Bình luận ý kiến: Nghệ thuật chỉ đạt đến đỉnh cao của nó khi được chắt lọc từ những nỗi đau đích thực của cuộc đời


Đề bài: Bàn về giá trị đích thực của nghệ thuật, GS Lê Huy Bắc cho rằng: “Nghệ thuật chỉ đạt đến đỉnh cao của nó khi được chắt lọc từ những nỗi đau đích thực của cuộc đời”

Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học của anh/chị, hãy bình luận về ý kiến trên.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: Bàn về giá trị đích thực của nghệ thuật, GS Lê Huy Bắc cho rằng: “Nghệ thuật chỉ đạt đến đỉnh cao của nó khi được chắt lọc từ những nỗi đau đích thực của cuộc đời”.

2. Thân bài

–  Văn học là nghệ thuật ngôn từ, phản ánh hiện thực xã hội, khám phá đời sống con người thông qua những hình tượng văn học.

– Cắt nghĩa:

+ “Đỉnh cao” là sự phát triển cao nhất, thành tựu rực rỡ nhất.

+ “Chắt lọc từ những nỗi đau” ở đây lại là những đau khổ, bế tắc của con người trước những vấn đề mang tính nhân văn sâu sắc.

–> Nhận định của GS Lê Huy Bắc đã đánh giá được đúng giá trị cũng như nhiệm vu cao cả của nghệ thuật nói chung, của văn học nói riêng.

– Chất liệu của văn học được lấy từ chính đời sống xã hội, do đó có thể coi văn học chính là tấm gương phản chiếu rõ nét cuộc sống xã hội, về con người ở phương diện bề sâu, cái bản chất.

– Văn học là bức tranh đa diện của cuộc sống, đó không chỉ là những gì đẹp đẽ, hoàn mĩ mà còn được tạo nên bởi chính nỗi đau, sự thống khổ, bi kịch của con người.

– Văn học đã đi sâu khám phá vào phần sâu kín nhất bên trong con người để phát hiện ra những nỗi đau thầm kín nhưng dai dẳng trong mỗi con người.

– Chắt lọc từ những nỗi đau đích thực của cuộc đời, văn học có thể đồng cảm và trân trọng với những vẻ đẹp từ những giọt nước mắt, xoa dịu nỗi đau của con người, tạo thêm động lực để con người có thể vượt qua những khó khăn, uất ức của bản thân để vươn lên sống mạnh mẽ, sống ý nghĩa.

>> Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

3. Kết bài

“Nghệ thuật chỉ đạt đến đỉnh cao của nó khi được chắt lọc từ những nỗi đau đích thực của cuộc đời” là nhận định đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của nghệ thuật, đồng thời đặt ra trách nhiệm đối với mỗi người cầm bút.

II. Bài tham khảo

Nghệ thuật là kết tinh của tài năng và sáng tạo của người nghệ sĩ, nghệ thuật được lấy chất liệu từ chính đời sống xã hội, nói cách khác nghệ thuật là nơi những người nghệ sĩ phản chiếu cuộc sống thường ngày với những phương diện đa chiều bằng những hình tượng đặc sắc. Bàn về giá trị đích thực của nghệ thuật, GS Lê Huy Bắc cho rằng: “Nghệ thuật chỉ đạt đến đỉnh cao của nó khi được chắt lọc từ những nỗi đau đích thực của cuộc đời”.

“Nghệ thuật” là một hình thái ý thức xã hội, thông qua nghệ thuật người ta có thể phản ánh tồn tại xã hội cũng như những quan điểm, tư tưởng về con người trước cuộc sống.  Văn học là nghệ thuật ngôn từ, phản ánh hiện thực xã hội, khám phá đời sống con người thông qua những hình tượng văn học.

binh luan y kien nghe thuat chi dat den dinh cao cua no khi duoc chat l - Bình luận ý kiến: Nghệ thuật chỉ đạt đến đỉnh cao của nó khi được chắt lọc từ những nỗi đau đích thực của cuộc đời
Nghệ thuật chỉ đạt đến đỉnh cao của nó khi được chắt lọc từ những nỗi đau đích thực của cuộc đời

“Đỉnh cao” là sự phát triển cao nhất, thành tựu rực rỡ nhất. “Chắt lọc từ những nỗi đau” ở đây lại là những đau khổ, bế tắc của con người trước những vấn đề mang tính nhân văn sâu sắc. Hướng ngòi bút đến những nỗi đau của con người, văn học không chỉ thể hiện được tinh thần nhân văn cao cả khi hướng về con người, bênh vực con người mà từ những hoàn cảnh mang tính bi kịch ấy, phần bản chất sâu xa nhất của con người sẽ được  bộc lộ, từ đó mà văn học thể hiện được những triết lí sâu sắc về con người và cuộc sống.

