MS563 – Suy nghĩ về nhận định của Trần Đình Sử: Điều then chốt là phải luôn luôn sáng tạo cái mới, cái quý của nhà văn là sáng tạo cái mới chứ không phải viết được nhiều


Đề bài: Suy nghĩ về nhận định của Trần Đình Sử: Điều then chốt là phải luôn luôn sáng tạo cái mới, cái quý của nhà văn là sáng tạo cái mới chứ không phải viết được nhiều

Bài làm

Đề: “Điều then chốt là phải luôn luôn sáng tạo cái mới, cái quý của nhà văn là sáng tạo cái mới chứ không phải viết được nhiều”.

“Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của chính mình, là cái giọng riêng của chính mình mà không thể tìm thấy trong cổ họng bất kỳ một người nào khác” (Tuocghenhep). Có thể nói, bản chất của văn chương là sáng tạo, tìm tòi; người nghệ sĩ nếu chỉ biết dẫm theo lối mòn mà không có “tiếng nói riêng” thì tác phẩm nghệ thuật sẽ chết. Vì lẽ đó, Trần Đình Sử đã nhận định: “”Điều then chốt là phải luôn luôn sáng tạo cái mới, cái quý của nhà văn là sáng tạo cái mới chứ không phải viết được nhiều”.

Theo Trần Đình Sử, “cái quý” của nhà văn là sáng tạo ra cái mới, nghĩa là: nét đẹp đáng trân trọng, đề cao của người nghệ sĩ là khát khao hướng đến cái đẹp, tìm ra những nét độc đáo, riêng biệt trong văn chương, hình ảnh và sự việc nổi bật, khuất lấp đằng sau những mảnh đời bất hạnh, hình thức thô kệch mà chưa có người nghệ sĩ nào nhận thấy. “Điều then chốt” chủ yếu, cơ bản nhất, giữ vai trò quyết định nên giá trị tác phẩm không phải ở chỗ “viết được nhiều” số lượng sáng tác mà quan trọng là ở chất lượng văn chương được tạo nên bởi tài năng người cầm bút. Nhận định trên của Bùi Đình Sử đặg ra yêu cầu quan trọng không thể thiếu của văn chương, đồng thời khẳng định tài năng của người cầm bút: sáng tạo là điều then chốt.

ms563 suy nghi ve nhan dinh cua tran dinh su dieu then chot la phai luon luon sa - MS563 - Suy nghĩ về nhận định của Trần Đình Sử: Điều then chốt là phải luôn luôn sáng tạo cái mới, cái quý của nhà văn là sáng tạo cái mới chứ không phải viết được nhiều

Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo, phong cách mới lạ, thu hút người đọc. Đối với tác phẩm nghệ thuật, khám phá sáng tạo chính là một trong những chức năng cao quý. Và sự sáng tạo và khám phá không ngừng là yêu cầu thiết yếu có vai trò quyết định trong sự nghiệp sáng tác văn chương cũng như ảnh hưởng trực tiếp sâu sắc đến sự sống còn của nhà văn trong quy luật phát triển chung của văn học. Mỗi bài thơ câu văn đều là kết quả của quá trình sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ sau khi đã công phu nhào nặn chất liệu hiện thực. Ngoài ra nét độc đáo trong tác phẩm cũng được thể hiện qua hai phương diện là nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, sáng tạo ở chỗ người viết luôn trăn trở tìm tòi, phát hiện và khám phá những vấn đề mới mẻ về cuộc sống với con người là nhân vật trung tâm; cách thể hiện mới về những vấn đề tưởng như quen thuộc gần gũi. Còn về nghệ thuật, phong cách riêng của nhà văn gắn liền với cảm hứng sáng tác mới là độc đáo trong cách sử dụng ngôn từ; xây dựng hình tượng nhân vật; nét riêng trong sự lựa chọn, xử lý đề tài, xác định chủ đề, đối tượng miêu tả,… Nếu cá tính nhà văn mờ nhạt, không tạo được tiếng nói riêng, trọng lượng riêng thì đó là sự tự sát trong văn học. Phong cách, sự đổi mới sáng tạo trong văn chương không chỉ đánh dấu sự trưởng thành của một nhà văn mà khi đã nở rộ thì nó còn là bằng chứng của một nền văn học đã trưởng thành, mang dấu ấn của dân tộc và thời đại. Thế mới nói, “Điều then chốt phải luôn sáng tạo ra cái mới, cái quý của nhà văn là sáng tạo cái mới chứ không phải viết được nhiều”.

