Bình luận câu tục ngữ dân gian Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau


Bàn về sự khôn khéo trong ứng xử, ông cha ta có câu tục ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau. Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ này, em hãy viết bài bình luận về câu tục ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.

I. Dàn ý chi tiết cho đề bình luận câu tục ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

1. Mở bài:

Giới thiệu câu tục ngữ: Trong cuộc sống từ xưa đến nay, con người luôn không ngừng nỗ lực để chạm tay vào tri thức, để cống hiến cho đời, nhưng bên cạnh đó còn nhiều người phụ thuộc vào người khác, Từ đó mà ông cha ta đã có câu “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”

2. Thân bài

  • Giải thích nghĩa đen câu tục ngữ
  • Đi ăn cỗ: Người tới trước sẽ được phần ngon, đầy đủ nhất, người tới sau sẽ chịu nhiều thiệt thòi
  • Lội nước: Người đi trước sẽ gặp nhiều nguy hiểm, người đi sẽ sẽ tránh và biết được những nguy hiểm trước mắt
  • Giải thích nghĩa bóng câu tục ngữ
  • Lên án những người có lối sống thực dụng
  • Lên án những người đứng lên nhờ sức người khác, những người đi ngược lại đạo lí của xã hội
  • Trách nhiệm của bản thân mỗi người
  • Hài lòng với những gì mình có được
  • Phê phán, lên án những con người đi ngược lại đạo lí xã hội
>> Xem thêm:  Tuần 27 - Số phận con người (trích)

3. Kết bài:

Cảm nghĩ của bản thân: Qua câu tục ngữ cho ta thấy được hai quan niệm sống vô cũng hữu ích còn được lưu truyền từ đời này sang đời sau và sẽ mãi mãi là lời dạy bổ ích nhất cho thế hệ hiện tại cũng như trong tương lai.

II. Bài tham khảo

Trong cuộc sống từ xưa đến nay, con người luôn không ngừng nỗ lực để chạm tay vào tri thức, dung sức lực trí tuệ của bản thân để cống hiến cho đời, nhưng bên cạnh những sự nỗ lực đó là một bộ phận không nhỏ những người chỉ dựa vào sức lực của người khác mà đi lên, những lúc hưởng thụ thì luôn tiên phong có mặt trước, đến lúc khó khăn hoạn nạn lại đùn đẩy trách nhiệm, né tránh những bất lợi cho bản thân mình. Từ đó mà ông cha ta đã có câu “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”

 Đúng vậy, câu tục ngữ mang một ý nghĩ vô cùng sâu sắc, đối với mỗi người có một cách tiếp cận và suy nghĩ khác nhau về câu tục ngữ. Trước tiên xét về nghĩa đen, câu tục ngữ cho ta thấy được những sự việc vô cùng quen thuộc trong đời sống xã hội của con người, khi được mời đi ăn cỗ những người chủ động thời gian tới sớm sẽ được ngồi chỗ tốt đẹp nhất, được ăn những phần ngon nhất, thức ăn đầy đủ, ngon lành, không phải tranh giành hay lo đói bụng nhưng những người đến sau chắc chắn sẽ bị thiệt thòi hơn rất nhiều. Còn về vấn đề lội nước, chắc chắn ai cũng hiểu rõ ràng trong vấn đề này, những người đi trước sẽ không biết phía trước mình có những gì, sẽ không thể lường trước được sự nông sâu hay nguy hiểm gì đang tồn tại ở phía trước, nhưng nếu là theo sau sẽ không phải lo vấn đề đấy, sẽ có thể tránh những chỗ nguy hiểm mà người đi trước gặp phải, sẽ có quãng đường thuận lợi vô cùng.

>> Xem thêm:  Tả cảnh sông Đồng Nai
binh luan cau tuc ngu dan gian an co di truoc loi nuoc theo sau - Bình luận câu tục ngữ dân gian Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
Bình luận câu tục ngữ dân gian Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

  Nhưng hàm ý của câu tục ngữ mà ông cha ta gửi gắm không chỉ dừng ở đó, nó còn bao hàm một ý nghĩa sâu xa hơn thế rất nhiều, câu tục ngữ muốn nhắc tới những kẻ có lối sống tham lam thực dụng, ích kỉ, những kẻ nắm bắt lấy thời cơ để hớt tay trên của mọi người, vơ vét của cải tiền tài vật chất về cho riêng mình để hưởng lợi, khi gặp khó khăn sẽ tìm cách đùn đẩy hết tất cả trách nhiệm cho người khác gánh hộ bản thân mình. Đây là một lối sống đáng lên án vô cùng trong xã hội của chúng ta, cách sống đi ngược lại với đạo lí của dân tộc, đi ngược lại với thuần phong mĩ tục của con người Việt Nam, nhưng những con người như thế vẫn còn tồn tại, không những thế họ còn phát triển và giàu có hơn bất kì người nông dân chăm chỉ nào. Họ dùng sự ranh mãnh tinh quái của mình để chiếm đoạt mồ hơi nước mắt của những con người chân chất thật thà.

  Từ đó mỗi người trong chúng ta cần nhận thức vấn đề đúng đắn nhất, đã có người từng nói “Mọi cố gắng đều sẽ được bù đắp” điều này là hoàn toàn đúng trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta cần biết tự đứng trên đôi chân của mình, dùng trí tuệ tài này của bản thân để lao động, cống hiến mà có được thành quả, cùng với đó là biết cách hài lòng với những gì mà mình đã có được. Phê phán lên án một cách gay gắt đối với những người có lối sống ích kỉ, phụ thuộc vào sức lực của người khác, bản thân lười nhác muốn ngồi mát ăn bát vàng.

>> Xem thêm:  Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Trương Sinh trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam xương của Nguyễn Dữ

  Qua câu tục ngữ cho ta thấy được hai quan niệm sống vô cũng hữu ích còn được lưu truyền từ đời này sang đời sau và sẽ mãi mãi là lời dạy bổ ích nhất cho thế hệ hiện tại cũng như trong tương lai.

Bài viết liên quan