Hướng dẫn soạn văn Mã Giám Sinh mua Kiều – Chương trình Ngữ văn lớp 9


Mã Giám Sinh mua Kiều nói về cảnh Thúy Kiều bán mình chuộc cha, đoạn trích thể hiện được bản chất gian xảo, lọc lõi của con buôn Mã Giám Sinh đồng thời thể hiện nỗi bẽ bàng xót xa của Thúy Kiều. Để hiểu chi tiết về đoạn trích, các bạn hãy cùng tham khảo hướng dẫn soạn văn Mã Giám Sinh mua Kiều dưới đây nhé!

I. Tìm hiểu tác phẩm

Câu 1: Phân tích những nét về ngoại hình và tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh

( Gợi ý:

  • Về ngoại hình, hành động: cách ăn mặc, cách nói năng, cử chỉ, thái độ…
  • Về bản chất, tính cách: tính chất bất nhân, tính chất con buôn vì tiền, sự giả dối…)

Trong đoạn trích, từ ngoại hình cho đến tính cách Mã Giám Sinh đều bộc lộ bản chất xấu xa, hèn hạ:

  • Ngoại hình: mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
  • Cử chỉ, hành động, cách nói năng: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng; Đắn đo cân sắc cân tài – Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ; Cò kè bớt mộ thêm hai…
  • Tính cách: lộ rõ bản chất của một con buôn không hơn không kém, bất nhân, xem con người như một món hàng hóa để mua bán, thậm chí còn cò kè từng đồng tiền. Một con người giả dối từ giới thiệu lí lịch cho đến trình bày mục đích mua Kiều. Lời lẽ có vẻ lịch sự nhưng thực chất lại rất hèn hạ, bất nhân: “ Rằng: Mua ngọc đến Lam Kiều – Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”
>> Xem thêm:  Giới thiệu về một di tích lịch sử gắn liền với quá khứ hào hùng của dân tộc.

Câu 2: Cảm nhận của em về hình ảnh Thúy Kiều?

( Gợi ý:

  • Tình cảnh tội nghiệp
  • Nỗi đau đớn, tái tê)

Thúy  Kiều – cô gái tài hoa nhưng bạc mệnh, cuộc đời chịu bao đắng cay tủi nhục, đau thương đến tột cùng. Đoạn trích là một nỗi đau mà Kiều phải gánh chịu, Kiều rơi vào một tình cảnh tội nghiệp với nỗi đau đớn tê tái. Gia đình gặp nạn, Kiều đành bán mình cứu cha, chấp nhận hi sinh tình duyên với Kim Trọng:

               “ Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

           Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”

Một người con gái tài sắc ven toàn như Kiều mà lại rơi vào tình cảnh quá éo le, trở thành một món hàng trong cuộc mua bán. Kiều thương thân, xót phận cho mình và cũng có nỗi đau đớn khi phải dẹp bỏ lòng tự trọng. Không miêu tả nhiều nhưng chỉ bằng vài câu thơ, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được sự đáng thương và nỗi đau của Kiều.

Câu 3: Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích

( Gợi ý:

  • Nỗi đau đớn, xót xa trước tình cảnh con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
  • Sự khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc bọn buôn người bất nhân, tàn bạo).

Quan đoạn trích, Nguyễn Du thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình:

  • Tấm lòng thương cảm, xót xa trước thân phận nhỏ nhoi của những người phụ nữ khi họ bì chà đạp.
  • Tố cáo, vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực đồng tiền lộng hành, xem thường nhân phẩm con người. Tác giả cũng lên án xã hội phong kiến xấu xa, thối nát đã đẩy con người tới tình cảnh đau đớn, không lối thoát.
  • Bày tỏ thái độ căm phẫn,khinh bỉ trước bọn buôn người giả dối, bất nhân, xem con người như một món hàng hóa không hơn không kém.
>> Xem thêm:  Một số bạn trẻ hiện nay cho rằng: “Trước hết phải là sống cho mình”. Theo em, sống có trách nhiệm với bản thân khác với tính vị kỉ như thế nào

II. Luyện tập

Bài viết liên quan