Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”


Đề bài: giải thích và chứng minh câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công

Thất bại không phải là sự chấm hết của một vấn đề mà đó chỉ là thử thách để tôi luyện bản thân, giúp mình trưởng thành và cứng cáp hơn. Khi đạt được thành công sẽ mình sẽ cảm thấy thành quả nhận được sẽ có ý nghĩa và đáng trân trọng hơn. Câu tục ngữ: “thất bại là mẹ thành công” chính là một trong những lời dạy, khuyên bảo của cha ông ta hãy đừng nản lòng khi gặp khó khăn, thử thách trong cuộc sống mà phải bình tĩnh để đứng dậy và khôi phục.

Câu tục ngữ trên chúng ta hiểu một cách đơn giản đó là những sai lầm và thất bại trong cuộc sống là nguyên nhân đưa đến cho ta sự thành công.

Để có được kinh nghiệm và sự thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống chúng ta đều phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện, trong quá trình đó bao gồm nhiều giai đoạn, giai đoạn khi chúng ta bắt đầu, là thời kỳ khó khăn nhất, nếu may mắn thành công thì không sao, nhưng nếu nhỡ gặp phải rủi ro và thất bại là điều không thể tránh được, những lần thất bại đó chính là kinh nghiệm để chúng ta thực hiện và có phương pháp hợp lý cho những công trình và sản phẩm sắp tới, vì vậy muốn làm được công to việc lớn chúng ta cần phải có nghị lực và quyết tâm.

>> Xem thêm:  Nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 7

Không ai có thể tự vỗ ngực khẳng định mình luôn gặp may mắn, công việc mọi thứ đều hay thông, nếu là như thế thì người đó chắc chắn là quá may mắn, còn đối với chúng ta khi làm bất cứ công việc nào cũng phải xác định được rủi ro để có thể lường trước được hầu quả, vì nó không chỉ ảnh hưởng cho chính bản thân mình mà còn ảnh hưởng tới gia đình, bạn bè, những thân yêu.

Sau mỗi lần thất bại là mỗi lần chúng ta nhận được bài học quý gía, cho ta những kinh nghiệm xương máu, tìm hiểu xem vì sao lại thất bại, nguyên nhân dẫn tới thất bại của mình là gì, cái giá mà ta phải đánh đổi để có được sự thành công không phải là nhỏ, vì thế hãy luôn thận trọng và tìm hiểu thật kĩ càng rồi hãy làm.

Dựa vào thực tế đời thường ta có thể khẳng định rằng, những lần vấp ngã, thất bại chỉ làm cho tinh thần của mình trở nên vững vàng hơn mà thôi. Ví dụ như em bé chập chững biết đi, ban đầu đi chưa quen nên bé thường bị ngã, bé phải có xe để tập đi, nhưng đi mãi rồi thành quen, chân bé được tiếp xúc với đất nhiều hơn, bé sẽ quen với môi trường đó và chân bé sẽ ngày càng cứng cáp hơn, chỉ sau thời gian là bé có thể đi được mà không cần ai giúp đỡ.

>> Xem thêm:  Tả cảnh một buổi chiều êm đềm trên làng quê em

Trên thực tế, có không ít người chỉ vì thiếu ý chí, tự tin nhút nhát mà không dám đối diện với sự thật, đối diện với thử thách, ngại vấp ngã và sợ thất bại đã đẩy dần những con người đó vào lối thu hẹp mình lại với lối suy nghĩ bi quan như các trường hợp học sinh 12 không thi đỗ đại học đi tự tử vì không chấp nhận nổi sự thật, vì học hành 12 năm trời đổ xuống sông xuống biển hết.

“Muốn thành công phải trải qua nhiều thất bại

Trên đường đời có dại mới có khôn”

Để có được thành công sau những lần thất bại cay đắng mà chúng ta nhận được, đó là lòng quyết tâm và nghị lực chiến đấu, học tập và lao động không biết mệt mỏi của mình để có được như ngày hôm nay, nhận thức sâu sắc được ý chí, lòng kiên trì, can đảm để đối diện với thử thách, dám nghĩ, dám làm, dám nhận thất bại. Hãy luôn sống lạc quan. Nhìn về phía trước, nhìn nhận vấn đề một cách tích cực sẽ mọi chuyện sẽ qua.

Câu tục ngữ là lời khuyên, lời dạy bảo chúng ta hãy sống và chiến đấu hết mình vì sự nghiệp và tương lai của chúng ta, chỉ cần “có chí thì nên” thất bại không có nghĩa là chấm hết, thất bại này chính là khởi đầu cho thắng lợi khác.

Bài viết liên quan