Có ý kiến cho rằng: “Tha thứ là món quà ta dành cho người khác nhưng tha thứ chính là món quà ta dành cho chính mình”. Từ nhận định trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa sự tha thứ


Có ý kiến cho rằng: “Tha thứ là món quà ta dành cho người khác nhưng tha thứ chính là món quà ta dành cho chính mình”. Từ nhận định trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa sự tha thứ

Gợi ý

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng gửi vào lời ca, giai điệu của mình một triết lí sống sâu sắc: “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Sự bao dung độ lượng, tha thứ là một đức tính tốt đẹp của con người. Bàn về ý nghĩa sự tha thứ có ý kiến cho rằng; “Tha thứ là món quà mà ta dành cho người khác nhưng tha thứ chính là món quà ta dành cho chính mình”.

Trước hết, tha thứ là thái độ bỏ qua, không trách cứ hay trừng phạt những người đã phạm sai lầm, làm điều có lỗi với minh. Ý kiến trên tuy ngắn gọn nhưng đã nêu lên được vai trò đầy đủ và sâu sắc của sự tha thứ. Tha thứ không chỉ đem đến sự tốt đẹp cho người khác, mà quan trọng hơn, tha thứ còn đem đến sự thanh thản hơn, thoải mái cho chính tâm hồn mình. Từ xưa đến nay, đã có bao ý kiến cho thấy tầm quan trọng của sự tha thứ. Đạo Phật đã dạy: “Tha thứ luôn là linh dược màu nhiệm có thể trị liệu mọi nỗi khổ, niềm đau cho mọi người được tha thứ và cho cả người tha thứ”. Có người lại cho rằng: “Nếu bạn không sẵn lòng tha thứ cho một ai đó thì cũng giông như việc bạn đang uống thuôc độc mà mong cho người khác chết”. Rất nhiều ý kiến cho rằng tha thứ rất quan trọng, với cả người được tha thứ và người tha thứ. Tựu chung lại, các nhận định đều nhằm mục đích cho người đời thấy tha thứ cần thiết như thế nào trong cuộc sống của chúng ta.

Vậy tại sao lại cần có tha thứ? Con người không có ai hoàn hảo, ai cũng đã từng ít nhất một lần phạm sai lầm, gây tổn thương cho người khấc. Lúc đó, ai cũng mong mình được tha thứ, được xóa tội. Chính vì thế, chúng ta cần phải tha thứ cho người khác, cũng giôhg như chúng ta cần sự tha thứ của người khác khi ta phạm sai lầm. Hơn nữa, tha thứ là phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam từ bao đời. ông cha ta có câu dạy: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại”. Tức là, ta không bỏ qua, tha thứ hay tạo cơ hội cho những kẻ không nhận ra lỗi lầm, không ăn năn, hối cải, mà chỉ tha thứ cho những người biết hổi lỗi, biết sửa sai. Trong cuộc sống luôn tồn tại những mâu thuẫn, đấu tranh, nó là mầm mống của oán giận, hận thù. Nếu không tha thứ để cho những oán giận, hận thù đó chất đầy lên nhau, thì cuộc sống con người càng trở nên bế tắc, nặng nề. Cũng giống như Vanvenargues đã nói: “Sự tha thứ khuyến dụ những tâm hồn ngoan cố, nó làm dịu những di hận và những cơn phẫn nộ, nó bảo tồn sự đoàn kết và sự an vui trong phố phường và trong gia đình, nó tạo cái hứng thú lớn lao nhất trong đời sống dân dã hằng ngày”. Trái ngược với tha thứ là oán giận, oán giận sẽ làm cuộc sống trở nên chật hẹp đi và tình người sẽ độc ác hơn. Vậy nên tha thứ luôn đi đôi với hận thù, nếu tha thứ cho người khác là bạn đã xóa đi được hận thù.

>> Xem thêm:  Phân tích bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương” –Văn 10

Như trên ta đã nói tha thứ là món quà ta dành cho người khác. Món quà ấy giúp người phạm sai lầm trút bỏ cảm giác tội lỗi do sai lầm đã gây ra, cho họ một cơ hội mới trong cuộc sống.

