập đại thành về ngôn ngữ", dài tới 3254 câu thơ lục bát- một thể thơ đậm đà tính dân tộc. Hay khi miêu tả dòng tâm trạng nàng Kiều nhớ mẹ, nghĩ tới thân phận làm con, Tố Như cũng đã mượn hai câu của ca dao: Thức khuya, dậy sớm chuyên cần Quạt nồng ấp lạnh, giữ phần làm con để nghẹn ngào, cay đắng thốt lên giùm Kiều:
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?
Nguyễn Du đã lọc lấy phần ưu tú nhất trong ngôn ngữ nhân dân để biểu hiện bao cảm nghĩ một cách sáng tạo nhất trong kiệt tác bất hủ này. Trở về với ca dao, chắc hẳn không ai không nhớ hình tượng cụ thể, sinh động như nhớ thương người xa vắng:
Ai đi muôn dặm non sông
Để ai chứa chất sầu đong vơi đầy
Thì trong "Truyện Kiều khi khắc họa nỗi nhớ nhung, sầu não của Kim Trọng, Đại thi hào đã viết:
Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê
Nhờ có dấu ấn của văn học dân gian với sự phong phú, đa dạng mà " Truyện Kiều" đã trường tồn mãi cùng thời gian và nhân loại. Vẫn là những thi liệu, hình ảnh đậm sắc màu ca dao ấy mà sao khi nó hóa thân vào "Truyện Kiều" lại đặc sắc, làm say hồn ta đến thế? Phải chăng, Nguyễn Du đã tìm về với hồn ca dao muôn thuở để hút lấy những gì đẹp đẽ nhất từ ngôn ngữ, hình tượng đến vạn vật chung quanh? Chỉ có thế thì "Đoạn trường tân thanh" mới mang vẻ đẹp tuyệt vời, toàn bích đến vậy. Đến đây, tôi lại chợt nhớ tới nhà thơ Nguyễn Bính. Có lẽ, là do sự đồng điệu của những tâm hồn yêu ca dao chăng? Khi đọc thơ Nguyễn, ta cảm nhận được âm hưởng của thơ ca dân gian còn vang vọng ở thể lục bát, ông đã biết cách làm giàu cho sáng tác của mình trên mảnh đất văn hóa truyền thống này.
Ca dao đã từng có câu:
Có con phải khổ vì con
Có chồng phải ngậm bồ hòn đắng cay
Thì trong thơ Nguyễn Bính ta cũng gặp cái chất liệu quen thuộc ấy nhưng còn có cả phong cách, sự sáng tạo riêng của nhà thơ:
Vì tâm tôi phải chạy đâu
Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay
Cứ đọc lên là thấy hay nhưng nếu hỏi tại sao thì thật không dễ trả lời. Đi sâu vào thơ Nguyễn Bính, ta bị cuốn hút bởi nhịp điệu đều đặn, hài hòa như trong ca dao:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
(Tương tư)
Dường như, lời ăn, tiếng nói của nhân dân đã đi vào trang thơ của ông một cách thuần thục, tự nhiên. Đặc biệt, khi cuộc trò chuyện, tỏ tình của đôi trai gái quê diễn ra:
Nói ra sợ mất lòng em
Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm qua em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
(Chân quê)
Cách thuyết phục, van xin của chàng trai thật tự nhiên, chân thành. Cách nói lòng vòng đậm chất ca dao mà đầy xúc động, yêu thương. Tôi còn nhớ ai đó đã không ngại ngần khẳng định: "Nguyễn Bính là nhà thơ của làng quê Việt Nam". Qủa không sai, dường như ông gửi vào cội nguồn dân tộc những tình cảm mặn mà, thắm thiết để rồi nó cứ nhè nhẹ toả ra trên từng trang thơ- những vần thơ tràn ngập thế giới cổ tích, ca dao. Có chăng, mỗi khổ thơ đều chứa một thứ "điển tích" nào đó?
