Phân tích 13 câu thơ đầu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (dàn ý và bài làm chi tiết)


Phân tích 13 câu thơ đầu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (dàn ý và bài làm chi tiết)

Dàn ý chi tiết

I, Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung, phạm vi phân tích

1, Tác giả:

 – Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới

 – Là nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chốn non nước lặng lẽ này

2, Tác phẩm:

 – Là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác thơ Xuân Diệu

 – Gửi gắm triết lý sống vừa độc đáo, hiện đại, vừa tích cực, nhân văn

3, Phạm vi phân tích

 – 13 câu thơ đầu đã nói lên tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết của tác giả

II, Thân bài:

1, Khái quát:

 – Hoàn cảnh sáng tác: trích trong tập “Thơ thơ”

2, Phân tích:

 a, 4 câu thơ đầu: (trích thơ)

  – Phép điệp “tôi muốn” kết hợp với động từ mạnh “tắt, “buộc”: ước muốn, khát khao mãnh liệt, muốn đoạt quyền tạo hóa

  – Mục đích:

    + “Cho màu đừng nhạt mất”

    + “Cho hương đừng bay đi”

=> Muốn lưu giữ hương sắc của cuộc đời

   -Lối thơ vắt dòng: bộc lộ ước muốn chân thành, mãnh liệt

   – Chân dung cái tôi xuất hiện trực tiếp: đặc trưng của thơ mới

 b, 9 câu còn lại

   – Câu 5 đến câu 11: bức tranh thiên nhiên

     + Điệp ngữ “này đây”: giới thiệu, mời gọi mọi người đến với cảnh sắc của khu vườn nơi trần thê. Tất cả như bày sẵn , ngay trong tầm với

     + Liệt kê “ong bướm”, “hoa”, “đồng nội”, “ cành tơ”, “yến anh”: bức tranh sống động, rực rỡ màu sắc, rộn rã âm thanh, tràn đấy sức sống

     + Điệp từ “của” kết hợp với các hình ảnh gợi tả “tuần tháng mật “, “khúc tình si”,…. khiến khu vườn xuân trở thành khu vườn tình ái

     + Hình ảnh “ánh sáng chớp hàng mi” là một hình ảnh nhân hóa táo bạo

     + Hình ảnh so sánh đặc biệt “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”: nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mang đến vị của tháng năm, vị của thời gian, mùa xuân

>> Xem thêm:  Hướng dẫn soạn văn Thương vợ của Trần Tế Xương đầy đủ chi tiết nhất

=> Con người trở thành chuẩn mực của thiên nhiên

  -Cảm xúc của Xuân Diệu-cái tôi trữ tình

     + Xuân Diệu nhìn sự sống dưới lăng kính của tình yêu và tuổi trẻ

     + Nhà thơ đắm say, giao hòa cùng vạn vật

     + Cảm giác tiếc nuối thời gian (trích thơ)

=> Đoạn thơ bộc lộ quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu

     + Quan niệm nhân sinh: cuộc sống trên trần thế là một thiên đường nới mặt đất

     + Quan niệm thẩm mỹ: chuẩn mực của mọi cái đẹp trên thế gian là con người

3, Đánh giâ:

 a, Nghệ thuật:

   -Sử dụng những từ ngữ giàu sức biểu cảm

   – Các biện pháp tu từ được sử dụng  linh hoạt

 b, Nội dung

   -Xuân Diệu đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống

   – Gửi gắm một quan niệm nhân sinh tích cực

     + Cuộc sống nơi trần thê chính là thiên đường trên mặt đất

     + Hạnh phúc, tình yêu, sự sống nằm ngay trong tầm tay với

III, Kết bài: khẳng định lại vấn đề, nêu cảm nghĩ bản thân

unnamed file 4 - Phân tích 13 câu thơ đầu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (dàn ý và bài làm chi tiết)

Phân tích 13 câu thơ đầu bài thơ Vội vàng

Bài làm tham khảo

Thơ mới là một nhánh rẽ đầy ngoạn mục trong nền văn học nước nhà. Ở thời kì này, thơ ca nước nhà đã chào đón rất nhiều những tài năng xuất sắc. Và Xuân Diệu chính là “ nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Xuân Diệu được coi “là nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chốn non nước lặng lẽ này”. Thơ ông luôn thể hiện tình yêu với thiên nhiên, với cuộc đời. Bài thơ “Vội vàng” là một trong những tác phẩm như thế. Nội bật trong tác phẩm là 13 câu thơ đầu nói lên tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết của tác giả.

Bài thơ “Vội vàng” trich trong tập “Thơ thơ” viết năm 1938. Bài thơ là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác thơ Xuân Diệu. “Vội vàng” gửi gắm triết lý sống vừa độc đáo, hiện đại, vừa tích cực, nhân văn.  Trước hết, niềm thiết tha yêu cuộc sống được thể hiện qua những mong muốn táo bạo, mãnh liệt:

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" (Trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác)

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”.

Phép điệp “tôi muốn” kết hợp với các động từ mạnh “tắt, “buộc”đã nhấn mạnh ước muốn, khát khao mãnh liệt, muốn đoạt quyền tạo hóa của tác giả. Tác giả mong muốn đoạt quyền tạo hóa để “màu đừng nhạt mất”, để “hương đừng bay đi”. Đó không phải một mong muốn vị kỉ mà là khao khát níu giữ hương sắc của cuộc đời. Lối thơ vắt dòng bộc lộ ước muốn chân thành, mãnh liệt, chân dung cái tôi xuất hiện trực tiếp mang đặc trưng của thơ mới. Bên cạnh đó, 13 câu đầu còn là bức tranh thiên nhiên mang cái tôi trữ tình. Điệp ngữ “này đây”như giới thiệu, mời gọi mọi người đến với cảnh sắc của khu vườn nơi trần thế. Tất cả như bày sẵn , ngay trong tầm với. Bức tranh sống động, rực rỡ màu sắc, rộn rã âm thanh, tràn đấy sức sống được thể hiện qua biện pháp liệt kê “ong bướm”, “hoa”, “đồng nội”, “ cành tơ”, “yến anh”,…:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si”.

Điệp từ “của” kết hợp với các hình ảnh gợi tả “tuần tháng mật “, “khúc tình si”,…. khiến khu vườn xuân trở thành khu vườn tình ái, tràn ngập xuân sắc. Hình ảnh “ánh sáng chớp hàng mi” là một hình ảnh nhân hóa táo bạo , thể hiện ngòi bút tinh tế của Xuân Diệu: “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”. Không chỉ vậy, hình ảnh so sánh đặc biệt “tháng giêng ngon như một cặp môi gần” với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã mang đến vị của tháng năm, vị của thời gian, mùa xuân. Với nhà thơ, con người mới là chuẩn mực của cái đẹp. Hai câu thơ cuối:

>> Xem thêm:  Bình giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

“Tôi sung sướng, nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Mang đến cảm xúc của chủ thể trữ tình. Xuân Diệu luôn nhìn sự sống dưới lăng kính của tình yêu và tuổi trẻ. Nhà thơ dường như đang đắm say, giao hòa cùng vạn vật. Tuy vậy, trong câu thơ vẫn tồn tại cảm giác tiếc nuối  khi nhà thơ cảm nhận được sự úa tàn đang dần nhuốm lên cảnh vật. Đoạn thơ bộc lộ quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu. Đó là quan niệm nhân sinh tích cực rằng cuộc sống trên trần thế là một thiên đường nới mặt đất. Đó cũng là quan niệm thẩm mỹ mới mẻ khi chuẩn mực của mọi cái đẹp trên thế gian là con người chứ không phải thiên nhiên. Về  nghệ thuật, bài thơ sử dụng những từ ngữ giàu sức biểu cảm. Các biện pháp tu từ được sử dụng  linh hoạt. Về nội dung, trước hết Xuân Diệu đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Qua đó gửi gắm một quan niệm nhân sinh tích cực. Cuộc sống nơi trần thê chính là thiên đường trên mặt đất. Hạnh phúc, tình yêu, sự sống nằm ngay trong tầm tay với.

Bài thơ “Vội vàng” là một trong những thi phẩm mang đậm dấu ấn của Xuân Diệu. Mỗi câu thơ đều chứa đựng tình yêu trần thế tha thiết. Không chỉ vậy, quan niệm sống tích cực được gửi gắm qua 13 câu thơ đầu của Xuân Diệu cũng là lời nhắc nhở mọi người. Rằng hãy trân trọng và tận hưởng tất cả vẻ đẹp của cuộc sống bởi thiên nhiên không tươi đẹp mãi mĩ mà sẽ đến lúc úa tàn.

Phạm Ngọc Khuê

Lớp 11S3 – Trường THPT Kim Liên, Hà Nội

Bài viết liên quan