Phân tích truyện ngắn Bức tranh của tác giả Nguyễn Minh Châu


Truyện ngắc Bức tranh đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu khi ông chuyển hướng sáng tác sang kiểu nhân vật tư tưởng. Em hãy phân tích truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu để thấy được kết quả cuẩ quá trình chuyển hướng này.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

 Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Bức tranh: Truyện ngắn “Bức tranh” được coi là tác phẩm mở đầu quá trình chuyển hướng sáng tác sang kiểu nhân vật tư tưởng của Nguyễn Minh Châu

2. Thân bài

  • Giới thiệu hai nhân vật chính: Nói về người họa sĩ, đó là một anh chàng nghệ sĩ tài năng, anh ta vốn nghiêm túc với nghệ thuật và công việc
  • Bức tranh truyền thần chân dung người chiến sĩ: chính là bức kí họa người chiến sĩ, anh họa sĩ đã vẽ bằng cả tài năng, tấm lòng và cảm xúc của mình
  • Lời hứa của anh nghệ sĩ với người chiến sĩ: anh ta đã không còn nhớ đến lời hứa
  • Sự nhận lỗi của anh họa sĩ với người chiến sĩ: Sau một quá trình đấu tranh dữ dội phải – trái, đúng – sai, nói ra – giấu kín, anh ta đã quyết định nhận lỗi với người chiến sĩ.

3. Kết bài

Ý nghĩa bức tranh cuối cùng: Bức tranh ấy nhắn gửi tới người đọc rằng: hãy nhìn con người vào bản chất bên trong

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội về lòng biết ơn

II. Bài tham khảo

Tác giả Nguyễn Minh Châu là một cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kì sau năm 1975. Sự tài ba và tinh tế của ông đã được mọi người đánh giá là “Người mở đường tài ba và tinh anh” của công cuộc đổi mới văn học. Truyện ngắn “Bức tranh” được coi là tác phẩm mở đầu quá trình chuyển hướng sáng tác sang kiểu nhân vật tư tưởng của Nguyễn Minh Châu.

Truyện ngắn xoay quanh hai nhân vật chính là người họa sĩ và anh chiến sĩ, nội dung chủ đạo là lòng suy nghĩ, sự hồi tưởng và trăn trở, đấu tranh tâm lí của người họa sĩ tài năng nhưng cũng mang đầy những khuyết điểm và hạn chế của con người. Nói về người họa sĩ, đó là một anh chàng nghệ sĩ tài năng, anh ta vốn nghiêm túc với nghệ thuật và công việc. Bức tranh kí họa “Chiến sĩ giải phóng quân” của người họa sĩ này rất nổi tiếng và được nhiều người chọn mua trưng bày. Chính anh cũng là người biết nhận ra những khiếm khuyết, thiếu sót và sai lầm của bản thân để từ đó khắc phục và sửa chữa.

Khi trên đường chuyển công tác, anh ta mang the nhiều bức tranh tâm huyết của mình băng qua rừng qua suối, nhưng anh ta đã bị ngã xuống và bị thương, không còn mang vác nặng được nữa. Khi ấy, đã có người chiến sĩ đồng hành và tận tình giúp đỡ anh, vừa trị vết thương cho anh lại mang vác thay anh đống đồ đạc và những bức tranh. Tuy nhiên, người chiến sĩ này chính là người mà anh họa sĩ đã từng từ chối phũ phàng, không vẽ cho anh chiến sĩ một bức tranh truyền thần. Thế rồi từ lòng biết ơn và hối hận, anh họa sĩ đã xin lỗi và xin được vẽ một bức tranh tặng cho anh chiến sĩ, chính là bức kí họa người chiến sĩ, anh họa sĩ đã vẽ bằng cả tài năng, tấm lòng và cảm xúc của mình thế nên, chính bức họa ấy đã làm nên danh tiếng của anh.

>> Xem thêm:  Hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng Chí (Chính Hữu) và Bài thơ tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
phan tich truyen ngan buc tranh cua tac gia nguyen minh chau - Phân tích truyện ngắn Bức tranh của tác giả Nguyễn Minh Châu
Phân tích truyện ngắn Bức tranh của tác giả Nguyễn Minh Châu

Sự quyết tâm của người họa sĩ sẽ đem bức tranh truyền thần của anh chiến sĩ về đưa trực tiếp cho mẹ của chiến sĩ đã cho ta cảm nhận được sự chân thành, tấm lòng đáng quý của người họa sĩ. Tuy nhiên những sai lầm và hạn chế của người họa sĩ này cúng bắt đầu từ bức kí họa và lời hứa đó mà bộc lộ. Anh ta trở về và bị cuốn vào guồng quay công việc, chìm trong sự thành công đầy bất ngờ của bức kí họa “Người chiến sĩ giải phóng quân”, anh ta đã không còn nhớ đến lời hứa, cho tới khi gặp lại chiến sĩ ấy tại hiệu cắt tóc, anh ta vừa hoảng hốt vừa trăn trở, và rồi anh ta nhận ra chính sự vô tâm của mình đã làm cho người mẹ chiến sĩ mùa lòa vì thương nhớ con.

Anh nghệ sĩ ấy luôn tự trách và đấu tranh nội tâm dữ dội, anh ta nhận ra hành động của mình là sai trái, sự ích kỉ của anh đã làm cho người mẹ già yếu lại thêm mù lòa vì thương nhớ con. Sau một quá trình đấu tranh dữ dội phải – trái, đúng – sai, nói ra – giấu kín, anh ta đã quyết định nhận lỗi với người chiến sĩ. Chính sự giãi bày của anh họa sĩ đã làm cho bản thân anh ta được thanh thản, và là một hành động đúng đắn. Anh chiến sĩ hiện lên với một tấm lòng cao thượng, vị tha, khi biết việc làm của anh họa sĩ anh chiến sĩ không hề một lời trách móc. Người chiến sĩ ấy chính là tấm gương và là ánh sáng của lương tâm để người họa sĩ tự soi chiếu lại mình.

>> Xem thêm:  Em hãy viết bài thuyết minh về người mẹ của mình

Bức tranh kí họa thứ hai và cũng là bức tranh kết thúc tác phẩm chính là bức kí họa người họa sĩ tự vẽ về mình. Bức tranh ấy nhắn gửi tới người đọc rằng: hãy nhìn con người vào bản chất bên trong, sự hào nhoáng bên ngoài không thể phản ánh được những góc tối trong tâm hồn.

Bài viết liên quan