Bình luận câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn”


Đề bài: Em hãy bình luận câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn”.

Bài làm

Cuộc sống luôn ban cho bạn những cơ hội bất ngờ, thế nhưng ít ai có thể tận dụng may mắn đó. Bởi một khi tận dụng thời cơ đúng lúc, đúng chỗ, bạn có thể nhanh chóng có được những thành quả đáng ngạc nhiên. Chân lí đó được đúc kết qua câu tục ngữ: “Cái khó bó cái khôn”.

Làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ, bạn sẽ nhận ra chân lí đúng đắn đó. “Khó” là những thách thức, khó khăn, chông gai mà ai cũng phải trải qua trong cuộc sống nếu muốn đạt được mục đích. “Khôn” là khả năng suy xét để xử sự, làm việc một việc gì đó theo cách có lợi nhất. Từ “bó” có nghĩa là giữ lại, kìm lại trong phạm vi chật hẹp, không cho tự do hoạt động và phát triển. Như vậy, cả câu nói ngụ ý rằng để đạt được kết quả mà mình mong muốn thì đòi hỏi bạn cần phải biết cách nắm bắt thời cơ, nhạy bén cũng như phải kiên trì tới cùng. Nói rộng hơn, cuộc sống không ngừng biến đổi, con người cần phải thích nghi đúng hướng để có thể hòa nhập và không ngừng phát triển mình.

Đến đây, tôi xin lấy một vài ví dụ để làm rõ “cái khó” đã “bó cái khôn” như thế nào. Chắc các bạn đều biết đến lịch sử ra đời của những phát minh làm thay đổi thế giới. Trong đó, phát minh ra điện là một trong những thành tựu vật lí vĩ đại nhất. Từ xa xưa, con người luôn sợ hãi đối với sấm sét, họ cho rằng: sấm sét là sự trừng phạt của Thượng đế hay các đấng thần linh đối với kẻ có tội. Vào thế kỷ 18, nhà khoa học Mỹ Phran-klin lại không tin vào điều đó. Qua sự quan sát và phân tích, ông suy đoán rằng: “sấm sét chẳng qua chỉ là một hiện tượng điện”. Nhưng ông không có cách nào chứng thực được suy luận đó. Một hôm, đang ngồi trước của sổ suy nghĩ về vấn đề này thì con trai Phran – klin cầm dây diều chạy vụt qua cửa sổ. Mắt Phran – klin chợt sáng lên, ông chợt nghĩ: nếu khi trời đang sấm sét mưa giông, đưa một chiếc diều lên không trung, rất có thể chúng thực được quan điểm của mình. Quả thực sau đó, dù các cuộc thí nghiệm về điện hết sức nguy hiểm, song cuối cùng ông đã chứng minh lí lẽ của mình là đúng. Nhờ có con diều mà Phran-klin thu được thành công lớn với lý thuyết điện học của mình.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của Andersen

Hoặc một ví dụ gần gũi hơn với chúng ta, đó là quá trình Hồ Chủ tịch tìm ra con đường cứu nước đúng đắn nhất cho dân tộc. Trải qua nhiều năm bôn ba khắp các châu lục Á, Âu, Mỹ, Phi, cứ qua một quốc gia nào đó, Bác lại tự mình tìm hiểu chế độ, mô hình tổ chức nhà nước đề tìm ra con đường giải phóng thật sự cho dân tộc Việt Nam. Năm 1920, tình cờ đọc được bản Luận cương của Lê-nin, Người đã bừng tỉnh rồi xúc động rơi nước mắt, từ đó xác định con đường cứu nước cho dân tộc mình.

Hiện nay, có rất nhiều doanh nhân trẻ nhờ sự kiên trì, nhạy bén năm bắt thời cơ mà họ nhanh chóng đạt được thành tựu đáng nể. Ngược lại, trong giới trẻ vẫn có một số người mượn câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” để tự biện hộ cho thái độ sống, học tập và làm việc thiếu tích cực của mình. Họ ỷ lại rằng, khi gặp phải khó khăn, chỉ cần chờ đợi nhất định có ngày mọi chuyện sẽ được giải quyết nên không cần phải nỗ lực quá nhiều. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lệch và bóp méo ý nghĩa của câu tục ngữ. Chính câu tục ngữ cũng mang ý nghĩa phê phán những kẻ thụ động, cam chịu hay lười biếng, thiếu tích cực trước khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Và những yếu tố đó khiến họ không nhanh nhạy thích ứng với hoàn cảnh, cái nhìn cảm tính lấn át yếu tố khách quan, cuối cùng bỏ lỡ cơ hội mà Tạo hóa ban cho.

>> Xem thêm:  Tổng hợp nhiều bài văn mẫu lớp 10 của học sinh giỏi văn

Câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” vừa là bài học, cũng vừa là lời động viên của ông cha với con cháu. Do đó, bạn hãy luôn có cái nhìn rộng mở, bởi dù có gặp phải chuyện khó khăn tới đâu, chỉ cần luôn giữ tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chính bản thân mình, nhất định bạn sẽ tìm ra hướng đi đúng đắn.

Hoài Lê

Bài viết liên quan