Bằng những hiểu biết của anh, chị về vở kịch Vũ Như Tô, hãy giải thích bệnh Đan Thiềm


Trong lời đề tựa cho vở kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng có viết: ‘Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Bằng những hiểu biết của anh, chị về vở kịch, hãy giải thích “bệnh Đan Thiềm”. Theo anh chị, Đan Thiềm giống với một nhân vật nào trong số những truyện ngắn sáng tác trước năm 1945 mà anh chị đã được học? Giải thích sự tương đồng đó.

Bài tham khảo

Vũ Như Tô là vở kịch xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng đồng thời cũng là vở bi kịch đặc sắc bậc nhất của nền kịch nói Việt Nam. Vở kịch xoay quanh bi kịch của Vũ Như Tô trong việc xây dựng Cửu Trùng Đài. Khi đánh giá về công – tội của Vũ Như Tô, nhà văn Nguyễn Huy tưởng từng nói “ Như Tô phải hay Như Tô không phải ta chẳng biết, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Đan Thiềm là nhân vật quan trọng góp phần đẩy vở kịch lên cao trào đồng thời cũng là nhân vật tư tưởng thể hiện quan điểm của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời.

Đan Thiềm là cung nữ sống trong cung cấm của bạo chúa Lê Tương Dực. Sống trong môi trường đem tối với những xô bồ và những bon chen, đấu đá của đám cung nữ nhưng Đan Thiềm vẫn thể hiện được nhân cách cao cả khác hẳn với những cung nữ, phi tần khác. Khi biến loạn xảy ra, nếu như Kim Phượng sẵn sàng dùng nhan sắc để mê hoặc đám quân khởi loạn chỉ cầu được sống thì Đan Thiềm không hề lo lắng, sợ hãi mà bình tĩnh đối mặt, bà chỉ cầu xin chúng tha mạng cho Vũ Như Tô để bảo vệ cho cáu tài, cái đẹp mà mình luôn trân trọng.

>> Xem thêm:  Cảm nhận về bài thơ Từ ấy của Tố Hữu (dàn ý và bài làm chi tiết)

Tuy chỉ là người cung nữ nhỏ bé nhưng Đan Thiềm lại là người biệt nhỡn liên tài, bà có đam mê với cái đẹp, trân trọng người tài. Đây cũng là lí do vì sao Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, trở thành người tri kỉ, người duy nhất hiểu được tài năng  và khát vọng của Vũ Như Tô. Để bảo vệ cho Vũ Như Tô, bảo vệ cho cái tài bà đã sẵn sàng hi sinh cả mạng sống chỉ để cầu xin Vũ Như Tô bỏ trốn, cuầ xin đám quân khởi loạn tha cho ông.

Đan Thiềm là người tỉnh táo, thức thời. Đan Thiềm là người duy nhất hiểu và trân trọng với tài năng của Vũ Như Tô, bà cũng hiểu được khát vọng xây dựng được công trình nguy nga tráng lệ để điểm tô cho đất nước của Vũ Như Tô. Bà cũng hiểu được với điều kiện hiện tại, Vũ Như Tô khó có thể thực hiện hoài bão của mình nên Đan Thiềm đã khuyên Vũ Như Tô sử dụng tiền bạc và quyền lực của bạo chúa để xây Cửu Trùng Đài vừa để thực hiện đam mê, vừa bảo vệ cho tính mạng của ông.

bang nhung hieu biet cua anh chi ve vo kich vu nhu to hay giai thich benh dan th - Bằng những hiểu biết của anh, chị về vở kịch Vũ Như Tô, hãy giải thích bệnh Đan Thiềm
Giải thích bệnh Đan Thiềm

Bà nhận thức đúng đắn được tình thế, trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, thông qua đối thoại với Vũ Như Tô, bà hiểu được sự tuyệt vọng của ông, bà cũng hiểu được sự cuồng loạn, nông nổi của quần chúng nên đã cầu xin Vũ Như Tô bỏ trốn đợi thời. Đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, Đan Thiềm không màng đến tính mạng của bản thân mà chỉ trăn trở duy nhất với việc bảo vệ Vũ Như Tô, bảo vệ cho cái tài.

>> Xem thêm:  Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

Căn bệnh Đan Thiềm ở đây là bệnh đam mê cái tài, cái  đẹp. Có lẽ Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện những quan niệm của mình qua nhân vật Đan Thiềm, cả nhà văn và Đan Thiềm đều hiểu rõ cái đen tối, mâu thuẫn phức tạp của thực tại nhưng lại trân trọng tài năng, trân trọng người tài.

Trong văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn trước 1945, chúng ta cũng từng bắt gặp một nhân vật tương tự với niềm đam mê cái tài, một con người sống trong hoàn cảnh đen tối nhưng vẫn giữ được những  nhân cách cao cả, đó chính là viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người từ tủ của Nguyễn Tuân.

Cả Đan Thiềm và viên quản ngục đều gặp gỡ ở quan điểm biệt nhỡn liên tài. Nhờ đam mê đẹp đẽ, cao cả ấy mà cả hai người đều được gặp gỡ và trở thành tri kỉ của những người tài. Tuy kết cục không giống nhau nhưng khát khao, đam mê của họ vẫn đáng được trân trọng, ca ngợi.

Bài viết liên quan