Người chiến sĩ cách mạng là một con người như mọi người, nhưng họ lại có thêm những phẩm chất mà con người thường chưa có được. Hãy chứng tỏ điều đó qua tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong Tâm tư trong tù của Tố Hữu- Văn lớp 12


Đề bài: Người chiến sĩ cách mạng là một con người như mọi người, nhưng họ lại có thêm những phẩm chất mà con người thường chưa có được. Hãy chứng tỏ điều đó qua tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong Tâm tư trong tù của Tố Hữu

Bài làm

Tác giả Tố Hữu được xem là một nhà cách mạng tiên phong, một cánh chim đầu đàn của nền thơ ca kháng chiến, gắn liền với cách mạng. Mỗi bài thơ của Tố Hữu đều là một công cụ chiến đấu, thể hiện quan điểm sống cái nhìn nhân sinh quan của mình, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, thể hiện tinh thần cách mạng trong người chiến sĩ cộng sản.

Bài thơ Tâm tư trong tù của Tố Hữu thể hiện cảm xúc, tâm trạng của tác giả khi bị thực dân Pháp bắt giữ bỏ tù, khi tác giả chỉ 19 tuổi tham gia hoạt động phong trào yêu nước ở Huế.

Đọc bài thơ của Tâm tư trong tù người ta cảm nhận sự bức bí của người cách mạng khi bị gò bó, giam cầm trong bốn bức tường, không được tham gia hoạt động. Nhưng, người đọc còn cảm nhận được những đức tính cao đẹp khác mà người thường khó lòng có được.

Trong một không gian nhỏ hẹp, tù túng người tù cũng là một con người có những cảm xúc vui buồn. Khi bị biệt giam trong bốn bức tường kín mít, được xây bằng đá vôi, phải nằm dưới sàn nhà lạnh lẽo:

Cô đơn thay là cảnh thân tù

Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!”.

Trong khung cảnh im lặng tới mức đáng sợ, sự tù túng của những bức tường đá vôi lạnh lẽo, người tù bị giam cầm trong nhà tù mà chẳng khác nào một nấm mồ lạnh lẽo, thê lương.

>> Xem thêm:  Phân tích bức tranh thiên nhiên mang phong vị cổ điển trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Tâm trạng của người tù cảm thấy buồn bã, lắng nghe những tiếng đời, những âm thanh cuộc sống bên ngoài nhà tù, cảm nhận niềm vui của sự tự do, khi được tung tăng bay nhảy. Những âm thanh cuộc sống dội đến làm trái tim người tù càng muốn thoát ra khỏi để khỏi bức bí.

Nghe chim reo trong, gió mạnh lên triều,

Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh,

Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh.

Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về”

Điệp từ “nghe” được tác giả Tố Hữu viết lên với đầy nỗi niềm, tâm trạng, thể hiện giọng thơ bồi hồi, da diết, khát khao tự do mãnh liệt làm cho người tù, cảm thấy trái tim mình đang thổn thức.

Lắng nghe những tiếng đời, âm thanh cuộc sống tiếng vó ngựa, tiếng bước chân con người lúc gần lúc xa, lúc tỏ lúc thưa, nhưng những tiếng nhạc lòng gợi lên nỗi buồn man mác.

Lắng nghe những tiếng đời bình dị ấy khiến cho người tù, càng thèm khát sự tự do, thèm được như chú chim bay lượn trên không trung, thèm được như vó ngựa kia đi sớm về khuya mà không ai quản lý.

Tôi mơ hồ nghe tất cả bên ngoài

Đang ríu rít giữa một trời rộng rãi

Đang hút mật của đời sây hoa trái

Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày”…

Những câu thơ thể hiện sự reo vui, khi cảm nhận cuộc sống thần thiên tự do bên ngoài song sắt nhà tù. Cái sự tự do của thiên nhiên, con người khi không bị trói buộc, nó thể hiện khát khao ước muốn của người tù, muốn được tự do, được xây dựng quê hương tự do với những mật ngọt, trái chín không bị làm nô lệ, không còn kiếp thuộc địa trói buộc.

