Bài viết số 6 lớp 11.


Bài viết số 6 lớp 11.

Hướng dẫn

Xã hội càng phát triển thì vấn đề về đạo đức văn hóa càng những thay đổi. Những truyền thống quý báu của dân tộc đã bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa ngoại lai và đã làm biến hóa đi văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Một trong những vấn đề được xã hội quan tâm và xuất hiện ngày càng nhiều đó là bệnh vô cảm.

Trong xã hội xưa, ta thường thấy những anh hùng hào kiệt luôn cứu giúp những người gặp nạn, sẵn sàng hi sinh bản thân vì việc nghĩa. Nhưng hiện nay người ta lại tránh xa với những khó khăn của người khác. Gặp những điều bất bình ngoài xã hội, không liên quan đến mình, người ta cũng làm ngơ.

Không ít trường hợp người bị tai nạn nằm ở đường, người đi đường cứ tỉnh bơ đi qua, không ra tay cứu giúp. Có nhiểu trường hợp đáng ra được sống, nhưng đã không được cứu chữa kịp thời. Thậm chí bệnh vô cảm còn xâm nhập vào các cơ quan nhà nước, người ta không đấu tranh, không đòi hỏi khi vấn đề đó không liên quan đến lợi ích của mình. Có thể nói bệnh vô cảm đã xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống hiện đại, là mặt trái của xã hội hiện đại.

Vô tức là không, cảm tức là tình cảm cảm xúc của con người. Vô cảm tức là không có cảm xúc trước bất kì sự vật sự việc gì. Đó là thái độ thờ ơ, hờ hững với tất cả những gì diễn ra xung quanh mình, đó là can bệnh thật đáng sợ. Đáng sợ hơn cả những căn bệnh nan y, bởi bệnh nan y còn nghiên cứu ra thuốc chữa, còn căn bệnh này thi chưa biết khi nào mới chữa được

>> Xem thêm:  Văn nghị luận: Bàn về hai chữ “Vinh - nhục”

Một trong những biểu hiện của bệnh vô cảm hiện nay đó là, không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được. Cán bộ thì không quan tâm đến người dân, không giải quyết nhanh công việc cho dân, mặc cho học đi lại nhiều lần, mong chờ mãi.

Để có thể giảm bớt thái độ vô cảm trong xã hội, trước hết mỗi bản thân từng người phải có những suy nghĩ và những việc làm cần thiết, phải có tấm lòng yêu thương và dũng khí đối với đồng loại của mình. Chúng ta không nên thờ ơ vô cảm với những nỗi đâu mất mát của người khác, bac sĩ không được vô cảm với bệnh nhân, cán bộ không vô càm với dân, và tất cả những con người trên thế giới này hãy sẻ chia, hãy thương người như thể thương thân để tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn.

Trong gia đình cha mẹ hãy giáo dục con cái mình, làm gương cho con cái để con cái không vô cảm ngay với những người trong gia đình, từ đó có những hành động đẹp ngoài xã hội. Thầy cô giáo góp phần quan trọng vào việc hình thành lên nhân cách học sinh, thầy cô ngoài việc dạy còn phải là tấm gương sáng để mỗi học sinh noi theo. Tất cả xã hội mọi người đểu có ý thức đẩy lùi căn bệnh vô cảm, nó sẽ đầy lùi được nhanh chóng, xã hội sẽ hạnh phúc và đáng sống biết nhường nào. Biết bao trường hợp do vô cảm mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe và danh dự cho người khác.

>> Xem thêm:  Văn thuyết minh về trường em

Có thể nói rằng căn bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm “lệch chuẩn” về đạo đức, làm mất đi truyền thống của dân tộc sẽ là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế – xã hội, thậm chí làm sụp đổ một chế độ, làm tan nát một gia đình, là rào cản để tiến tới một xã hội công bằng và dân chủ văn minh.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Bài viết liên quan