Cảm nhận của em về tình bà cháu và bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa


Cảm nhận của em về tình bà cháu và bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa

Mở bài Cảm nhận của em về tình bà cháu và bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa

Tình thương yêu của mọi người trong gia đình dành cho nhau, cùng tỏa lửa cho nhau giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn nhất, cùng nhau chia sẻ bao chuyện buồn vui. Với bếp lửa từ tình bà nhem nhóm lên dạy dỗ và nuôi lớn nhà thơ, đến khi trưởng thành tác giả đi Liên Xô học tập và sinh sống tại đó năm 1963 Bằng Việt đã gửi chọn niềm nhớ nhung và thương yêu cho người bà của mình qua bài Bếp lửa.

Thân bài Cảm nhận của em về tình bà cháu và bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa

Bếp lửa trong kí ức của nhà thơ được nhóm lên từ đôi tay của bà, sáng chiều bà nhóm bếp nấu cơm, cũng bàn tay ấy bà vất vả nuôi cháu lớn. Hỉnh ảnh bếp lửa bập bùng trong bài thơ gắn liền với hình ảnh của bà. Nhắc về bà là nhắc tới bếp lửa và ngược lại nhớ tới bếp lửa là hình ảnh bà lại hiện lên. Bếp lửa chính là tình bà cháu ấm áp và cảm động. Ngay mở đầu bài thơ ta đã thấy nhà thơ nhắc tới “bếp lửa”:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

>> Xem thêm:  Thuyết minh về kính đeo mắt lớp 9 hay nhất ngắn gọn

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Ngọn lửa bập bùng trong những buổi sáng sớm, nắng chưa lên nên sương vẫn còn đọng lại. Hình ảnh bếp lửa xuất hiện để gợi nhớ về bà, mỗi sáng bà đều dậy sớm nhen bếp để nấu cơm nuôi tác giả, tình yêu thương vô bờ bến của bà đã tạo động lực cho tác giả có được như ngày hôm nay và tác giả cũng rất là thương bà của mình: “cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Nhà thơ nhắc đến những năm 1945 đói kém: “Đó là năm đói mòn đói mỏi” nhưng bà của tác giả vẫn tần tảo nuôi cháu, bà dành tất cả tình yêu thương cho cháu mang đến cho cháu những bữa ăn nhọc nhằn mà nghĩ đến giờ: “sống mũi còn cay”. Gắn liền với bà còn có hình ảnh tu hú kêu: “Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà. Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”.

Trong những năm tháng ấy, tiếng tu hú kêu thảm thiết là gợi lên sự đói kém, mất mát, là những tiếng khóc than thở: “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” mọi sự sống dường như bị triệt tiêu nhưng bà vẫn nhem nhóm lên những ngọn lửa như là tia hi vong, niềm tin dai dẳng: “Một ngon lửa lòng bà ủ sẵn. Môt ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”. Hình ảnh bà hiện lên mang tất cả các tình yêu dành cho cháu, hình ảnh bếp lửa gắn liền với bà, tác giả ca ngợi bà, nhớ đến bà và tình bà cháu thiêng liêng. Đến bây giờ đã đi xa nhưng tác giả không bao giờ quên ân tình của bà và không bao giờ quên những yêu thương  mà bà đã dành cho tác giả đến suốt cuộc đời này: “Giờ cháu đã đi xa” tác giả đã đi đến một nơi có rất nhiều ngọn lửa có rất nhiều niềm vui nhưng: “chẳng có lúc nào quên nhắc nhở. Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” Câu kết đã cho chúng ta thấy được dù tác giả có đi đâu làm gì thì vẫn cứ nhớ đến bà của mình.

>> Xem thêm:  Viết hợp đồng lao động làm thêm vào dịp hè gửi cho chủ tiệm bán hàng

Kết luận Cảm nhận của em về tình bà cháu và bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa

Qua bài Bếp lửa ta thấy được tình bà bao la của người bà dành cho cháu, và cháu thì luôn luôn không nguôi nhớ về bà, cháu rất thương bà. Bài thơ cho ta thấy tình cảm thiêng liêng của bà và cháu. Hình ảnh bà được gắn liền với hình ảnh bếp lửa, chính là sự nhem nhóm niềm tin của bà muốn gửi tới người cháu thân yêu của mình.

Bài viết liên quan