>> Xem thêm:  Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Nghệ thuật không chấp nhận sự lặp lại của người khác cũng như sự lặp lại của chính bản thân mình, không chấp nhận sự sao chép đời sống bởi chân lý nghệ thuật chỉ thống nhất chứ không đồng nhất với chân lý đời sống”. Nhà văn Nam Cao là điển hình độc đáo nhất cho quy luật văn chương ấy. Có thể nói, cái nhìn của Nam Cao vô cùng sắc bén và tinh xảo về hiện thực xã hội hiện thực cuộc sống trong những năm 30- 45. Cùng viết về đề tài số phận cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám; thế nhưng mỗi tác giả đều có những cái nhìn, cách khám phá khác nhau: nếu Ngô Tất Tố đi sâu phản ánh nỗi thống khổ của nhân dân trong cảnh mưa sưu thuế; Vũ Trọng Phụng quan sát thấy cảnh lầm than cơ cực của nhân dân bởi nạn vỡ đê hay Kim Lân đã hòa mình vào cuộc sống đói khổ, thiếu thốn trong những năm 1945 thì đọc đến tác phẩm của Nam Cao độc giả như thấu hiểu được nỗi vất vả, xót xa, đau đớn của những con người lương thiện đang trên hành trình tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính. Ông không chỉ miêu tả quá trình đói cơm rách áo, bần cùng hóa của nông dân lương thiện mà còn trăn trở băn khoăn về hiện thực những con người bị tha hóa, bị xã hội vùi dập, chà đạp cướp mất cả nhân hình lẫn nhân tính. Với Nam Cao, cuộc đời là những tấm áo cũ bị xé rách tả tơi từ cái Làng Vũ Đại đến mỗi gia đình, mỗi số phận, mỗi mảnh đời bất hạnh, nghèo khổ, tội nghiệp, điển hình cho kiểu nhân vật ấy là hình ảnh Chí Phèo.

Trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, Chí từ một anh canh điền lương thiện bị bỏ rơi bên cái lò gạch cũ và lớn lên qua nhiều bàn tay chăm sóc của bà quá mù tội nghiệp, bác phó cối không con,,…. Tuy bất hạnh, Chí vẫn có những ước mơ đời thường rất đổi giản dị mà cao đẹp: có một gia đình nhỏ “chồng quốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải”. Ngay từ khi còn trẻ, Chí đã khao khát trở thành người lương thiện sống một cuộc đời chân chính tự do thế nhưng chỉ vì sự ghen tuông mù quáng của Bá Kiến khi chứng kiến Chí “cứ bóp lên trên nữa” với bà Ba-vợ mình, Chí đã bị đẩy vào tù. Vài năm sau, cuộc đời Chí đã bước sang một trang khác,… chính cái nhà tù thực dân ấy, đại diện cho xã hội vô nhân tính lúc bây giờ đã giết chết đi mảnh đời lương thiện, trả cho Làng Vũ Đại một tên Quỷ Dữ đội lốt thú vật: “đầu trọc lóc, răng trắng hớn, mặt đen mà cơng cơng”. Còn gì đau hơn, xót xa hơn khi Chí Phèo bị cướp mất cả nhân hình lẫn nhân tính, trượt dài trên con đường tha hóa và trở thành một con người hoàn toàn khác, không tốt hơn mà xấu đi! Đáng tội nghiệp biết bao!

>> Xem thêm:  Cảm nhận về hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu

Không chỉ đi sâu khai thác nội tâm nhân vật, Nam Cao còn rung lên hồi chuông cảnh tỉnh: hãy cứu lấy con người. Qua tấn bi kịch thảm khốc của Chí Phèo: bị tước đoạt quyền sống, quyền làm người lương thiện, đồng thời ông đã phát hiện, khẳng định và trân trọng phẩm chất tốt đẹp của con người, bản chất lương thiện của họ ngay cả khi bị hủy hoại lẫn nhân hình và nhân tính. Tưởng rằng Chí Phèo sẽ mãi say trong men rượu triền miên, mãi là một Thằng lưu manh chỉ biết đập đầu, rạch mặt ăn vạ; thế nhưng Chí đã thật sự hồi sinh trở về kiếp người với tất cả sự ý thức cảm xúc và thương yêu sức cảm hóa con người thật kỳ diệu biết bao! Nơi tình yêu thương, sự chăm sóc chân thành của Thị Nở sau cái đêm Chí mắc phải trận cảm gió đã đánh thức, khơi dậy bản năng, lương tri trong Chí. Thì ra chỉ cần một chút tình người dù là một con người ngẩn ngơ, xấu xí cũng đủ làm sống dậy cả một bản tính người! Chính Nam Cao đã cho Chí Phèo một cơ hội để sửa sai, để thay đổi; bát cháo hành của Thị phải chăng là phương thuốc hữu hiệu để Chí thoát khỏi căn bệnh dưới lốt con thú vật, một thằng lưu manh. Có thể nói, Thị Nở là ánh sáng, là tia hi vọng mở đường cho tương lai của Chí. Bát cháo hành là cả tình yêu thương chân chính, lòng cảm thông giữa tình người với tình người mà Chí chẳng cần dọa nạt hay giật cướp mới có được. Hơn nữa, là do tay người đàn bà nấu cho. Chao ôi Chí xúc động vô bờ, hắn ta đã tìm lại được nhân hình và nhân tính đã đánh mất trước đó của mình. Bản chất anh canh điền lương thiện đã trở về, Chí Phèo khao khát làm hòa với mọi người “mọi người sẽ lại nhận hắn vào các xã hội bằng phẳng mà thân thiện của những người lương thiện; người ta thèm những cái người ta không có còn Chí thèm lương thiện-cái mà hắn đã có nhưng đã bị đánh mất”. Chữ “thèm” ấy đơn giản nói lên khát vọng được quay về cuộc sống bình thường với bản chất anh canh điền lương thiện. Phải chăng chính Nam Cao đang hòa vào nhân vật để cảm thông chia sẻ và nâng niu họ, thật là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp biết bao!

>> Xem thêm:  MS499 - Viết đoạn văn tả cây phượng vĩ trên sân trường

Về phương diện nghệ thuật, có thể nói Chí Phèo là một kiệt tác xuất sắc cho việc phân tích diễn biến tâm lí nhân vật. Ngoài ra kết cấu đầu cuối tương ứng (vòng tròn) với hình ảnh “cái lò gạch cũ bỏ không vắng người lại qua” cũng đã nói lên đầy đủ ý tưởng nghệ thuật của nhà văn. Cốt truyện độc đáo hơn ở chỗ hướng người đọc theo một trật tự đảo lộn mà không đi theo trình tự thời gian, cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc và xây dựng thành công nhân vật điển hình đã đưa Chí Phèo trở nên bất hủ.

Trong quá trình sáng tác nghệ thuật, “điều cốt yếu không phải số lượng tác phẩm” mà là cái nhìn, cái cảm thụ độc đáo giàu tính phát hiện của tác giả, và họ phải có tấm lòng trăn trở giàu tình yêu thương, tài năng và tâm huyết với nghề cầm bút. Người nghệ sĩ phải tạo ra được nhiều tác phẩm độc đáo có giá trị, có sức lay động lòng người, cảm hóa con người. Việc tạo ra cái mới, tạo nên phẩm chất riêng, gương mặt tinh thần của mỗi nhà văn, sự hợp thành của các phong cách tác giả sẽ làm nên diện mạo phong phú cho nền văn học. “Văn chương là nghệ thuật của cái độc đáo’ (Lê Đạt). Vì vậy, muốn tác phẩm văn học sống đời, bất tử trong lòng độc giả phải chứa đựng nhiều sự sáng tạo khám phá. Mỗi tác phẩm quan trọng nhất ở chất lượng nội dung chứ không phải dung lượng sáng tác. Độc giả phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo, suy ngẫm đánh giá về tác phẩm, hướng đến quan điểm sống tốt đẹp. Có như thế, mới có thể bước vào địa hạt của cái Đẹp.

“Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là một phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung” (Leonit Leonop). Thật đúng khi nói về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao! Chí Phèo xứng đáng là một kiệt tác của văn xuôi hiện đại Việt Nam với những sáng tạo độc đáo về giá trị hiện thực cũng như giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc. Nam Cao qua đó đã khẳng định tên tuổi và chỗ đứng của mình trên văn đàn văn học dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Thị Hoa 

Bài viết liên quan