Quê hương tôi có cây bầu nhị
Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang
Có cô Tấm náu mình trong quả thị
Có người em may túi đúng ba gang
Sao quen thuộc quá! Khám phá thơ ông mà độc giả có cảm giác như mình đang gặp gỡ cô Tấm thảo hiền hay chàng Thạch Sanh dũng cảm năm xưa. Cổ tích, ca dao đã phả vào những tác phẩm hôm nay màu sắc, hơi thở mộc mạc, mang vẻ đẹp truyền thống để góp phần làm nên vẻ đẹp riêng trong từng sáng tác của nghệ sĩ. Nhà thơ Tố Hữu cũng thế, thi sĩ đã sử dụng thể thơ quen thuộc và khắc họa thành công kết cấu mình- ta để thể hiện tình cảm lớn lao dành cho đất nước:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Hay như trong trường ca "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm cũng tìm về ca dao để dệt nên vẻ đẹp của đất nước qua quá trình phát triển ở bề sâu văn hóa:
Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu với những miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Qủa thật, "thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng… Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại". Nhưng họa chăng, nếu các thi sĩ không học thơ trong ca dao thì làm sao có thể viết nên những bài thơ mang dấu ấn như thế? Chỉ có thể học tập, tiếp thu từ dân gian các mạch nội dung cảm xúc của ca dao để phản ánh được nguyện vọng, ước mơ, nỗi niềm một cách sâu sắc nhất. Nghệ thuật điêu luyện của ca dao từ cách gieo vần đến cách sử dụng thể thơ, cách dùng hình ảnh ngôn ngữ đều cuốn hút, độc đáo trong tâm tưởng độc giả. Nhờ sự học tập nhưng không sao chép vụng về mà có sáng tạo ấy của các thi sĩ mà các tác phẩm thơ của ngày hôm nay trở nên ngắn gọn, hàm súc, trong sáng và gợi cảm. Từ đó thơ có sức lay động hồn người, vượt qua được sự sàng lọc, băng hoại của thời gian.
Các nhà văn "không chỉ học tập chất thơ trong ca dao" mà còn "học văn trong cổ tích". Ta đã từng rất ấn tượng khi lạc vào xứ sở cái đẹp của các tác phẩm như " Chữ người tử tù " của Nguyễn Tuân, "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu hay "Vợ chồng A Phủ" mà Tô Hoài đã cất công thai nghén, ấp ủ. Các tác phẩm này đều thấm đẫm chất cổ tích và hiện thực cuộc sống. Từ việc học cách xây dựng mô típ nhân vật, cách thức hư cấu cùng những yếu tố tưởng tượng phong phú, đa dạng. Mỗi lần đọc truyện Tô Hoài, ta có cảm giác như Mỵ là cô Tấm phải chịu bao cay đắng trong miền cổ tích xưa. Cô biết hy vọng, biết vươn lên và đã may mắn được bàn tay của ông tiên, ông bụt vớt lên từ dòng chảy lênh đênh, vô định của biển đời. Có ai lại không muốn thả hồn theo gió mà nghe tiếng thì thào của mảnh đất quê hương qua bài "Bến quê"- một khung cảnh quen thuộc, dân dã mà thanh bình và đẹp đến lạ! Nó khiến ta liên tưởng tới một thế giới cổ tích lung linh sắc màu, cũng mộc mạc, bình dị và chan chứa tình người như thế. Chắc hẳn, các nhà văn phải miệt mài học tập, sáng tạo lắm mới có thể dệt nên bao tác phẩm hấp dẫn, lôi cuốn tâm trí người đọc đến vậy. Cũng nhờ có cổ tích mà người nghệ sĩ biết tạo dựng cho "đứa con tinh thần" của mình một không gian huyền ảo, kì lạ. Gieo lên trong tâm hồn nhân vật những ước mơ, những khát khao tươi đẹp. Đến với
"Chuyện người con gái Nam Xương", ta thấy có bao phép màu diệu kì đang nảy nở, lan tỏa ở cuối đoạn trích. Cô gái Vũ Nương xinh đẹp, nết na ấy sau này cũng được sống một cuộc đời viên mãn, sung túc, đầy tình yêu thương, dù nó chỉ là huyền ảo nhưng cũng đủ để người lĩnh hội thấy rằng quan niệm muôn đời của nhân dân luôn đúng "ở hiền ắt sẽ gặp lành". Ngưỡng cửa ấy khép lại bao giờ cũng có hậu, nó nhen nhóm trong ta niềm tin vào bản thân và cuộc sống- đúng như bản chất của ca dao xưa.