Trở về với lịch sử dân tộc, đất nước ta đã trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược. Khi gươm, đao, bom, đạn kết thúc, cũng là lúc chúng ta khép lại những hận thù. Với kẻ thù, ta luôn dành sự khoan hồng, độ lượng. Nhà thơ, nhà văn hóa lỗi lạc Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô đại cáo: “Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh”. Đó là tấm lòng bao dung, độ lượng của quân dân nhà Trần dành cho lũ giặc Mông – Nguyên khi chúng bị đánh tan tác. Chiến tranh cống Pháp, chống Mĩ đã qua đi, kẻ thù đã gây cho nhân dân ta biết bao đau đớn, hậu quả của họ nặng nề đến tận bây giờ. Những người lính yêu quê hương, sau chiến trường họ bị bao nhiêu thương tật về thể xác lẫn tinh thần. Những quả bom bi đã ngủ bao nhiêu năm cướp đi sinh mạng của bao người phụ nữ tần tảo, bao em thơ… Nhưng hiện nay, với những người lính Mĩ Ngụy đã nhận ra sai lầm, chúng ta luôn dành một tấm lòng vị tha, bao dung với họ. Chúng ta tha thứ cho họ để họ nhận ra sai lầm, để họ trút bỏ cảm giác tội lỗi trong tâm hồn, và để họ có cơ hội sửa sai, sống tốt hơn. Có không ít người lính Mĩ trước đây đã từng sang xâm lược Việt Nam, nay họ đều nói: “Đất nước tôi quá sai lầm khi quyết định tàn phá đất nước xinh đẹp này, tôi thay họ mà cảm thấy xấu hổ”.

>> Xem thêm:  Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi. (Yêu cầu lập dàn bài)

Tôi đã đọc câu chuyện “Mẹ tôi” của Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi và đã rất cảm động trước tấm lòng của người cha. Người cha tha thứ cho đứa con bé bỏng En-ri-cô sau khi En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo. Bố mẹ đã giúp En-ri-cô có một cơ hội để sửa sai. Bố dạy con bài học rất quý giá, nó sẽ giúp En-ri-cô nên người và sống tốt hơn. Tôi nhớ mãi câu nói của người bố “En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng, cao cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”.

Như vậy, tha thứ cho người khác cũng là giúp cho cuộc sống xung quanh ta tốt đẹp hơn, mọi người hiểu nhau và yêu thương nhau góp phần tạo nên một cộng đồng đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Như đã nói, tha thứ đem lại cho con người khác sự tốt đẹp và quan trọng hơn, nó đem lại cho tâm hồn ta sự thanh thản, thoải mái giúp ta sống vui vẻ, hạnh phúc hơn. Tha thứ là một trong những bước quan trọng và khó khăn nhất để quên đi những điều không hay đã xảy ra, nó giải thoát ta khỏi những u uất, giúp ta thoát khỏi cảm giác trống trải, sợ hãi. Nếu chúng ta không tha thứ thì sự hận thù sẽ làm chúng ta bực bội, đau khổ.

>> Xem thêm:  Bớc-na-sô cho rằng: “Vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất là trải tim người mẹ”. Trình bày ý kiến của anh (chị)

Câu chuyện của chị Kim Phúc là một minh chứng cho điều đó. Nám 1972, chị bị trúng bom Napal, khi đó chị mới 9 tuổi. Chị đã bị bỏng hơn 65% cơ thể, đã phải trải qua biết bao đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, cũng có lúc oán giận, hận thù. Nhưng khi gặp lại người lính Mĩ năm xưa đã lái máy bay thả bom xuống làng chị, chị đã không oán giận, trả thù anh mà đã tha thứ. Chị đã nói “Tôi phát hiện ra rằng nếu cứ giữ mãi nỗi hận thù trong tâm trí, nó có thể sẽ giết chết tôi”. Chị đã phải cố gắng để vượt qua chính mình, dùng nghị lực để đè nén lòng mình lại và hơn hết chị hiểu ý nghĩa của sự tha thứ.

Tóm lại, chúng ta tha thứ không chỉ để xóa bỏ sai lầm cho người khác mà chính là giúp bản thân xóa bỏ những cảm xúc tiêu cực đang bủa vây tâm trí, đè nặng trái tim mình.

Tha thứ là một quyết định rất khó khăn. Chúng ta chỉ có thể tha thứ khi đã phục hồi những tổn thương do người khác gây nên, thấy được sự ăn năn, hối hận của người làm tổn thương ta. Tha thứ đòi hỏi phải có thời gian. Không phải đối với tất cả trường hợp, chúng ta đều tha thứ mà chúng ta phải có hành động phù hợp để người mắc lỗi nhận ra sai lầm. Tha thứ phải xuất phát từ trái tim, từ tấm lòng nhân hậu, sự tha thứ không đi kèm những điều kiện ràng buộc.

Cuộc sống ngày càng hiện đại và cũng càng ngày càng phức tạp. Do đó con người càng dễ nảy sinh mâu thuẫn. Tôi tin rằng sau khi ngẫm kĩ trên ý kiến mọi người sẽ hiểu thêm về ý nghĩa sự tha thứ để mở rộng lòng mình, đem đến cho cuộc sống những món quà ý nghĩa nhất.

Sachtailieu.com

Bài viết liên quan