>> Xem thêm:  MS432 - Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Nhận định của GS Lê Huy Bắc cho rằng: “Nghệ thuật chỉ đạt đến đỉnh cao của nó khi được chắt lọc từ những nỗi đau đích thực của cuộc đời” đã đánh giá được đúng giá trị cũng như nhiệm vu cao cả của nghệ thuật nói chung, của văn học nói riêng.

Chất liệu của văn học được lấy từ chính đời sống xã hội, do đó có thể coi văn học chính là tấm gương phản chiếu rõ nét cuộc sống xã hội, về con người ở phương diện bề sâu, cái bản chất. Nhiệm vụ của văn học là đi sâu vào thực tế để khám phá ra những hiện thực nhức nhối đang tồn tại trong con người, trong những mối quan hệ xã hội để phát hiện ra những vẻ đẹp khuất lấp, những khát vọng chính đáng, cao đẹp. Văn học là bức tranh đa diện của cuộc sống, đó không chỉ là những gì đẹp đẽ, hoàn mĩ mà còn được tạo nên bởi chính nỗi đau, sự thống khổ, bi kịch của con người.

Văn học đã đi sâu khám phá vào phần sâu kín nhất bên trong con người để phát hiện ra những nỗi đau thầm kín nhưng dai dẳng trong mỗi con người. Tái hiện những mâu thuẫn giữa thiện và ác, phần bản năng và lí trí để từ đó văn học thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của mình, đó là phát hiện ra những sự thật ở đời, hiểu được những tính người, phần tinh thần của mỗi con người.

Chắt lọc từ những nỗi đau đích thực của cuộc đời, văn học có thể đồng cảm và trân trọng với những vẻ đẹp từ những giọt nước mắt, xoa dịu nỗi đau của con người, tạo thêm động lực để con người có thể vượt qua những khó khăn, uất ức của bản thân để vươn lên sống mạnh mẽ, sống ý nghĩa. Nỗi đau là thứ cảm xúc dữ dội nhất nhưng cũng khắc sâu nhất trong tâm hồn con người bởi niềm vui thì dễ quên nhưng nỗi đau thì luôn khắc khoải.  Văn học có giá trị là khi nó khơi dậy được những cảm xúc, kích thích sự chiêm nghiệm, suy ngẫm để rút ra những bài học nhân văn sâu sắc. Những tác phẩm vĩ đại nhất là những tác phẩm đưa người ta đến những nỗi đau, sự day dứt tột cùng để rồi sau mọi cảm xúc mỗi người có những nhìn nhận, đánh giá và bài học cho riêng mình.

>> Xem thêm:  Sơn Tinh, Thủy Tinh

Tuy nhiên, không phải bất cứ tác phẩm văn học nào viết về nỗi đau cũng có giá trị bởi “nỗi đau” ấy phải được chắt lọc. Nỗi đau cũng như mọi tình cảm khác, nó chỉ thực sự có giá trị khi được siêu thăng dưới tưởng của thời đại, khi nó được phát hiện và dẫn dắt bởi một tư tưởng tầm vóc. Những nỗi đau thể xác thông thường, những nỗi buồn vẩn vơ, vụn vặt vô nghĩa rất khó có thể trở thành nghệ thuật đích thực. Nỗi đau ấy phải mở đường cho những ý nghĩa, triết lí nhân văn để từ nỗi đau của một người có thể thấy nỗi đau của hàng nghìn người. Tuy nhiên, để mang đến một tác phẩm văn học có giá trị còn phụ thuộc vào cách thể hiện, phản ánh, nghệ thuật hóa của người nghệ sĩ.

“Nghệ thuật chỉ đạt đến đỉnh cao của nó khi được chắt lọc từ những nỗi đau đích thực của cuộc đời” là nhận định đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của nghệ thuật, đồng thời đặt ra trách nhiệm đối với mỗi người cầm bút để tạo nên những tác phẩm thực sự có ý nghĩa.

Bài viết liên quan