Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu


Đề bài: Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu để thấy được những nét đặc sắc trong việc khắc họa bức tranh mùa thu và tâm trạng của người thi sĩ.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ: Bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu vẫn mang đến những cảm xúc mới mẻ, đó là những niềm xôn xao rung động của một cái tôi cô đơn nhưng khát khao giao cảm với đời.

2. Thân bài

– Mở đầu bài thơ, nhà thơ Xuân Diệu đã rất tinh tế trong việc phát hiện và cảm nhận những dấu hiệu của mùa thu

+ Hình ảnh hàng liễu quen thuộc nay trở nên đìu hiu, thấm đượm nỗi buồn đến xót xa mà trong miêu tả của Xuân Diệu là “đứng chịu tang”.

+ Mùa thu tới mang theo khung cảnh buồn nhưng đầy lãng mạn với sắc vàng bao phủ lên cảnh vật “Với áo mơ phai dệt lá vàng”.

– Như một quy luật bất biến của tự nhiên, thu đến các loài cây bắt đầu thay lá gợi cảm giác về sự tàn úa, chia li, khơi dậy những nỗi buồn man mác trong lòng người.

+  Xuân Diệu không sử dụng lượng từ mang ý nghĩa xác định mà dùng cụm từ “hơm một  loài hoa” để gợi ra sự tàn phai của sắc hoa, cụm từ mang đến cho người đọc những cảm nhận ấn tượng về sự phôi pha

+  ‘Rũa” không chỉ gợi ấn tượng về sự tàn úa mà còn cho thấy được sự thay đổi dần dần của cảnh vật.

–> Khổ thơ đã mang đến cho người đọc những cảm nhận nhẹ nhàng, tinh tế nhưng cũng đầy xao xuyến trước bước đi của thời gian. Mùa thu đẹp, lãng mạn đấy nhưng nó cũng mang đến những nỗi buồn man mác cho lòng người.

–  khổ thơ thứ ba, dấu hiệu mùa thu đậm nét hơn, quyết liệt hơn.

+ Hình ảnh vầng trăng thu buồn được nhà thơ cảm nhận như tâm trạng ngẩn ngơ của một nàng thiếu nữ, đó là thứ cảm xúc bâng khuâng, trầm buồn nhưng cũng đầy sâu lắng.

+ “Đã nghe rét mướt luồn trong gió”, câu thơ đã thành công trong việc chuyển đổi cảm giác cho con người,

+ Thu đến không chỉ làm cho cây cối tiêu điều mà cảnh vật cũng vắng lặng, quạnh quẽ hơn “Đã vắng người sang những chuyến đò”.

>> Xem thêm:  Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao viết: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho…". Hãy bình luận ý kiến trên và phân tích một số tác phẩm của Nam Cao để làm sáng tỏ quan điểm nghệ thuật đó

– Đến khổ thơ cuối, nhà thơ Xuân Diệu đã hướng sự chú ý đến sự chia lia trong lòng cảnh vật, những đàn chim bay đi tránh rét, không gian vắng lặng thấm đượm nỗi buồn u uất.

3. Kết bài

Với bài thơ này, thi sĩ Xuân Diệu đã mang đến bao cảm xúc mới mẻ cho người đọc đồng thời đóng góp thêm một thi phẩm có giá trị cho gia tài thơ thu của văn học Việt Nam.

II. Bài tham khảo

Mùa thu là nguồn đề tài bất tận đối với văn chương và cảm hứng sáng tác của thi nhân. Mùa thu đi vào trong thơ với những dáng hình, cảm xúc vô cùng đa dạng, mùa thu có thể gợi ra những nỗi buồn man mác, những xúc động và phút giây xao xuyến của sự chia li. Được chắp bút từ nguồn đề tài ngỡ như vô cùng quen thuộc ấy, bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu vẫn mang đến những cảm xúc mới mẻ, đó là những niềm xôn xao rung động của một cái tôi cô đơn nhưng khát khao giao cảm với đời.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Xuân Diệu đã rất tinh tế trong việc phát hiện và cảm nhận những dấu hiệu của mùa thu:

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

Đây mùa thu tới mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng”

phan tich bai tho day mua thu toi cua xuan dieu - Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu
Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu

Cùng cảm nhận về mùa thu nhưng nếu nhà thơ Hữu Thỉnh cảm nhận dấu hiệu sang thu qua sự vận động của mùi hương, âm thanh, nhịp điệu chảy trôi của dòng sông, đám mây thì nhà thơ Xuân Diệu lại cảm nhận qua giác quan đầy tinh tế. Hình ảnh hàng liễu quen thuộc nay trở nên đìu hiu, thấm đượm nỗi buồn đến xót xa mà trong miêu tả của Xuân Diệu là “đứng chịu tang”.

Hàng liễu đi vào trong thơ văn với vẻ đẹp nhẹ nhàng, mĩ miều như nàng thiếu nữ trong độ tuổi vừa tròn xuân. Hàng liễu trong thơ Xuân Diệu vẫn đẹp như vậy, mỏng manh như vậy nhưng lại mang một nét đẹp trầm buồn đầy lãng mạn. Những cành liễu buôn xuống hồ giống như mái tóc dài mượt của người con gái, nó cũng giống như những giọt lệ rơi xuống từ đôi mắt buồn của người thiếu nữ ấy. “Đây mùa thu tới mùa thu tới”, câu thơ như lời reo vàng vừa ngỡ ngàng vừa phấn khích. Mùa thu tới mang theo khung cảnh buồn nhưng đầy lãng mạn với sắc vàng bao phủ lên cảnh vật “Với áo mơ phai dệt lá vàng”.