>> Xem thêm:  Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

Nhưng rồi tác giả cảm nhận rằng sự tự do của ngoài kia của thiên nhiên hoa cỏ kia chỉ là tự do trong chốc lát, chỉ là sự tự do hữu hạn mà thôi. Bởi cả dân tộc đất nước ta đã trong kiếp nô lệ lầm than, bị là thuộc địa của Pháp thì dù cho ra ngoài, thoát khỏi kiếp tù đày của nhà tù này thì cũng phải đối diện với một nhà tù khác to lớn hơn mà thôi.

Cuộc sống của những người nông dân lao động vô cùng khó khăn, ngột ngạt mất quyền tự do, quyền làm người, quyền mưu cầu hạnh phúc cá nhân của mình.

Tôi chiều hay giam cấm hận trong lòng,

Chỉ là một giữa loài người đau khổ

Tôi chỉ là một con chim non bé nhỏ,

Vứt trong lồng con giữa một lồng to”.

“Ở ngoài kia… biết bao thân tù hãm,

Đọa đày trong những hố thẳm không cùng”

Cuộc sống của những con người lầm than, nô lệ ngoài nhà tù này cũng là cảnh tù đày, nhà tù đó rộng rãi hơn mà mà thôi “Vứt trong lồng con giữa một lồng to” thể hiện sự giam cầm, mất tự do của những con người khốn khổ.

Hình tượng chiếc lồng được tác giả Tố Hữu viết lên vô cùng sinh động thể hiện sự đày đọa về tâm hồn của những người chiến sĩ cách mạng trong một xã hội ngột ngạt, mất tự do mất quyền làm chủ.

Tôi chỉ một giữa muôn người chiến đấu

Vẫn đứng thẳng trên đường đầy lửa máu

Chân kiêu căng không thoái bộ bao giờ!

Những câu thơ thể hiện phong thái ung dung, khí phách hơn người của người cách mạng trước khó khăn thử thách. Đây chính là điểm khác biệt của những người cách mạng với người thường. Người chiến sĩ cách mạng càng gian khổ, khó khăn, thử thách họ càng kiên cường, bất khuất, yêu nước nồng nàn hơn, càng nung nấu ý chí chiến đấu căm thù giặc.

>> Xem thêm:  Hướng dẫn soạn văn Vợ chồng A Phủ của tác giả Tô Hoài

Tôi sẽ cười như kẻ sẵn lòng tin,

Giữ trinh bạch linh hồn trong bụi bẩn

Dù sống cảnh tù đày, gò bó, tâm trạng thì bứt dứt, không yên nhưng tác giả vẫn luôn tự đấu tranh với chính mình, không để mình bi quan, dao động mà vẫn kiên cường với con đường cách mạng mà mình đã chọn.

Giữ cho trái tim trong sạch không vướng bụi bẩn, một trái tim vừa hồng vừa chuyên với cách mạng, với con đường giải phóng dân tộc.

Tôi chưa chết nghĩa là chưa hết hận

Nghĩa là chưa hết nhục của muôn đời

Nghĩa là còn tranh đấu mãi không thôi

Còn trừ diệt cả một loài thú độc!”

Cách sử dụng từ ngữ linh hoạt, thể hiện phong cách trữ tình lãng mạn, tác giả Tố Hữu thể hiện biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ làm cho câu thơ trở nên sinh động, giàu cảm xúc, hình ảnh hơn.

Bài thơ “Tâm tư trong tù” thể hiện tâm trạng thái độ của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh lao tù, sự tù đày áp bức, cô đơn khi phải ở tù không làm cho tâm hồn, trái tim người chiến sĩ nhụt chí, nao núng mà càng làm tăng thêm quyết tâm đánh giặc giải phóng đất nước nhiều hơn. Đó chính là tố chất phi thường chỉ có ở những người chiến sĩ cách mạng, mà người thường ít ai có được.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan