Chứng minh nhận định về Nam Cao: Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lí con người qua truyện ngắn Đời thừa


Đề bài: Nam Cao là nhà văn hiện thức lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu của nền văn học Việt Nam.  Nhận định về Nam Cao, sách Văn học  11 viết: “Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lí con người”. Qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa, anh chị hãy chứng minh nhận định trên.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Dẫn dắt vào đề:  Nam Cao có sở trường trong việc diễn tả, phân tích tâm lí con người, đây cũng là nhân tố quan trọng mang đến những thành công, đặc sắc trong các tác phẩm truyện ngắn của ông,  Hộ trong đời thừa là một nhân vật điển hình cho bút pháp miêu tả đầy tài hoa và tinh tế ấy.

2. Thân bài

– Sở trường của Nam Cao được thể hiện rõ nét ở truyện ngắn Đời thừa, thông qua việc miêu tả và phân tích những tâm lí phức tạp của nhân vật Hộ.

– Trong Đời thừa, ta có thể thấy tác giả Nam Cao đã rất kì công trong việc diễn tả và phân tích tâm lí nhân vật Hộ với những giằng xé nội tâm đầy phức tạp.

+ Hộ có khát vọng đầy cao đẹp với nghiệp cầm bút của một nhà văn

+  Hiện thực đói nghèo, túng quẫn đã đẩy Hộ vào bi kịch, anh buộc phải sáng tác những tác phẩm “vô vị, nhạt nhẽo”.

–>  Hộ đã cảm thấy đau khổ, day dứt, thấy mình như một kẻ vô ích, một người thừa.

– Nam Cao còn để nhân vật của mình dằn vặt về nhân cách, để từ đó thể hiện được những bi kịch tinh thần của người trí thức.

– Nam Cao đã rất khéo léo trong việc tạo ra tình huống có vấn đề đầy kịch tính để đẩy xung đột nội tâm của nhân vật Hộ lên đỉnh điểm.

–> Bi kịch lớn nhất của cuộc đời Hộ chính là mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật và quan điểm về tình thương.

– Tâm trạng phức tạp, day dứt, hối hận đầy phức tạp của Hộ được diễn ra theo cái vòng quẩn quanh bế tắc: khát vọng nghệ thuật – sự nhẫn tâm với vợ con, khát vọng – thất vọng.

>> Xem thêm:  Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11 Bài 9: Nhật Bản (tiết 3)

-Diễn biến tâm lí nhân vật được diễn tả đầy sinh động còn nhờ tài năng bậc thầy của Nam Cao trong việc lựa chọn và sự dụng ngôn ngữ.

3. Kết bài

Thông qua nhân vật Hộ, tác giả Nam Cao đã thể hiện được bi kịch của người trí thức có khát vọng cao đẹp nhưng phải “vật lộn” với mưu sinh, lo toan của cuộc sống. Từ đó thể hiện được ý tưởng: chỉ khi xóa bỏ được nghèo khổ, bất công của xã hội mới có thể chấm dứt được bi kịch của những người trí thức đáng thương như Hộ.

II. Bài tham khảo

Nam Cao là một trong những  nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam trước cách mạng. Bằng tài năng, vốn sống phong phú và tấm lòng nhân đạo sâu sắc, trông suốt sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Nam Cao đã hướng ngòi bút của mình đến những người nông dân, người trí thức nghèo để đồng cảm với họ, trân trọng với những giá trị tốt đẹp bên trong những con người ấy. Nam Cao có sở trường trong việc diễn tả, phân tích tâm lí con người, đây cũng là nhân tố quan trọng mang đến những thành công, đặc sắc trong các tác phẩm truyện ngắn của ông,  Hộ trong đời thừa là một nhân vật điển hình cho bút pháp miêu tả đầy tài hoa và tinh tế ấy.

Nhận định về Nam Cao, sách Văn học 11 có viết: “Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lí con người”. Sở trường của Nam Cao được thể hiện rõ nét ở truyện ngắn Đời thừa, thông qua việc miêu tả và phân tích những tâm lí phức tạp của nhân vật Hộ.

Qua truyện ngắn Đời thừa, ta có thể thấy tác giả Nam Cao đã rất kì công trong việc diễn tả và phân tích tâm lí nhân vật Hộ với những giằng xé nội tâm đầy phức tạp. Là một người trí thức nên Hộ có sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc đời, về nghệ thuật cũng như với sự nghiệp văn chương của chính mình. Hộ có khát vọng đầy cao đẹp với nghiệp cầm bút của một nhà văn, muốn thông qua những sáng tác văn chương có giá trị để “nâng cao giá trị đời sống của mình”.

>> Xem thêm:  Mở đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử viết: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Đây là lời của ai? Có người cho rằng câu hỏi đó đã được nhà thơ trả lời bằng 11 câu thơ tiếp theo của tác phẩm. Ý kiến anh (chị) như thế nào? Hãy phân tích bài thơ để làm sá

Tuy nhiên, hiện thực đói nghèo, túng quẫn đã đẩy Hộ vào bi kịch, anh buộc phải sáng tác những tác phẩm “vô vị, nhạt nhẽo”, đáp ứng nhu cầu thị hiếu thực tại mà đi ngược lại với những quan điểm văn chương đẹp đẽ của mình. Buộc phải sáng tác những tác phẩm văn chương vô vị, không giá trị nghệ thuật Hộ đã cảm thấy đau khổ, day dứt, thấy mình như một kẻ vô ích, một người thừa.

chung minh nhan dinh ve nam cao ong co so truong dien ta phan tich tam li con ngu - Chứng minh nhận định về Nam Cao: Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lí con người qua truyện ngắn Đời thừa
Chứng minh nhận định về Nam Cao: Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lí con người qua truyện ngắn Đời thừa

Không chỉ tinh tế trong việc miêu tả những giằng xé của nhân vật hộ về nghề nghiệp, Nam Cao còn rất khéo léo khi để nhân vật của mình dằn vặt về nhân cách, để từ đó thể hiện được những bi kịch tinh thần của người trí thức, thể hiện thái độ đồng cảm, trân trọng với những giá trị tốt đẹp bên trong con người Hộ. Hộ vốn là người trí thức giàu hiểu biết, giàu tình thương và lòng vị tha. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù éo le bất hạnh nhất Hộ cũng không từ bỏ tình thương, không từ bỏ tấm lòng vị tha. Tuy nhiên, thực tại cuộc sống quá túng quẫn, tàn khốc, Hộ đã trút hết những bức xúc, buồn bực của công việc lên đầu vợ con, mang đến những đau khổ cho chính những người anh yêu thương, trân trọng. Đây cũng là điều khiến Hộ thêm đau khổ, dằn vặt.

Có thể nói, tác giả Nam Cao đã rất khéo léo trong việc tạo ra tình huống có vấn đề đầy kịch tính để đẩy xung đột nội tâm của nhân vật Hộ lên đỉnh điểm. Bi kịch lớn nhất của cuộc đời Hộ chính là mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật và quan điểm về tình thương. Trong cuộc sống của mình, Hộ trong thể dung hòa giữa khát vọng sống với hoài bão nghệ thuật và sống theo nguyên tắc của tình thương. Hộ không thể lựa chọn một trong hai con đường nên Hộ đã rơi vào đáy sâu của bế tắc, đau khổ.

>> Xem thêm:  Bình giảng bài thơ "Tống biệt hành" của Thâm Tâm

Tâm trạng phức tạp, day dứt, hối hận đầy phức tạp của Hộ được diễn ra theo cái vòng quẩn quanh bế tắc: khát vọng nghệ thuật – sự nhẫn tâm với vợ con, khát vọng – thất vọng. Theo tiến trình câu chuyện, những trạng thái tâm lí này ngày càng nặng nề hơn.

Diễn biến tâm lí nhân vật được diễn tả đầy sinh động còn nhờ tài năng bậc thầy của Nam Cao trong việc lựa chọn và sự dụng ngôn ngữ. Để diễn tả tâm trạng nhân vật Hộ, Nam Cao đã rất linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ miêu tả. Có đoạn nhà văn dùng lời người kể chuyện để miêu tả tâm lí nhân vật: “Hắn băn khoăn đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm cùng ra một thời”. Có khi để diễn tả cái day dứt, đau khổ Nam Cao đã để nhân vật tự biểu hiện nội tâm của chính mình “Ta đành phí một vài năm để kiếm tiền…” Cũng có lúc vừa là lời người kể chuyện vừa là lời nội tâm của nhân vật “Khốn nạn, khốn nạn thay cho hắn! chao ôi! Hắn đã viết những gì”. Sự linh hoạt trong ngôn ngữ kể chuyện cũng như nhân vật người kể chuyện đã góp phần làm nên tâm lí đầy sinh động của Hộ.

Thông qua nhân vật Hộ, tác giả Nam Cao đã thể hiện được bi kịch của người trí thức có khát vọng cao đẹp nhưng phải “vật lộn” với mưu sinh, lo toan của cuộc sống. Từ đó thể hiện được ý tưởng: chỉ khi xóa bỏ được nghèo khổ, bất công của xã hội mới có thể chấm dứt được bi kịch của những người trí thức đáng thương như Hộ.

Bài viết liên quan