Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn học được là cái chết thảm thương, bất hạnh của Dế Choắt mà nguyên nhân của cái chết đó lại do chính Dế Mèn gây ra. Hãy viết các đoạn văn để làm sáng tỏ điểu này


Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn học được là cái chết thảm thương, bất hạnh của Dế Choắt mà nguyên nhân của cái chết đó lại do chính Dế Mèn gây ra. Hãy viết các đoạn văn để làm sáng tỏ điểu này

Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn học được là cái chết thảm thương, bất hạnh của Dế Choắt mà nguyên nhân của cái chết đó lại do chính Dế Mèn gây ra.

Dế Choắt là hàng xóm của Dế Mèn. Cái tên Choắt không phải do cha mẹ của chú dế này đặt cho mà do Dế Mèn đặt ra “một cách chế giễu và trịnh thượng”, như một sư “coi thường”, khinh rẻ. “Bẩm sinh yếu đuối”, Dế Choắc cũng rất biết thân biết phận của mình, không làm hại ai, cũng không sinh sự với ai, “cũng muốn khôn nhưng khôn không được” vì sức yếu quá. Dế Choắt cũng rất biết điều cho nên cứ “loanh hoanh, băn khoăn” mãi mới dám đề nghị Dế Mèn giúp đỡ Lời đề nghị là chân thành, bao hàm trong đó cả sự hàm ơn lẫn sự cầu cứu. Song Dế Mèn đã thẳng thừng từ chối: “Hức! Thông sang ngách nhà ta? Dễ nghe chỉ!” vừa chỉ trích(“ Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”. Lời từ chối của Dế Mèn hàm chứa sự khinh bỉ, ích kỉ đựợc diễn tả qua một lời thoại vừa từ chối (“Thông sang ngách nhà ta? Dễ nghe nhĩ!”) vừa chỉ trích (“Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được”) và giễu cợt (“Thôi im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi”), mắng nhiếc theo kiểu kẻ cả bề trên (“Đào tổ nông thì cho chết!”). Đó là chưa kể thán từ “Hức” đứng riêng thành một câu thể hiện thái độ nghênh ngang của kẻ mạnh. Sự đối lập giữa hai nhân vật ở đây, ngoài hình thức bề ngoài và sức khỏe, còn là cách sống, sự tự ý thức về mình. Nếu so sánh việc Dế Mèn phô trương sức mạnh sức của mình bằng cách đạp phanh phách vào đám cỏ non và cách ứng xử của Dế Mèn với Dế Choắt, ta càng hiểu rõ hơn sự kiêu ngạo, tự mãn của nhân vật này. Vì thế, bài học mà nhân vật sẽ nhận được càng trở nên thấm thìa hơn, sâu sắc hơn khiến nó “ghi nhớ suốt đời”.

>> Xem thêm:  Bài số 17: Trong vai con cá vàng, hãy kể lại câu truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Cái chết của Dế Choắt liên quan tới một trò đùa vô ý thức của Dế Mèn đối với chị Cốc, một trò đùa mang tính chất trẻ con, hiếu thắng: “Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa”, “Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này” Cách xưng hô giữa Dế Mèn và Dế Choắt ở đây đã có sự khác biệt hoàn toàn: không còn là “chú mày với “ta” nữa mà là “mày” trong quan hệ ngầm ẩn với “tao”. Dế Mèn xưng “ta” là còn có sự dè chừng, còn xưng “tao” thì đã là một sự thách đố, bất chấp, bất càn, tương tự như một sự tuyên chiến. Thậm chí Dế Mèn còn xưng hô “mày-tao” với cả chị Cốc, gọi chị là “Cái Cốc” và đòi “vặt lông” chị để “Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn”. Hơn thế, Dế Mèn còn thách thức, mặc dù chỉ là trong ý nghĩ: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu”.

Trận đòn thù của chị Cóc đã trút lên đầu Dế Choắt yếu đuối, đáng thương. Hiển nhiên, Dế Choắt không thể chịu được trận đòn ấy. Cái chết của Dế Choắt đã để lại cho Dế Mèn một bài học sâu sắc, cay đắng, thấm thía và đầy nước mắt. Dế Choắt thốt ra những lời cuối cùng của mình: “Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được”. Một câu văn ngắn, được ngắt thành ba đoạn, mở đầu bằng từ “thôi” như là sự chấp nhận một việc đã rồi, không sửa sai được nữa. Tiếp đó, Dế Choắt nói về mình “tôi ốm yếu quá rồi” để đi tới việc coi cái chết bất thường, cái chết không mong đợi như một sự tự nguyện: “chết cũng được”. Và cuối cùng là một lời khuyên anh: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đây là lời khuyên về lẽ sông, cách sống, lối sông, đó là phải biết người biết ta, thận trọng, biết rèn giũa tính cách. Đó cũng chính là bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn nhận được trong cuộc đời mình. Bài học ấy sẽ giúp nhân vật nhận ra chính mình, biết mình phải làm gì và sống như thế nào.

>> Xem thêm:  Kể lại một truyện cổ tích em đã nghe kể hoặc đọc sách mà biết, mà nhớ.

Hình ảnh Dế Mèn “đứng lặng giờ lâu” trước “nấm mộ to” của Dế Choắt để “nghĩ về bài học đường dời đầu tiên” có sức gợi tả, tạo chiều sâu cho suy tư, giúp Dế Mèn lột bỏ tính chất hiếu thắng, kiêu ngạo của tuổi trẻ nông nổi, nghịch ngợm để bước vào trường đời với những thách thức mới.

Các nhân vật trong đoạn trích đều là những con vật đã được nhân hóa, đều nói năng, suy nghĩ, hành động như con người. Tâm lí của các nhân vật, nhất là tâm lý của Dế Mèn, giống hệt như tâm lí lứa tuổi thiếu nhi, nghịch ngợm, hiếu động, hiếu thắng, thích khoe khoang, thích phô trương bản thân, thích được khen và thường hờn dỗi khi bị chê trách hay bị mắng mỏ..Tất cả những điều đó chứng tỏ sự tinh tế của tài năng Tô Hoài.

Bài viết liên quan