Có thể nói, văn học dân gian là sự kết tinh quá trình sáng tạo nghệ thuật của quần chúng nhân dân qua nhiều thế hệ, đã được sàng lọc nên có giá trị về nhiều mặt. Đặc biệt, nhắc tới cổ tích và ca dao là những thể loại có nhiều thành tựu nổi bật, xuất sắc nhất, nó là "khuôn vàng thước ngọc" cho văn học viết (Vũ Ngọc Phan). Tuy nhiên, đôi lúc ca dao, cổ tích cũng học tập từ các tác phẩm văn học ngày nay để góp phần làm phong phú hơn vẻ đẹp của văn học dân gian. Nhà văn cần phải xem đây là bến đỗ dạt dào, êm đềm để học tập, tiếp thu. Nhưng cũng không chỉ học tập ở hai thể loại này và văn học dân gian mà còn phải phụ thuộc vào mức độ sáng tạo, năng lực cách tân, bản lĩnh, tài năng sáng tạo của cá nhân nhà văn. Các nghệ sĩ chân chính luôn hướng tới vẻ đẹp, biết tìm về cội nguồn văn chương truyền thống để học hỏi, sáng tạo. Từ đó cho ra đời các tác phẩm đời đời trong tâm trí độc giả và mang "thương hiệu" riêng của nhà văn.
"Các nhà văn học được văn trong cổ tích, học được thơ trong ca dao", nên ta cứ mở trang sách ra, từng câu chữ lại có sự hòa quyện vào nhau. Có chút gì đó gần gũi, thân thuộc của thế giới cổ tích, ca dao, nhưng cũng có chút gì đó độc đáo, mới lạ của thời hiện đại. Càng đọc, càng suy ngẫm, ta thấy mình thêm yêu quí, trân trọng các tác phẩm văn học biết bao!…
Mai Thị Thu
Trường THPT Tĩnh Gia II, Thanh Hóa
Bài viết của bạn rất hay và ý nghĩa. Bạn viết rất tốt. Đầy đủ ý và nêu rõ từng ý, từng luận điểm , luận cứ. Nêu rõ ý chính. Ngôn từ mạch lạc giàu cảm xúc, . Tôi cảm thấy bài văn này rất hay và ý nghĩa…
Cảm ơn bạn vì đã nhận xét, mình sẽ cố gắng nhiều hơn nữa :))
Bài viết đáp ứng đươc yêu cầu của đề bài, giàu sự sáng tạo, có nhiều ý sâu sắc, giọng văn giàu cảm xúc…?
Cảm ơn anh nhiều ạ, đã đọc và góp ý giúp em. Em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa ??
Rất là hay và ý nghĩa ..!
Tôi hâm mộ bạn ?
Cảm ơn bạn đã đọc… T sẽ cố gắng hơn nữa ?
Hay! Bào viết nêu được khá phong phú các dẫn chứng,..
Cảm ơn bạn đã nhận xét ạ, T sẽ cố gắng hơn ở những bài viết sau :))
Bài viết nêu rõ ý chính. Ngôn từ mạch lạc giàu cảm xúc, . Tôi cảm thấy bài văn này rất hay và ý nghĩa…
Cảm ơn bạn nhiều ạ. Đã dành thời gian đọc và góp ý, T sẽ cố gắng nhiều hơn nữa :))
Bài văn hay dủ ý . luận cứ đầy đủ tôi hâm mộ bạn…
Cảm ơn bạn nhiều nhé. Lời nhận xét của bạn sẽ là động lực để T cố gắng :))
Bài viết của em rất hay,hiểu rõ ý của đề bài,có sự sáng tạo,bài văn mạch lạc sâu sắc và giàu cảm xúc.Tôi rất thích bài viết này của em.Hãy cố gắng và sáng tạo hơn nữa nha.