>> Xem thêm:  Hãy phân tích những đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu tù ở đoạn thơ sau trong bài thơ Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh

Như một quy luật bất biến của tự nhiên, thu đến các loài cây bắt đầu thay lá gợi cảm giác về sự tàn úa, chia li, khơi dậy những nỗi buồn man mác trong lòng người. Nhà thơ Xuân Diệu đã cảm nhận mùa thu qua từng màu hoa, tán lá:

“Hơn một loài hoa  đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh

Những luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”

Cái hay của câu thơ “Hơn một loài hoa đã rụng cành” ở chỗ nhà thơ Xuân Diệu không sử dụng lượng từ mang ý nghĩa xác định mà dùng cụm từ “hơm một  loài hoa” để gợi ra sự tàn phai của sắc hoa, cụm từ mang đến cho người đọc những cảm nhận ấn tượng về sự phôi pha trong khoảnh khắc, hơn một ấy có thể là là một vài nhưng cũng có thể chỉ số lượng nhiều không thể xác định.

Hoa không chỉ là cái đẹp mà còn là biểu hiện của sự sống sinh sôi. Mùa thu đến mang đi những cánh hoa rực rỡ của ngày hè đã gây ra những xao xuyến, tiếc nuối mơ hồ trong lòng người. Sắc hoa rực rỡ dần phai tàn, thau vào đó là sắc vàng úa của những cành cây khẳng khiu.  Sự chuyển biến, thay đổi của cảnh vật được nhà thơ thể hiện đầy tinh tế qua động từ “rũa”. ‘Rũa” không chỉ gợi ấn tượng về sự tàn úa mà còn cho thấy được sự thay đổi dần dần của cảnh vật.

Khổ thơ đã mang đến cho người đọc những cảm nhận nhẹ nhàng, tinh tế nhưng cũng đầy xao xuyến trước bước đi của thời gian. Mùa thu đẹp, lãng mạn đấy nhưng nó cũng mang đến những nỗi buồn man mác cho lòng người.

>> Xem thêm:  Hãy nói lên những suy tưởng của mình về thân phận những con người sống chết với biển cả mà nhà thơ Victo Huygô đã gợi lên trong hai câu thơ: "Thân dưới nước, tên chìm trong ký ức. Dòng thời gian tô thêm đậm bóng đen" (Đêm đại dương)

Trong hai câu thơ đầu, mùa thu đến thật nhẹ nhàng với những vận động, thay đổi nhỏ thì đến khổ thơ thứ ba, dấu hiệu mùa thu đậm nét hơn, quyết liệt hơn.

“Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ

Non xa khởi sự nhạt sương mờ

Đã nghe rét mướt luồn trong gióp

Đã vắng người sang những chuyến đò”

Hình ảnh vầng trăng thu buồn được nhà thơ cảm nhận như tâm trạng ngẩn ngơ của một nàng thiếu nữ, đó là thứ cảm xúc bâng khuâng, trầm buồn nhưng cũng đầy sâu lắng.  Cái mờ ảo của sương mù làm cho cảnh vật trở nên mờ nhạt, mơ hồ. “Đã nghe rét mướt luồn trong gió”, câu thơ đã thành công trong việc chuyển đổi cảm giác cho con người, nếu như những dấu hiệu mùa thu trước đó chỉ có thể cảm nhận bằng thị giác, bằng sự rung động của tâm hồn mà được cảm nhận trực tiếp bằng cảm giác khiến cho hơi lạnh trở nên thật gần gũi, chân thật. Thu đến không chỉ làm cho cây cối tiêu điều mà cảnh vật cũng vắng lặng, quạnh quẽ hơn “Đã vắng người sang những chuyến đò”.

“Mây vẩn từng không, chim bay đi

Khí trời u uất hận chia li

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì”

Đến khổ thơ cuối, nhà thơ Xuân Diệu đã hướng sự chú ý đến sự chia lia trong lòng cảnh vật, những đàn chim bay đi tránh rét, không gian vắng lặng thấm đượm nỗi buồn u uất. Cùng với những biến chuyển của cảnh vật là sự tĩnh lặng, sầu thương trong lòng người “ Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói”. Cô gái ngồi tựa cửa hướng cái nhìn xa xăm vào cõi vô vọng.

Bài thơ kết thúc trong hình ảnh người thiếu nữ buồn không nói đã mang đến cảm nhận sâu sắc về sự nghiệt ngã của thời gian. Thu đến mang theo những nỗi buồn man mác nhưng cũng nhanh chóng qua đi nhường choc ho mùa đông giá rét chuẩn bị ập về. Với bài thơ này, thi sĩ Xuân Diệu đã mang đến bao cảm xúc mới mẻ cho người đọc đồng thời đóng góp thêm một thi phẩm có giá trị cho gia tài thơ thu của văn học Việt Nam.

Bài viết liên quan