Phân tích bài Căn nhà tranh bị gió thu phá nát của Đỗ Phủ để thấy chứa chan tình yêu thương con người bất hạnh của nhà thơ


Phân tích bài Căn nhà tranh bị gió thu phá nát của Đỗ Phủ để thấy chứa chan tình yêu thương con người bất hạnh của nhà thơ

Mở bài Phân tích bài Căn nhà tranh bị gió thu phá nát

Khi nói đến những nỗi khổ bất hạnh mà con người phải chịu trong thời xã hội phong kiến không thể không nhắc đến nhà thơ nổi tiếng thời Đường, nhà thơ Đỗ Phủ. Thơ của ông chính là  bức tranh chân thực của cuộc sống phong kiến lúc bấy giờ, những mảnh đời cơ cực, bần hàn và những mong ước có cuộc sống yên bình và bình dị. Tác phẩm “căn nhà tranh bị gió thu phá nát” là  tác phẩm nổi tiếng của ông viết về những sự khổ cực đó

Thân bài: Phân tích bài Căn nhà tranh bị gió thu phá nát

Tác giả đã phải sống trong hoàn cảnh nghèo khó, khổ cực, cuộc sống gia đình thiếu thốn về vật chất, ông phải sống trong cái nhà tre bên cạnh suối, chính vì vậy nhà thơ đã viết ra bài ‘căn nhà tranh bị gió thu phá nát” khi ông nếm trải biết bao nhiêu cay đắng, khổ sở mà ông đã trải qua.

Ngay từ đoạn đầu tác giả đã miêu tả sự khốc liệt của trận cuồng phong tháng tám:

Tháng tám, thu cao, gió thét già,

Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta

Tranh bay sang sông rải khắp bờ

Mảnh cao treo trót ngọn rừng xa

>> Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh

Mảnh thấp quay lộn vào mương xa.

Trẻ em thôn nam khinh ta già không sức,

Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,

Cướp tranh đi tuốt vào lũy tre

Môi khô miệng cháy gào chẳng được,

Quay về, chống gậy lòng ấm ức!

Qua đoạn thơ cho thấy được sự tàn khốc của gió đối với ngôi nhà tranh, lật tung mái nhà tranh nghèo của nhà thơ, mái bay mất đã không nhặt được lại còn bị những đứa trẻ ăn cướp đi mất mà bất lực không làm gì được. Một bức tranh thiên nhiên tàn khốc, tuổi già sức yếu “môi khô” “miệng cháy” không thể gào lấy lại những miếng tranh bị bay đi được, ông đành bất lực mà nhìn. Thể hiện một xã hội tàn khốc thời oạn lạc khiến cho người đọc cảm thấy xót xa không kìm nổi cảm xúc.

Không chỉ vậy tác giả còn nói thêm sự khốn khổ thiếu thốn vật chất trong ngôi nhà của mình, sau những cơn trận cuồng phong trong ngôi nhà thật đơn sơ, có chiếc giường, chiếc chăn rách nát, với mái nhà nhiều chỗ dột những hạt mưa thay nhau rơi xuống mà không có cái gì che:

Giây lát, gió lặng, mây tối mực,

Trời thu mịt mịt đêm đen đặc.

Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt,

Con nằm xấu nết đạp lót nát

Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu

Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt

Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê

>> Xem thêm:  Phân tích 5 câu thơ cuối bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Đêm dài ướt át sao cho trót?

 Một tình cảnh đáng thương khi nhà không có gì đáng giá, có mền vải rách nát đắp mà như không đắp, vất vả với bày con nheo nhóc, chúng ngủ đạp cả tấm lót đã nát rồi, trong hoàn cảnh như vậy, một người bình thường đã phát tác, đổ lỗi cho số phận, nhưng tác giả thì không, nhà thơ chấp nhận không oán thán. Cảnh mưa gió như vậy làm cho nhà thơ thêm thương vợ thương con và thương cho chính bản thân mình.

“Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê”

Đêm dài ướt át sao cho trót

Nói lên được một con người tài giỏi nhưng về già lại sống trong một gia cảnh bần cùng, lận đật, cái nghèo nó cứ bám lấy. Trong khi đất nước thì đang trong thời kì loạn lạc

Khi sống như vậy thì con người càng có nhiều ước mong, những mong muốn có một cuộc sống ấm no, hòa bình cho ông và gia đình ông, và cho cả toàn thể nhân dân nghèo:

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan

Gió mưa chẳng núng vững vàng như thạch bàn

Than ôi bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

Riêng lều ta chịu chết rét cũng được.

Đây là khổ mà tác giả thể hiện giàu lòng nhân đạo sâu sắc, cao cả, vị tha của một nhà thơ trữ tình giành cho những “kẻ sĩ nghèo”. Niềm mong muốn ao ước có một ngôi nhà rộng “muôn ngàn gian” để “che khắp thiên hạ” chỉ một hai câu đó đã thấy sự đồng cảm của ông đối với những người nghèo khổ như ông, một ngôi nhà vững trãi dù cho gió bão đến đâu cũng không đổ được “vững vàng như thạch bàn”. Nhất là câu cuối cùng tác giả khiến ta nghẹn ngào về lòng vị tha.

>> Xem thêm:  Tưởng tượng về một ngày thu Hà Nội

Riêng lều ta chịu chết rét cũng được

Một mình mình chịu để cho nhân dân được sống trong bình yên, sống trong ngôi nhà vững vàng không phải chịu những khổ cực như ông. Ông cam tâm sống như vậy đổi lại nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Với bút pháp hiện thực cũng như tinh thần nhân đạo cao cả của bài thơ “căn nhà tranh bị gió thu phá nát” đã  ảnh hưởng khá sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau. Vượt qua những bất hạnh của bản thân để cho nhân dân được sống trong hòa bình, một khát vọng cao cả của nhà thơ.

Kết luận Phân tích bài Căn nhà tranh bị gió thu phá nát

Bài thơ đã cho người đọc thấy hình ảnh của Trung hoa lúc bấy giờ cùng một hiện thực tàn, và những khát khao, mong ước đơn giản của nhà thơ cũng như của nhân dân trung hoa, thể hiện tấm lòng vị tha bác ái của nhà thơ đối với mọi người muôn nơi.

Bài viết liên quan