Dạ, vâng ạ. Em cảm ơn chị nhiều đã dành thời gian đọc và góp ý giúp em, em sẽ cố gắng và sáng tạo hơn nữa trong các bài viết tiếp theo ạ :))
bày viết của bạn rất hay, nội dung ý nghĩa . Hãy cố gắng hơn nữa! @@
Cảm ơn bạn nhiều ạ. T sẽ cố gắng hơn nữa trong những bài viết tiếp theo :))
Tuyệt quá.Sâu sắc và xúc tích. Dẫn cứ rõ ràng xác thực. E thực sự là cây bút tiềm năng. Chúc em sẽ thành công và đạt đc ươc mơ của mình nhe.
Em cảm ơn lời nhận xét và lời chúc của chị ạ. Nó sẽ là động lực để em cố gắng :))
Bài văn có tính mạch lạc. Hay biểu cảm diễn đạt rất tốt
Cảm ơn bạn nhiều ạ, vì đã góp ý. T sẽ cố gắng hơn nữa trong những bài viết sau :))
Bài viết của em rất hay .ý nghĩa sâu sắc và nhiều cảm xúc. Chúc em thành công.
Em cảm ơn nhiều ạ, vì lời nhận xét và lời chúc ý nghĩa này. Em sẽ cố gắng hơn nữa :))
rất hay.tao cho ng đọc có cảm giác hưng thú…
truyền tải đk suy nghĩ cua ng viết.
ngưỡng mô b
Cảm ơn bạn vì lời nhận xét đầy ý nghĩa này ạ. T sẽ cố gắng hơn nữa :))
Bài viết rất hay và sâu sắc, tạo được ấn tượng đối với người cảm nhận. Cảm ơn những bài viết tham khảo ý nghĩa như thế này ?
Cảm ơn bạn nhiều nhé! T sẽ cố gắng hơn trong những bài viết sau, sẽ viết bằng cả trái tim mình :))
Đầu tiên chị chúc mừng e về bài viết nhé rất xúc tích, dạt dào tình cảm và đậm chất văn chương. Qua bài viết chị thấy e có vốn từ ngữ cũng như kiến thức văn chương rất rộng và rất tốt. Đây là điểm mạnh của e và e cần phát huy nó hơn nữa nhé. Chị có góp ý nho nhỏ ở phần mở bài ấy, em đã trích dẫn câu nói hay là yêu cầu của bài rồi thì e không nên trích dẫn câu nói cuả Macxim Gorki nữa nhé vì dễ khiến người đọc… Xem thêm »
Dạ, em cảm ơn chị nhiều ạ. Lời nhận xét đầy ý nghĩa với em. Thực ra khi viết em cũng có lui vào và ở phần mở bài em cũng viết tới trích dẫn ý kiến thôi, còn nhận xét của Gorki là ở thân bài chị ạ, nhưng chắc do quá trình em gửi chưa kiểm tra lại kĩ nên mới vậy. Em sẽ cố gắng phát huy những ưu điểm và khắc phục những cái chưa tốt để các bài viết sau hay, hấp dẫn hơn ạ :))
Nội dung sâu sắc, dẫn chứng phong phú, thuyết phục. Bạn viết rất hay!
Cảm ơn bạn nhiều lắm. T sẽ cố gắng nhiều hơn nữa :))
Bài viết của em rất hay, mạch lạc, lôi cuốn đi vào lòng người, tạo cho người đọc hứng thú…nội dung sát thực, dẫn chứng gần gũi…chúc mừng e.
Em cảm ơn nhiều ạ, em sẽ cố gắng hơn nữa trong những bài viết sau :))
Bài viết rất hay. Chúc bạn thành công
Cảm ơn bạn nhiều nhé, T sẽ cố gắng hơn nữa :))
bài viết của bạn khá hấp dẫn, ngôn từ sắc bén. lối diễn đạt lôi cuốn. tôi thích bài viết của bạn, chúc bạn luôn thành công
Cảm ơn bạn nhiều vì lời nhận xét và lời chúc. T sẽ cố gắng hơn nữa ạ
Hay quá bạn, câu từ rất mượt mà hấp dẫn người đọc
Cảm ơn bạn đã nhận xét ạ, T sẽ cố gắng nhiều hơn nữa :))
Bài viết hay, lời văn giàu cảm xúc. Cố gắng phát huy bạn nhé!
Cảm ơn bạn nhiều ạ, T sẽ phát huy và cố gắng nhiều hơn nữa :))
Bài viết rất hay và sâu sắc, kiến thức phong phú, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Cảm xúc thấm đẫm hòa quyện với chất văn tạo cho bài viết sự hấp dẫn. Chúc mừng bạn!
Cảm ơn lời nhận xét của bạn ạ. T sẽ cố gắng hơn nữa trong những bài viết sau :))
Cảm ơn bạn nhiều ạ. T sẽ cố gắng phát huy và nỗ lực hơn nữa trong những bài viết sau :))
Bạn yêu văn nên tình yêu ấy lan xỏa, thấm nhuần trong từng câu chữ của bài viết. Chúc bạn thành công với niềm đam mê văn học của mình nhé
Cảm ơn you… I sẽ cố gắng, cháy hết mình với tình yêu đó. Hiuhiu
Bài viết của bạn rất hay. Tuy nhiên, ở mở bài không nên viết nhận xét của M. Gorki sau khi nêu nhận định, vì như thế sẽ không làm nổi bật được đề. Cố gắng bạn nhé.
Bạn có chất văn riêng và bài viết rất hay. Chúc mừng bạn.
Hay và sâu sắc quá ạ. Đọc những bài thế này mình thấy yêu văn hơn. Cảm ơn bạn.
Bài viết rất hay và sâu sắc. Nhưng bạn nên chú ý hơn ở các phần mb, TB, kb thì lùi vào để người đọc dễ tiếp nhận nhé.
Chúc bạn thành công hơn nữa trong các bài viết tiếp theo. Bài này khá hay, tạo được ấn tượng đối với người đọc.
Bạn viết rất hay. Đủ ý, dẫn chứng cũng rất phong phú. Qua đây, mình cũng thấy bạn rất yêu văn nữa. Cố gắng lên nhé. Viết nhiều hơn nữa để rèn khả năng của mình.
Tớ đã từng rất sợ văn vì nó khó viết, tớ lại rất bí từ. Giờ đọc những bài viết thế này tớ thấy văn không hề quá khó mà chỉ cần mình yêu thích, chăm chỉ luyện viết, đọc nhiều bài văn mẫu hay thì có thể sẽ đạt được mơ ước. Cố gắng lên bạn nhé, tớ tin bạn cũng thành công.
Chúc cô bạn yêu văn của t thành công và đạt kết quả cao trong bài viết này nhé. Thực sự bài viết rất hay, nó mang màu sắc độc đáo, cuốn hút riêng. Có sự xuyên thấm giữa phân tích, cảm nhận để làm sáng tỏ vấn đề. Hy vọng c may mắn.
Then kiu cô bạn thân của T nhiều nhé! Hy vọng may mắn đến với T, luôn là động lực cho T nha ❤
Chúc mừng T về bài viết đã ấp ủ mấy tiếng nhá. Chúc T thành công, được thỏa sức tung bay trong thế giới của văn chương… Hy vọng đây sẽ là ngưỡng cửa mở ra cho T động lực để chạm tới ước mơ, chạm tới tình yêu văn học thực sự. ❤❤
Ôkii… Thu cũng hy vọng là Thu sẽ làm được, cảm ơn Huyền nhé ❤
Đầu tiên, tớ xin chúc mừng cậu sau bao nỗ lực, cố gắng đã viết nên một bài văn hay thế này. Cách diễn đạt của cậu nhẹ nhàng như một bản nhạc vậy. Tuy nhiên, đừng nên dùng từ nối có chăng, phải chăng nhiều quá. Mặc dù rất hay nhưng khi đọc tớ có cảm giác nó hơi lặp ý. Chúc cậu may mắn ❤
Trên cả mong đợi của em, chị viết hay lắm. Nhờ chị và những bài văn của chị mà giờ em yêu văn rồi, em không còn có ác cảm với nó nữa. Chị viết nhiều hơn nha, để em đọc và cảm nhận dư vị của nó. Bài này em sẽ lọc ý và viết lại theo tư duy của mình, vì em rất thích đề hsg này. Yêu chị, hy vọng may mắn đến với chị ❤
Rất hay, rất độc đáo. Tất cả đều rất ổn, tớ tin cậu thành công ở bài viết này. Chắc chắn niềm tin cậu đặt ra sẽ không làm cậu thất vọng đâu, từng câu chữ đều cho thấy nhiệt huyết, tình yêu cậu dành cho văn học trong đó. Đề này cũng khá thú vị nữa nên cậu khai thác nó khá ấn tượng. ??
Hãy cố gắng thể hiện mình trong mọi cơ hội em nhé! Viết hết khả năng bằng đam mê của mình, như khi em viết bài này vậy. Hy vọng em sẽ may mắn, hy vọng đề bài này sẽ mang lại niềm vui cho em sau bao phấn đấu. Thích bài viết này của em, thích sự hòa quện, lan tỏa của chất văn du dương ấy. Chiến thắng nhé cô bé!
Bài viết rất tốt, truyền tải được nội dung, ý nghĩa đến cho người đọc. Happy…
Luận điểm rõ ràng, lí lẽ, dẫn chứng đầy đủ, sinh động. Xác định đúng yêu cầu của đề. Bài viết rất tốt, hy vọng bạn may mắn!
Cố gắng phát huy nha! Bạn viết rất hay và sâu sắc. Làm nổi bật và sáng rõ được ý kiến của nhà phê bình Đỗ Bình Trị.
Lời văn trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc, sự suy tưởng. Có đưa vào một số nhận định của các nhà phê bình, nhà văn, nhà thơ khác để chứng minh vấn đề nghị luận một cách sâu sắc. Bài viết này rất tốt!
Nhờ những bài làm văn thế này mà em thấy mình yêu văn hơn. Chúc mừng chị nhé, chị viết hay lắm ạ.
Đây là một đề không mới, nhưng bạn đã viết rất thành công. Bài viết rất hay và giàu cảm xúc, chúc bạn may mắn, đạt kết quả cao nhé!
Đã đọc hết ạ, bài viết của chị hay quá chị ơiiii ❤❤
Cô bạn của tớ viết tuyệt quá, lời văn tự nhiên mà sâu sắc, thuyết phục. Cố gắng hơn nữa nha ?
Hay quá chị iuuu ơi! Chị viết nhiều hơn nha. Để em đọc và tham khảo…:))
Hy vọng lần này chị gái của em chiến thắng. Bài viết hay lắm chị ạ. Công sức và tình yêu chị dành cho bài thi này sẽ không phụ hy vọng của chị đâu ạ. Yêu chị nè <3
Bài viết có chính kiến riêng, có tư tưởng mới lạ, sáng tạo, tạo ấn tượng tốt, chúc em may mắn…
Qúa xuất sắc, rất hay và hấp dẫn T ạ. Viết nhiều đề nữa nha, để thử sức và rèn luyện kĩ năng. Tớ tin T thành công! Yeaaaa…
Em cũng là một cô bé rất yêu văn, đọc những bài viết như thế này, nó bồi đắp tâm hồn em, nuôi dưỡng tình yêu ấy lớn hơn. Cảm ơn chị vì những câu văn nhẹ nhàng, sâu lắng mà ý vị này nhé. Chị viết hay lắm
Thích những câu văn như, có chăng là do cái điệu hồn của ca dao, cổ tích đang ùa về… phả nhẹ vào hồn ta,… Ta thấy thấp thoáng đâu đây hình ảnh của cô Tấm thảo hiền… Những câu văn giàu hình ảnh, gợi cảm xúc này chính là điểm nhấn cho bài viết..